“Tự thú” của những học viên trường cai nghiện game

“Tự thú” của những học viên trường cai nghiện game
(PLO) - Họ đã từng nghĩ sẽ chết nếu không được chơi game. Họ đã từng đánh đổi sức khỏe của mình cho thế giới ảo. Những câu chuyện kinh hoàng, của những ký ức kinh hoàng của những kẻ nghiện game...
Tàn tạ vì game
“Có lúc em đã từng nghĩ nếu không được chơi game mình sẽ chết. Em thức thâu đêm “cày” game, ngày đến lớp nằm ngủ vật vờ trên bàn, giờ mới hiểu tác hại của game và càng cảm thấy có lỗi với gia đình”, lời tâm sự của Hoàng Kiều Linh (16 tuổi, quê Hà Nội), học viên Trường Phổ trông Nội trú - Viện nghiên cứu phát triển võ Việt Nam và thể thao (quận Thủ Đức, TP.HCM).Để cai nghiện game, Linh phải chuyển từ Hà Nội vào TP.HCM. Kể về quá trình nghiện game, cô cho hay bắt đầu vào cấp Ba, ở nhà sẵn máy tính nên ngồi mày mò, vào game chơi thử, ai ngờ càng chơi càng nghiện.
Linh thường chơi buổi đêm tránh để bố mẹ phát hiện. Ngày nào đến lớp em cũng nằm gục luôn trên bàn “ngủ bù” cả đêm thức trắng, nhiều bữa trốn học ra quán nét chơi tiếp. Linh nhớ lại thời gian đó: “Em không học, không làm bài, không thiết ăn uống, chỉ mong chơi game”. 
Từ khi chơi game, kết quả học tập rớt thảm hại, sức khoẻ yếu dần, người gầy nhom, mặt hốc hác, bố mẹ lúc ấy mới biết chuyện, nặng nhẹ khuyên nhủ thế nào cũng thất bại. Không còn cách nào khác, bố mẹ đành đưa con gái vào một trường nội trú ở Bắc Ninh để không còn cơ hội tiếp xúc với internet. Vào trường được một tháng, suy nghĩ lại quãng thời gian trước, hiểu ra game chỉ là trò vô bổ, cô bé xin bố mẹ cho vào học trong ngôi trường đặc biệt ở TP.HCM, quyết đoạn tuyệt với game.
Một học viên khác là Võ Minh Kiên (15 tuổi, ngụ quận Gò Vấp), dáng người nhỏ thó, mới được đưa vào trường ba tuần nay. Kiên thuật lại: “Mẹ không hề nói trước mà chỉ bảo em lên xe chở đi. Khi vào đây em mới biết mẹ cho tới nơi cai nghiện game”. 
Kiên nghiện game đã hai năm. Mỗi ngày được ba mẹ cho 50 ngàn tiêu vặt, em chỉ ăn vài thứ rẻ tiền, dành chơi game. Khi ba mẹ biết chuyện, cấm chơi, cậu bé gằn giọng cãi lại hỗn hào. Kiên bỏ học trên lớp, “trực” quán game, không ăn uống, người ngày một ốm yếu. 
Cậu bé cho hay, mấy ngày đầu mới vào trường, “cơn thèm” game cứ trỗi dậy. May là ở môi trường mới hạn chế internet, các bạn ai cũng vui vẻ hoà đồng, có nhiều hoạt động khác thay thế, nay cậu đã dần quên cảm giác thèm game.
Học viên lớn tuổi nhất trong trường là anh Nguyễn Văn Huy (ngụ TP. Vũng Tàu). Người đàn ông gày gò, nước da xanh xao, nhìn lụ khụ giống như một cụ già, nhưng chỉ mới hơn 30 tuổi. Anh được đặc cách ở một mình một phòng, phần vì chênh lệch tuổi tác với các học viên khác, quan trọng hơn vì anh nghiện game mức nặng, các thầy cô muốn anh có thời gian bình tâm suy nghĩ lại. 
Huy từng du học Nga nhiều năm liền, từng có công việc ưng ý với mức lương nhiều người mơ ước. Rồi anh nghiện game, mỗi ngày dành đến… 20 tiếng để chơi, bỏ việc, bỏ tất cả. Mỗi khi xin tiền chơi game mà mẹ không cho, anh lại ra tay đánh bố mẹ, doạ đốt nhà. Thạc sĩ Phạm Quang Long (Chủ tịch viên, người sáng lập trường) nhớ lại: “Lúc mới được đưa đến đây, tôi giật mình trước vẻ bề ngoài của Huy. Mái tóc dài quá vai, mặt xanh xao, mắt lờ đờ, ngỡ như chỉ cần đụng nhẹ anh ấy đã ngã”. Bà mẹ kể con trai chơi game cả ngày lẫn đêm, không thiết đến ăn uống tắm giặt, luôn sống trong thế giới ảo giết chóc súng đạn. “Không ai ngờ game lại khiến một chàng trai tài giỏi, khoẻ mạnh ra nông nỗi như thế”, thạc sĩ Long nhớ lại. 
Nhà trường chú trọng đào tạo văn thể mỹ cho học viên
  Nhà trường chú trọng đào tạo văn thể mỹ cho học viên
Trường “cai nghiện” độc đáo
Ở trung tâm đặc biệt này, mỗi học sinh đều có một hoàn cảnh và mức độ nghiện game khác nhau. Có em từng cầm dao đuổi bố mẹ vì “nhiễm độc” những trò chơi bạo lực trên mạng. Nhận thấy bản chất của các em không hề xấu, không đến mức “bất trị”, cộng thêm sự trăn trở trước hệ luỵ của game online đang làm hư hỏng nhiều người trẻ, thạc sĩ Long đã cùng những cộng sự lập nên Trường Nội trú IVS. Năm 2009 cơ sở đầu tiên được đưa vào hoạt động tại Bắc Ninh, sau đó là cơ sở 2 ở TP.HCM, nằm trong khuôn viên trường Đại học TDTT (quận Thủ Đức). 
Những thanh thiếu niên nghiện game sẽ phải sống trong môi trường như mô hình các trường thiếu sinh quân với đặc điểm tính kỷ luật cao, học cách làm chủ bản thân. Ông Long khẳng định: “Trường không phải là “trại giáo dưỡng thiếu niên hư”, mà là một trường học đúng nghĩa giúp học sinh rèn luyện nhân cách”.
Muốn nhập học, học viên và cả phụ huynh phải trải qua một bài kiểm tra phỏng vấn. Từ kết quả này, các giáo viên sẽ xác định được mức độ nghiện game để xếp lớp. Những học sinh thích game bạo lực, được đánh giá là có năng lượng rất mạnh, nhạy cảm về chuyển động, sẽ được uốn nắn học những kỹ năng của vận động viên. Với những học viên nghiện game thích không khí tụ tập, ăn mặc kỳ dị đầu tóc khác thường, được cho là có khả năng sáng tạo, sẽ được dạy nhiều các môn nghệ thuật. Với những học viên nghiện game trầm trọng khác, trước tiên phải giúp các em thoát ra khỏi trạng thái “ảo”, sau đó được đào tạo bài bản để trở thành những lập trình viên…
Ký túc xá rào sắt kỹ lưỡng ngăn các học viên “vượt ngục” đi chơi game
 
