Tuyệt kỹ roi Thuận Truyền, quyền An Thái

Nghệ nhân Nguyễn Thị Thuận biểu diễn nhạc võ Tây Sơn
Nghệ nhân Nguyễn Thị Thuận biểu diễn nhạc võ Tây Sơn
(PLO) - Nhân dịp Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ VI diễn ra tại Bình Định từ ngày 2- 4/8/2016, Báo PLVN giới thiệu bài viết về Làng võ Thuận Truyền nổi tiếng đất Tây Sơn từng đi vào thành ngữ dân gian “Roi Thuận Truyền, quyền An Thái”.

Huyền thoại một làng võ 

Không biết người sáng lập ra roi Thuận Truyền là ai, nhưng võ sư Hồ Nhu được xem như một vị sư tổ. Ông sinh năm 1891, cha là một võ quan triều Nguyễn, mẹ người Huế, cũng là con nhà võ. Một lần do bị bức hiếp, Hồ Nhu đã đánh trả con trai một ông Hương kiểm trong làng. Ông Hương Kiểm xách gậy đi tìm, đòi đánh Hồ Nhu. Mẹ ông đã giở ngay cán cuốc đánh ngược lên một thế. Vậy là cái gậy trong tay Hương Kiểm bay vù ra tận ngõ.

Từ đó, Hồ Nhu bắt đầu theo mẹ luyện võ. Nhưng theo võ sư Hồ Sừng, hồi bé, võ sư Hồ Nhu chưa từng được mẹ dạy võ. Ông phải tìm học ở nhiều ông thầy khác, như học roi của Ba Đề, học nội công của Đội Sẻ, tiếp đến học roi của Hồ Khiêm và theo Quách Tấn - Quách Tạo thì ông còn được một tiến sĩ võ truyền dạy thêm nhiều tinh hoa võ nghệ. Khi đường roi đã cứng cáp vì kết hợp tinh hoa của nhiều thầy, mẹ ông mới truyền thêm các tuyệt chiêu gia truyền. Đường roi của ông ngày càng trở nên thiên biến vạn hóa, sâu hiểm khôn lường. 

Khoảng năm 1932, tiếng tăm ông Hồ Nhu vang dội khắp các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, học trò đến thọ giáo rất đông. Thậm chí khi đã quá  80 tuổi, võ sư Hồ Nhu vẫn còn múa roi, đường roi vẫn hào hoa, mạnh mẽ và đầy uy lực.

Con trai mất sớm, ông truyền nghề cho cháu nội là võ sư Hồ Sừng. Võ sư Hồ Sừng kể: “Bao giờ thâu nhận học trò, ông tôi cũng thử trước rồi dạy sau. Học trò ông sau này nổi danh như Mười Mỹ, Đinh Văn Tuấn, Năm Tạo, Sáu Được... đều đã có danh khắp bốn phương”. 

Đường roi Thuận Truyền

Roi là một loại binh khí tiêu biểu của võ Ta. Roi làm bằng gỗ dẻo, mây già hoặc tre đặc, to nhỏ tùy theo bàn tay người sử dụng. Nhiều võ đường ở Bình Định rất giỏi về roi như: Lâm Ngọc Phú, Bửu Thắng (An Nhơn); Hà Trọng Sơn, Phi Long Vịnh và phái võ ở chùa Long Phước (Tuy Phước); Phan Thọ (Tây Sơn)…

Sư phụ của võ sư Hồ Nhu là Hồ Khiêm có đường roi tuyệt chiêu gọi là “lạc côn”. Các chiêu thức như: “đâm so đũa”, “roi đánh nghịch”, “đá văng roi”, “phá vây”, “roi chiến”… đều là những tuyệt chiêu bí truyền của võ Ta – võ Bình Định. 

Một bài roi gồm hai phần: lời thiệu và động tác. Lời thiệu thường là thể thơ, ca dao dân gian… Động tác là các đòn thế tấn công và phòng thủ theo các phách cơ bản như: bát, bắt, triệt, chận (nặng về thủ để triệt phá các đòn tấn công của đối phương); hoành, khắc, lắc, tém (vừa thủ vừa công). Thủ ở đây không có nghĩa thụ động, mà phải dùng các phách hợp lý để triệt tiêu đòn tấn công đối phương rồi ra đòn tiêu diệt đối phương. Hay có thể giả vờ trá bại, dụ đối phương vào thế.

Có lúc phải dùng trừ công để thủ tức là khi đã trừ được các đòn tấn công của đối phương, phải thủ cho kín chặt, không cho đối phương ra đòn tấn công tiếp, rồi phán đoán nhanh xem đối phương phản ứng để có đối sách... Mỗi môn phái ở Bình Định có các đòn roi bí truyền nhưng đường roi Thuận Truyền vang danh nhất...

