Uganda đóng cửa trường học do Mark Zuckerberg và Bill Gates tài trợ

Biểu tình đòi mở cửa các trường học của BIA ở Uganda.
Biểu tình đòi mở cửa các trường học của BIA ở Uganda.
(PLO) - Mới đây, Chính phủ Uganda đã ra lệnh đóng toàn bộ 63 trường học nhận tài trợ từ tỷ phú Bill Gates- nhà sáng lập Microsoft và Mark Zuckerberg - ông chủ mạng xã hội Facebook.Yêu cầu đóng cửa vì không đạt tiêu chuẩn

Theo CNN, một tòa án tối cao Uganda nói rằng những ngôi trường thuộc Hệ thống giáo dục Cầu nối Quốc tế (Bridge International Academies – BIA) nhận tài trợ bởi những người như Bill Gates, Mark Zuckerberg là mất vệ sinh và không đủ tiêu chuẩn, đồng thời ra lệnh đóng cửa những trường học này vào tháng 12 tới đây vì nó không đạt những tiêu chuẩn quốc gia của Uganda, gây ảnh hưởng đến “cuộc sống và sự an toàn” của 12.000 học sinh. 

Theo phán quyết của tòa án, các trường học thuộc chuỗi Học viện Cầu nối Quốc tế (BIA) phải đóng cửa từ ngày 08/12, sau khi các học sinh thi học kỳ xong. 

Giám đốc Tiêu chuẩn Giáo dục của Uganda Huzaifa Mutazindwa, nói với CNN rằng, các trường mẫu giáo, tiểu học của BIA không hề được cấp giấy phép hoạt động, các giáo viên ở đây thiếu bằng cấp, không đủ điều kiện giảng dạy và giáo án về chương trình giảng dạy chưa được kiểm tra, phê duyệt. “Bộ không hề biết học sinh ở những ngôi trường này được giảng dạy những gì, trong khi đó đây là việc Chính phủ quan tâm”, Giám đốc Huzaifa Mutazindwa nói. 

Một số người khác đồng tình đóng cửa các trường BIA cũng trích cho rằng phương pháp giáo dục của BIA là không minh bạch, rằng cách giảng dạy của họ được tiêu chuẩn hóa và theo bài giảng sẵn có.

Về phần mình, BIA - hệ thống giáo dục với hơn 400 trường mẫu giáo và tiểu học trên toàn châu Phi - đã lên tiếng phủ nhận những cáo buộc từ Chính phủ Uganda. “Có rất nhiều hiểu lầm và rất nhiều lời buộc tội vô căn cứ vô cùng nghiêm trọng. Chúng tôi muốn có cơ hội để giải thích… nhưng phía Chính phủ Uganda không cho chúng tôi cơ hội và cũng không muốn nghe chúng tôi giải thích”, Giám đốc BIA tại Uganda, ông Andrew White, nói với CNN, “Sự tồn tại của BIA là để đáp ứng nhu cầu của hàng trăm hàng ngàn phụ huynh muốn cho con em đi học nhưng không tìm được trường học thích hợp vừa với túi tiền của họ”. 

Bị cáo buộc thu lợi nhuận từ người nghèo

Trước tình hình trên, một số nhóm vận động giáo dục quốc tế cũng đồng tình với quyết định của Chính phủ Uganda về việc đóng cửa các trường học của BIA. Ông Camilla Croso, Giám đốc Chiến dịch Toàn cầu vì Giáo dục (Global Campaign for Education – GCE) nói với CNN rằng, “Trên thực tế, những chương trình do BIA thực hiện không có gì sai trái. Tại cơ sở giáo dục của họ, mỗi phòng học đều được trang bị một chiếc máy tính bảng với giáo án chuẩn hoá.

Tuy nhiên, giáo viên chỉ cần làm đúng các yêu cầu có trong tài liệu mà không bao giờ tự mình ứng biến hay sáng tạo thêm bất cứ nội dung mới nào hết. Trên hết, giáo viên cần phải hiểu những gì mình giảng dạy và tự mình điều khiển bài học. Giáo dục thì không có tiêu chuẩn về những điều như tranh luận, suy nghĩ hay trao đổi bài”.

Ngoài ra, đa phần giáo viên của BIA không hề hiểu những gì mình đang giảng dạy, không thể truyền tải đầy đủ kiến thức cho học sinh tại trường. “Giáo dục không thể tiến hành chuẩn hóa một cách máy móc như vậy được. Một nền giáo dục toàn diện cần bao gồm cả việc tranh luận, phân tích và trao đổi ý kiến cá nhân”, ông Croso nói. “Do đó, chính phủ cần phải gia tăng thêm trách nhiệm của mình, đảm bảo đưa được nguồn lực nâng cao chất lượng giáo dục”.

Bên cạnh đó, mô hình giáo dục của BIA cũng bị chỉ trích vì đã tạo sự ngăn cách giàu nghèo giữa các em học sinh. 

BIA phản biện 

Trước hoàn cảnh trên, BIA đã ra một tuyên bố, đề xuất ra 8 cáo buộc mà Chính phủ Uganda nói về những hoạt động của họ.  BIA nói rằng các trường đều giảng dạy theo tiêu chuẩn giảng dạy của Uganda và tất cả các trường đều có điều kiện vệ sinh tốt, không những thế phần lớn giáo viên đều có giấy chứng nhận và được đăng ký hoạt động giảng dạy. Ngoài ra, những giáo viên không được xác nhận và đăng ký hoạt động sẽ được tham gia vào khóa đào tạo tại chức. 