Ký túc xá rào sắt kỹ lưỡng ngăn các học viên “vượt ngục” đi chơi game
Thời gian đầu, học viên và người nhà sẽ phải cắt đứt mọi liên lạc từ điện thoại đến thăm nom. Chỉ đến khi được nhận xét là tính cách ổn định, đi vào khuôn khổ, trường mới cho gặp gia đình. Thạc sĩ Long cho hay: “Mỗi học viên lúc ban đầu có phản ứng khác nhau. Có em thu mình, tuyệt thực, gào thét xem đây là “nhà tù”; có em ngỗ ngược la hét tát bố mẹ ngay giữa phòng giáo vụ; có em đập phá đồ đạc rồi chạy trốn, thầy cô cả trường phải túa ra di tìm…”.
Ngôi trường xây dựng kiểu liên hợp khép kín gồm phòng học, sân tập, ký túc xá, nhà ăn, công viên. Chương trình học đan xen giữa học văn hoá, rèn luyện kỹ năng làm người, và vận động thể chất. Trường rất chú trọng đào tạo văn thể mỹ, võ thuật, qua đó giáo dục uốn nắn các em cách ứng xử. “Võ được sử dụng như là phương pháp hữu hiệu điều trị chứng nghiện game, vừa giúp tăng thể lực, vừa để cân bằng tâm lý”, thạc sĩ Long giải thích. Các môn học đọc sách, âm nhạc, mỹ thuật cũng được chú trọng giúp học viên luôn trong trạng thái phấn chấn, yêu ca hát, từ đó yêu đời, suy nghĩ tích cực. 
Những học viên không làm theo đúng nội quy của nhà trường sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Nếu vi phạm nội quy, sẽ bị áp dụng những biện pháp phạt như đứng tấn, chống đẩy, vào bếp nấu ăn, rửa bát… Vi phạm nặng hơn, học viên sẽ bị vào phòng cấm túc, nếu muốn ra ngoài phải viết được 50 - 100 từ tiếng Anh” 
Thạc sĩ Long cho hay, các em theo học một thời gian thường không chỉ cai nghiện được game, mà có những có biến chuyển nhân cách rõ rệt. Như tâm sự của cô bé Linh: “Em đã biết thương bố mẹ. Các bạn trẻ đừng bao giờ mắc sai lầm như em”./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