Những tuyệt kỹ võ Ta

Theo sử sách ghi lại, làng An Vinh trước năm 1945 rất trù phú, dân cư đông đúc, nằm trải dài theo bờ bắc sông Côn. An Vinh thuở ấy thuộc xã Bình An, huyện Bình Khê (Gia Lai) nay thuộc về xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn. Dân ở đây sống bằng nghề làm ruộng là chính, một số làm nghề buôn bán nhỏ, chài lưới, làm đậu miếng và dệt lụa…

Trước và sau năm 1945, An Vinh xuất hiện rất nhiều võ sư có tên tuổi như Hương mục Ngạc, Cai Bảy (Cai Kềnh), Hương kiểm Cáo, Kiểm Mỹ, Hộ Hải, Hai Điển, Chín Đỗ... Đó là những viên chức làng xã dưới thời phong kiến. Những võ sư rất tinh thông võ nghệ, có sức mạnh hơn người, một mình có thể địch hàng chục, hàng trăm người như Cai Bảy, Hương kiểm Cáo hoặc sử dụng thành thạo đến mười tám món binh khí như Chín Đỗ. Những năm từ 1960 trở đi, một võ sư tên tuổi là Nguyễn Kim Bảng, là người kế thừa phái võ An Vinh đã nổi danh ở Gia Lai, Kon Tum và đã mở nhiều võ đường thu hút hàng trăm võ sinh thuộc nhiều dân tộc khác nhau. 

Phía bắc làng An Vinh là làng Thuận Truyền, thuộc xã Bình Thuận, huyện Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn), chỉ cách làng An Vinh chừng 5-6 km, nổi tiếng về môn võ dùng roi. Roi Thuận Truyền gắn liền với quyền An Vinh. Làng Thuận Truyền phần lớn ở vùng đất đất núi đồi, người dân sống lam lũ với nghề nông, nghề làm vườn rừng bốn mùa khoai sắn. Đất đai ở đây cằn cỗi, dân cư thưa thớt.

Sư tổ của làng roi ở đây phải kể đến võ sư Hồ Ngạnh. Đường roi của ông Hồ Ngạnh thiên biến vạn hóa, hiểm hóc khôn lường. Một khi địch thủ đã lâm vào thế roi vây bủa của ông, chỉ nghe tiếng vù vù cũng đủ khiếp nhược tinh thần. 

Bên kia sông Côn là làng An Thái nằm trải dài đến vài cây số. An Thái xưa nay vẫn thuộc xã Nhơn Phúc của huyện An Nhơn, là một thị tứ nho nhỏ thơ mộng, quyến rũ và cổ kính. Phố xá nhỏ hẹp, cũ kỹ, nhà cửa phủ rêu phong phảng phất một Hội An thu nhỏ. An Thái ngày trước giống như một trung tâm huấn luyện võ thuật truyền thống thuộc phái võ Tàu. Thầy giáo Hiến từng đến đây mở trường dạy học và đã đươc Tây Sơn Tam kiệt đến xin thọ giáo.

Nhân dân An Thái vốn có truyền thống thượng võ và rất mê võ thuật. Nhà giàu có thì thuê thầy võ đến truyền dạy cho con cháu, nhà nghèo cũng phải tìm cách gửi gắm cho võ sư nào đó võ vẽ năm ba đường côn, bài quyền. Người Bình Định nói rằng, đã làm “trai An Thái” thì phải biết võ. Võ sư Tàu Sáu là người nổi tiếng nhất ở làng võ An Thái thời ấy.

Sau này, An Thái đã phân ra nhiều chi phái nhỏ hơn, có phái lại học cả võ Ta lẫn võ Tàu. Hiện nay, ở An Thái có đến bốn lò võ lớn là lò võ Bình Sơn, Hải Sơn, Quách Cang (tức phái Tàu Sáu) và Hồ Hoành. Trong đó võ Bình Sơn có số lượng môn sinh đông nhất.

Nói đến môn phái võ Ta phải kể đến các làng võ như An Vinh, Thuận Truyền, An Thái, một thời đã là cái nôi của môn võ thuật Bình Định từng làm rạng danh đất Tây Sơn lịch sử. Lão võ sư Lâm Ngọc Phú, chưởng môn võ đường Bình Sơn, kể rằng: “Ngày xưa, vùng đất này thường hay tổ chức Hội đổ giàn, cướp heo quay. Đó là dịp để những người học võ, những lò võ, những làng võ thi thố tài năng với nhau, lễ vật cướp được không lớn nhưng đó là danh dự, uy tín của người học võ…”.

Ngày xưa, người học võ là học cả đời, có người theo học võ từ khi tóc còn để chỏm cho đến khi lấy vợ, sinh con mà vẫn còn học. Lão võ sư Phan Thọ, hiện đang ở xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, học võ từ thuở thiếu niên, đến khi lập gia đình, vợ ông còn tiếp tục bán 2 con bò để lấy tiền cho ông “tầm sư học võ”.

Hiện nay, các lò võ ở An Vinh, An Thái, Bình Nghi vẫn còn mở lớp dạy võ cho thanh thiếu niên trong vùng và các vùng lân cận. Theo võ sư Lâm Ngọc Phú, thì: “Bây giờ thanh thiếu niên học võ theo kiểu “cấp tốc”, học cho có miếng để tự vệ, phòng thân chứ không khổ luyện như lớp cha anh ngày trước...”. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.