Khi phóng viên CNN hỏi về lý do tại sao chính phủ lại đưa ra những cáo buộc này nếu điều đó không phải là sự thật, ông Andrew White nói rằng, “Chúng tôi cảm thấy rõ ràng rằng đã có rất nhiều áp lực nhằm khiến người ta có cái nhìn tiêu cực về hệ thống trường học của BIA. Tôi cũng không nghĩ hệ thống giáo dục BIA đe dọa đến chính phủ, chỉ là tôi nghi ngờ rằng đã có những nhóm vận động hành lang đang cố gắng khiến cho chính phủ và Bộ Giáo dục nước này cảm thấy họ bị đe dọa bởi chúng tôi”, ông White nói. 

Đáp lại lời chỉ trích, BIA lập luận rằng, mục tiêu của BIA là cung cấp một sự lựa chọn khác cho các học sinh nghèo trên địa bàn Uganda với mức học phí chỉ mất 6 USD/tháng mà không phải là những trường học của nhà nước với mức học phí đắt đỏ.

“Sự tồn tại của BIA là để đáp ứng nhu cầu của hàng trăm ngàn phụ huynh, những người hiện không có sự lựa chọn về ngôi trường thích hợp cho con em họ. Do vậy, hệ thống trường học của BIA là để cố gắng và giúp đỡ người dân và hỗ trợ chính phủ giải quyết vấn đề giáo dục bằng cách tạo ra những giải pháp sáng tạo, chi phí thấp. 6 USD/tháng là một số tiền tương đối nhỏ với một số gia đình, nhưng với người nghèo thì đó là số tiền đáng kể. Trong khi đó, hiện nay BIA lại giải quyết được vấn đề này, cung cấp cho các phụ huynh có con em đi học một dịch vụ hiệu quả và giá cả học phí lại phải chăng. 

Ông White nói rằng, “Không giống những gia đình có điều kiện, những người nghèo luôn phải tính toán chi tiêu với số tiền ít ỏi mà họ kiếm được. Họ cũng rất ngạc nhiên và vui mừng khi lần đầu tiên thấy các con muốn được đi học, tích cực làm bài tập về nhà mỗi ngày”. 

Ở Uganda thì BIA vẫn chưa đánh giá được hiệu quả  của mình, nhưng khảo sát tại Kenya cho thấy rằng, học sinh của BIA biết đọc biết viết và đọc sách tốt hơn những bạn đồng trang lứa nhưng học tại các trường công lập của nhà nước. “Chúng tôi có hồ sơ theo dõi thành tích học hập của các em học sinh. Mô hình này cũng được áp dụng ở Uganda và  chúng tôi cũng rất kỳ vọng vào năm 2017, mô hình này sẽ đạt hiệu quả vượt trội”, ông White cho biết. 

Chương trình giáo án của BIA hoàn toàn dựa trên giáo án tiêu chuẩn từ Uganda. Hệ thống giáo án chuẩn hóa này nhằm phục vụ cho việc tạo dựng nền giáo dục toàn diện hơn cho các em học sinh đang theo học ở trường.Việc BIA áp dụng công nghệ trong giáo dục chỉ để hỗ trợ giáo viên trong việc giảng dạy và không tin rằng, công nghệ có thể thay thế giáo viên. Không chỉ thế, chúng tôi đã chi hàng triệu USD để đảm bảo giáo viên đều có bằng cấp và chứng chỉ đầy đủ, để có những phương pháp và kỹ năng giảng dạy, cung cấp cho học sinh một nền giáo dục tốt nhất. 

Ngoài ra, ông White nói thêm rằng, những nhóm vận động hành lang chống lại BIA hãy đến và tham gia vào mô hình giảng dạy và học tập của BIA, họ sẽ thấy được sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, sự bình đẳng giữa các em học sinh và không hề có sự phân biệt giàu nghèo ở đây. 

Nhà đồng sáng lập nên BIA Shannon May cũng giải thích với CNN về vấn đề đóng học phí và tiền đó được sử dụng như thế nào. “Tất cả học phí của các em được chi tiêu nhằm hỗ trợ cho hoạt động học tập ở các trường học. Không chỉ thế, BIA còn đầu tư thêm hơn 100 triệu USD vào phát triển công nghệ, nghiên cứu giáo dục, chi phí đầu tư cho các trường… tất cả những chi phí cho các hoạt động này đều lớn hơn so với số tiền mà các em đóng góp”. 

Được biết, cuộc tranh luận hiện vẫn đang tiếp tục ở Uganda cho đến khi phiên tòa cuối cùng diễn ra vào tháng 12 tới đây. Ông White nói rằng BIA mong muốn các phụ huynh cam kết vẫn để học sinh tiếp tục học tập tại các trường học của BIA trong thời gian ngắn nữa. “Những gì chúng tôi đang làm ở Uganda là hoàn toàn tích cực.

Chúng tôi nhận thấy rõ những hiệu quả của các trường học thuộc BIA và khẳng định chúng tôi sẽ tiếp tục làm mọi việc chúng tôi đang và có thể làm và bất kỳ điều trong khả năng của chúng tôi để đảm bảo hệ thống giáo dục của BIA vẫn tiếp tục hoạt động, hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn muốn được đến trường”. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.