Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Dao - tang vật trong nhiều vụ án. (Ảnh minh họa: anninhthudo.vn)
Dao - tang vật trong nhiều vụ án. (Ảnh minh họa: anninhthudo.vn)
(PLVN) - Thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 không quy định dao là vũ khí.

Tỷ lệ gây án bằng dao lên tới 58,6% số vụ việc

Qua 5 năm tổ chức triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, các Bộ, ngành, UBND và Công an các đơn vị, địa phương đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai, thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 đã phát sinh một số bất cập, hạn chế, vướng mắc.

Theo đó, thực tế hiện nay cho thấy, tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao (16.841 vụ, 26.472 đối tượng, chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng). Nhiều vụ đối tượng sử dụng dao sắc, nhọn có tính sát thương cao, gây án với tính chất rất manh động, gây bức xúc dư luận xã hội, nhưng không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật hiện hành không quy định dao là vũ khí.

Ngoài ra, tình trạng đối tượng sử dụng trái phép súng tự chế chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với đối tượng sử dụng trái phép súng quân dụng (1.783/330 vụ, 2.589/546 đối tượng), đối tượng sử dụng trái phép vũ khí thô sơ diễn biến rất phức tạp (8.537 vụ, 17.632 đối tượng sử dụng vũ khí thô sơ, chiếm 29,7% tổng số vụ, 36% tổng số đối tượng). Các loại vũ khí này khi đối tượng sử dụng để gây án, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nguy hiểm như vũ khí quân dụng nhưng theo quy định của Luật hiện hành thì súng tự chế, vũ khí thô sơ không thuộc danh mục vũ khí quân dụng.

Vì vậy, cần thiết phải bổ sung quy định súng tự chế vào nhóm vũ khí quân dụng; dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ trong dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) do Bộ Công an được giao chủ trì xây dựng và dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 tới đây. Khi đối tượng sử dụng vũ khí thô sơ với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật thì được xác định là vũ khí quân dụng nhằm mục đích điều chỉnh nhận thức, hành vi của đối tượng, giảm nguồn tội phạm.

Tạo hành lang pháp lý vững chắc trong phòng, chống tội phạm

Theo Bộ Công an, hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài có nhu cầu cho, tặng, viện trợ vũ khí, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức trong nước; song, Luật hiện hành quy định nghiêm cấm cho, tặng, viện trợ vũ khí, công cụ hỗ trợ. Vì vậy, để tận dụng nguồn lực từ nước ngoài, cần thiết phải bổ sung quy định cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước được tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài cho, tặng, viện trợ.

Hơn nữa, quy định về nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cũng chưa phù hợp với thực tiễn nên quá trình triển khai thực hiện đã gặp khó khăn, vướng mắc. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định này nhằmtạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và người dân.

Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Dự thảo Luật đã thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, khắc phục những bất cập, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017; cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các giấy tờ không cần thiết nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và người dân; đồng thời, tạo hành lang pháp lý vững chắc trong công tác quản lý nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, để thực hiện cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cần thiết phải rà soát thủ tục cấp các loại giấy phép, giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ để cắt giảm các loại giấy tờ không cần thiết và thực hiện tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công; sửa đổi, bổ sung quy định về cấp giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo hướng không quy định thời hạn và chuyển việc cấp giấy xác nhận đăng ký sang cấp giấy phép sử dụng.

Đọc thêm

Hội Cựu chiến binh Bộ Tư pháp tri ân các "địa chỉ đỏ", thăm lại chiến trường xưa dọc Miền Trung - Tây Nguyên

Đoàn CCB Bộ Tư pháp thực hiện nghi lễ dâng hương hoa, tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn. Ảnh: Nguyên Phong
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Hội Cựu chiến binh (CCB) Bộ Tư pháp đã bắt đầu chuyến hành trình tri ân thăm chiến trường xưa dọc dải đất miền Trung – Tây Nguyên với các “địa chỉ đỏ” đầu tiên là mảnh “đất lửa” Quảng Trị, Huế anh hùng.

Những cống hiến thầm lặng của một nữ Phó Chi cục trưởng Thi hành án dân sự

Chấp hành viên Nguyễn Thị Hương – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự Thị xã Bình Long
(PLVN) -Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, công việc của chấp hành viên vốn đã đầy thử thách, nhưng với những người phụ nữ đảm nhận vai trò này, khó khăn lại nhân lên gấp bội. Nhưng vượt lên tất cả, họ vẫn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Chị Nguyễn Thị Hương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Bình Long (Bình Phước) là trường hợp như vậy.

Sở Tư pháp Điện Biên quyết tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh

Tập thể công chức, viên chức và người lao động Sở Tư pháp Điện Biên quyết tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
(PLVN) - Những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng, không ngừng sáng tạo, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động ; thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên. Qua đó, góp phần t hực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh tiếp và làm việc với Giám đốc Sở Tư pháp khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh tiếp và làm việc với Giám đốc Sở Tư pháp khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)
(PLVN) - Chiều 21/4, tại Trụ sở Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Lý Đạo Quân, Giám đốc Sở Tư pháp khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và đoàn công tác Sở Tư pháp tỉnh Quảng Tây.

Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng pháp luật phải có luận cứ chặt chẽ, cụ thể

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 21/4, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì buổi làm việc với đơn vị về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong công tác xây dựng pháp luật. Ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú cùng tham dự buổi làm việc.

Quy định chủ thể ban hành văn bản trong Trung tâm tài chính quốc tế: Cần phản ứng linh hoạt, kịp thời khi thị trường tài chính thế giới thay đổi

Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của QH Lê Thị Nga.
(PLVN) - Tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của QH về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam vừa qua, nhiều đại biểu bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề áp dụng pháp luật tại TTTCQT.

Sửa đổi Luật Quốc tịch: Đồng hành, lắng nghe và gắn kết kiều bào với khát vọng vươn mình

Quang cảnh Tọa đàm về chính sách pháp luật với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tại Hà Nội, ngày 13/1/2023.(Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Kiều bào ta dù ở đâu cũng đều hướng về quê hương - đất nước. Trong mọi chặng đường lịch sử, kiều bào ở khắp mọi nơi luôn đồng hành cùng đất nước, dân tộc. Việc sửa đổi Luật Quốc tịch lần này là bước đi quan trọng để “cởi trói” về mặt pháp lý, để người Việt Nam dù đang ở trong nước hay đang an cư, lạc nghiệp ở nước ngoài đều có thể chung tay góp sức, đồng tâm, hiệp lực đưa quê hương - đất nước mình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Việt Nam có lợi thế của "người đi sau" khi xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong.
(PLVN) - Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam.

Tiếp tục tăng cường hợp tác Pháp luật và Tư pháp giữa Việt Nam - Italia

Tiếp tục tăng cường hợp tác Pháp luật và Tư pháp giữa Việt Nam - Italia
(PLVN) - Thực hiện kế hoạch đối ngoại của Bộ Tư pháp, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Mai Lương Khôi làm Trưởng đoàn đã tới làm việc tại Cộng hòa Italia từ ngày 14 đến ngày 16/4/2025. Chuyến công tác nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Italia trong lĩnh vực Pháp luật và Tư pháp trên cơ sở Bản Ghi nhớ hợp tác đã được Bộ Tư pháp hai nước ký kết vào tháng 10 năm 2016.