“Giang hồ” đóng phim, làm từ thiện: Phần nổi màu mè nhằm che đậy những góc chìm đen tối?

"Thánh chửi" được các fan nhí vây quanh
(PLVN) - Sự việc hiện tượng mạng xã hội Khá "Bảnh" (tức Ngô Bá Khá) bị cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giam khẩn cấp vì nghi án tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề hôm 1/4, suy cho cùng cũng là việc làm không sớm thì muộn. Ngoài Khá Bảnh, đâu đó còn rất nhiều đối tượng gắn mác "Giang hồ 4.0" có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tố cáo khắp nơi, chẳng qua chưa đến lúc bị cơ quan công an... "sờ gáy" mà thôi.

Thầy giáo nhắn tin gạ tình loạt nữ sinh lớp 12

Trường THPT Ngọc Hiển, nơi vừa xảy ra vụ xôn xao thầy giáo trộm đề thi để gạ tình hàng loạt nữ sinh khối 12.
Hội đồng kỷ luật trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) mới ra quyết định kỷ luật với hình thức “buộc thôi việc” đối với ông Phạm Thanh Đ -  giáo viên dạy môn Lý-  Tin học của trường này. Ông Đ được xác định là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp...

U40 mở quán ven đường dụ nam sinh vào kích dục

Nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục tại các quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn Q.12
Đa số nữ tiếp viên tại hàng hoạt quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn đi qua P.An Phú Đông, Q.12 đều trên 40 tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục cho khách là trai trẻ, thậm chí là học sinh, sinh viên.

“Thú vui” phản cảm của người Hà Nội

Thản nhiên giẫm lên hoa.
(PLO) - Cứ mỗi khi thủ đô diễn ra lễ hội là y như rằng ngay sau đó câu chuyện về ý thức người Hà Nội lại làm nóng các diễn đàn. Dường như giẫm đạp, phá hoại vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh, xả rác vào mỗi dịp lễ hội mừng năm mới, triển lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, ngày hội văn hóa… đã trở thành “thú vui” của một bộ phận người đang sống ở Hà Nội?

Chuyện lạ đời: Chồng lập nhang... thờ sống vợ con

Chị M trò chuyện trong một cuộc hội thảo về bạo lực giới
“Tôi cùng con dắt díu nhau đi ở nhờ nhà mẹ chồng. Trước lúc đi, tôi thấy anh ta bốc cát cho vào một bát gốm Phù Lãng, đốt nắm hương to, cắm vào, đem đặt trước cổng nhà và thề không có đứa con nào nữa”, chị Nguyễn Thị M kể.