Một năm Tư pháp "vì dân"

Bỏ quy định cấm hôn nhân đồng giới được đánh giá là “cuộc cách mạng” trong tư duy làm luật. Hình minh họa
Bỏ quy định cấm hôn nhân đồng giới được đánh giá là “cuộc cách mạng” trong tư duy làm luật. Hình minh họa
(PLO) - Có lẽ hiếm năm nào các hoạt động về công tác tư pháp lại được người dân quan tâm theo dõi như 2014, bởi rất nhiều vấn đề thiết thực gắn liền với đời sống dân sinh đã được đem ra thảo luận và quyết định. 
Từ Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) sửa đổi liệu có cho phép kết hôn đồng giới và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến Luật Hộ tịch ra đời thì số phận của Giấy khai sinh, một loại giấy tờ rất có ý nghĩa với cuộc đời của mỗi con người sẽ ra sao…? 
Thay đổi lớn trong tư duy làm luật
Đã lâu rồi mới có một dự luật do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo có nhiều nội dung gây “sốc” dư luận như Luật HN&GĐ sửa đổi. Những vấn đề lớn được đưa ra thảo luận như tuổi kết hôn, việc áp dụng tập quán trong hôn nhân và gia đình, giới tính trong kết hôn, việc xác lập chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, ly thân… đều nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. 
Cho phép hay không cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính? Một luồng quan điểm cho rằng quyền của người đồng tính phải được Nhà nước, xã hội và gia đình tôn trọng, do đó cần bãi bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Luồng quan điểm khác mạnh mẽ không kém khẳng định quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính là không phù hợp với chức năng xã hội của hôn nhân, ảnh hưởng đến truyền thống về hôn nhân và gia đình. Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại với quy định cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ bị lạm dụng. 
Khi Luật HN&GĐ sửa đổi được thông qua, không ít người đồng tính bày tỏ thất vọng vì mong muốn của họ không được đáp ứng triệt để khi Quốc hội chỉ nhất trí bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính chứ chưa xếp họ “một góc chiếu giữa làng”. 
Cũng có người bày tỏ chưa đồng tình khi những vấn đề “nóng” như ly thân lại chưa được luật định. Nhưng rõ ràng, những vấn đề được đưa ra thảo luận trong quá trình soạn thảo Luật HN&GĐ sửa đổi cho thấy sự thay đổi rất lớn trong tư duy của các nhà làm luật, tiếp cận với tư duy làm luật hiện đại trên thế giới, đi thẳng vào những vấn đề “nóng” của xã hội, đồng thời đề cao trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bà mẹ, trẻ em. 
Không phải ngược xuôi lấy giấy tờ
Xuất phát từ những tác động tích cực của mô hình đăng ký khai sinh “3 trong 1” tại một số địa phương, Bộ Tư pháp đề xuất và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án: “Thực hiện liên thông các thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ em dưới 6 tuổi”. 
Nếu như trước đây, sau khi đi đăng ký khai sinh cho con, người dân phải đi lại vài lần, tới các cơ quan khác nhau để làm thủ tục xin cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), đăng ký thường trú thì nay họ chỉ việc tới một nơi là UBND cấp xã để đăng ký khai sinh “3 trong một”. Người có yêu cầu thực hiện liên thông các thủ tục hành chính gồm đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi chỉ nộp hồ sơ một lần và nhận được nhiều kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã và thời gian để giải quyết cũng được rút ngắn đi rất nhiều.
Theo tính toán của Bộ Tư pháp, mô hình một cửa liên thông này được thực hiện trên phạm vi toàn quốc sẽ giúp người dân cắt giảm chi phí lên tới gần 140 tỷ đồng từ việc giảm số lần đi lại cơ quan hành chính và từ việc không phải nộp bản sao Giấy khai sinh. 
Dần quen với Thừa phát lại
Năm 2014, chế định Thừa phát lại được đẩy mạnh thực hiện thí điểm tại 13 địa phương, tạo hiệu ứng rất tích cực trong xã hội, nhất là trong lĩnh vực lập vi bằng. Nếu như trước đây, khi được hỏi Thừa phát lại là ai thì phần lớn người dân đều tỏ rõ sự ngỡ ngàng. 
Thế nhưng, chỉ sau một thời gian thí điểm, Thừa phát lại đã và đang chứng tỏ được rằng mình là “Người bạn đồng hành tin cậy” của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng. Hoạt động của Thừa phát lại đã góp phần tích cực bổ trợ cho hoạt động tư pháp và đáp ứng nhu cầu của người dân về một loại hình dịch vụ pháp lý mới, bước đầu khẳng định được một nghề. 
Bền bỉ “Chung tay góp phần xây dựng nông thôn mới”
Bên cạnh các hoạt động chuyên môn, bước sang năm 2014, phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức xây dựng nông thôn mới” tiếp tục được các tập thể, cá nhân trong Ngành nhiệt tình hưởng ứng. 
Nhiều Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố đã lựa chọn các xã thuộc các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa để chỉ đạo, giúp đỡ trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hỗ trợ tiền, giống, vật nuôi, cây trồng; ủng hộ sách vở, vật dụng thiết yếu… 
Nhiều Sở Tư pháp, đơn vị trong ngành đã chọn các gia đình chính sách, các hộ neo đơn để tặng nhà, tặng tiền, trao “Mái ấm Tư pháp”. Những việc làm tưởng như chỉ là phong trào ấy khi được triển khai bằng nhiệt tâm của những người làm công tác tư pháp đều để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng người dân. 
Nhìn lại một năm có thể thấy, 2014 ngành Tư pháp đã triển khai nhiều chính sách hướng đến người dân. Có những việc đã tạo nên dấu ấn cụ thể, có những việc mới là những khởi đầu. Tuy nhiên, điều chung nhất có thể dễ dàng nhìn thấy đó là ngành Tư pháp đang nỗ lực “vì dân” bằng những chính sách, những việc làm thiết thực, cụ thể. Cũng vì thế, càng ngày, công tác tư pháp càng ăn sâu, bám rễ và được nhân dân tin yêu, quý trọng.

Đọc thêm

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ
(PLVN) - Hòa trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) của cả nước, ngày 04/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp, Đoàn cơ sở Học viện Tư pháp và các Chi đoàn, Đoàn cơ sở trực thuộc tổ chức chương trình "Dâng hương và giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên tại các điểm di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội". Đồng chí Trịnh Xuân Tùng - Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) -Sáng 04.5.2024, Đoàn lãnh đạo và công chức Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1, TPHCM do ông Nguyễn Tiến Huy - Bí Thư Chi bộ, Chi cục trưởng làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, thăm quan bến Nhà Rồng nhân dịp hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và 113 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024).

Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Dao - tang vật trong nhiều vụ án. (Ảnh minh họa: anninhthudo.vn)
(PLVN) - Thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 không quy định dao là vũ khí.

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).