Bộ Công an: Đề xuất nhiều quy định thuận tiện hơn trong đăng ký, quản lý cư trú

Công an huyện Tiên Yên, Quảng Ninh làm thủ tục cấp căn cước công dân.
Công an huyện Tiên Yên, Quảng Ninh làm thủ tục cấp căn cước công dân.
(PLVN) - Bộ Công an đang xây dựng và  trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú, trong đó đáng chú ý là các quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp và trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Theo Bộ Công an, Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú đã góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về cư trú và yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, yêu cầu quản lý dân cư, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân và đặc biệt là chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến,  đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cư trú; ngày 13/11/2020, tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Cư trú năm 2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021. Theo đó, Luật Cư trú năm 2020 đã giao Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung. 

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú do Bộ Công an xây dựng gồm 03 chương, 19 điều. Trong đó quy định người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.

Đối với trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn người đến khai báo kê khai thông tin về nhân thân với các trường thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và tiến hành chụp ảnh chân dung, thu thập đặc điểm nhận dạng theo hướng dẫn của Bộ Công an.

Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra, xác minh thông tin nhân thân của công dân đã khai báo qua trao đổi, lấy thông tin từ cha, mẹ, anh, chị em ruột hoặc người thân thích khác của công dân; đồng thời, có xác minh bằng văn bản đề nghị cung cấp thông tin gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi công dân sinh ra và các cơ quan khác có liên quan.

Trường hợp qua kiểm tra, xác minh mà xác định thông tin công dân đã khai báo là chưa chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú đề nghị công dân đó khai báo lại để kiểm tra, xác minh lại nếu thấy cần thiết. Thời hạn kiểm tra, xác minh lại được tính như thời hạn kiểm tra, xác minh lần đầu.

Sau khi kiểm tra, xác minh mà xác định được người đến khai báo là công dân Việt Nam và thông tin mà công dân đã khai báo là chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú hoàn thiện thủ tục cần thiết để cấp số định danh cá nhân cho công dân nếu công dân đó chưa có số định danh cá nhân. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo, cấp Giấy xác nhận về việc khai báo cư trú cho công dân.

Dự thảo Nghị định cũng quy định công dân khi đăng ký cư trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ; Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó)...

Trường hợp công dân đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú phải có giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Về hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú, tạm trú, Dự thảo Nghị định quy định theo hướng khi trong hộ có người thuộc diện bị xóa đăng ký thường trú, tạm trú thì người thuộc diện xóa đăng ký thường trú, tạm trú hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký cư trú để thực hiện thủ tục xóa đăng ký. 

Với các quy định nói trên, hy vọng Nghị định được ban hành sẽ đáp ứng yêu cầu về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư nói chung, quản lý cư trú nói riêng; đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch và thuận tiện cho đăng ký, quản lý cư trú, quản lý dân cư. 

Tin cùng chuyên mục

Một số quy định của pháp luật Việt Nam về phòng chống tra tấn

Một số quy định của pháp luật Việt Nam về phòng chống tra tấn

(PLVN) - Thực hiện đúng các nội dung Công ước, Việt Nam đã xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phù hợp với các quy định Công ước. VKSND tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện Công ước chống tra tấn. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, vấn đề bảo vệ quyền con người, quyền công dân được quan tâm đặc biệt.

Đọc thêm

TS.Nguyễn Trí Hiếu: Doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt là về vốn

TS.Nguyễn Trí Hiếu: Doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt là về vốn
(PLVN) - TS. Nguyễn Trí Hiếu – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính và Bất động sản Toàn Cầu cho rằng, để trở thành lực lượng tiên phong, nòng cốt của nền kinh tế, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt là về vốn. Đây có thể nói là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. 

Cần đặc biệt tháo gỡ về thể chế chính sách, thủ tục hành chính

Ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát.
(PLVN) - Doanh nghiệp Việt Nam cần cơ chế, chính sách gì để phát triển vươn tầm quốc tế? "Để đất nước phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn thì cần đặc biệt tháo gỡ về thể chế chính sách, thủ tục hành chính" là chia sẻ của ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát khi nói về chủ trương phát triển đội ngũ doanh nghiệp dân tộc. 

Doanh nhân thời kỳ mới: Tự hào, tự tôn dân tộc để nâng tầm giá trị

Nhiều yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số mạnh mẽ
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số mạnh mẽ, đội ngũ doanh nhân thời kỳ mới cần hội tụ những đặc điểm quan trọng để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Trong đó, yếu tố cốt lõi vẫn là tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc. Cũng chính điều đó đã tạo nên những doanh nghiệp dân tộc (DNDT), doanh nhân dân tộc.

Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao năm 2024

Đ/c Vũ Hoài Nam, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo PLVN tặng Giấy khen cho các đảng viên được xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" năm 2024.
(PLVN) -Ngày 27/12, Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. Tham dự Hội nghị có đồng chí Cao Xuân Thuỷ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra, Phó Chánh Văn phòng Đảng uỷ Bộ Tư pháp; đồng chí Vũ Hoài Nam, Bí thư Đảng uỷ, Tổng Biên tập Báo PLVN; các đồng chí Phó Tổng Biên tập: Hà Ánh Bình, Phó Bí thư Đảng uỷ; Trần Ngọc Hà, Ủy viên BCH Đảng bộ, Vũ Hồng Thuý, Ủy viên BCH Đảng bộ.

Xây dựng doanh nghiệp dân tộc cần có chương trình phát triển thương hiệu quốc gia mạnh mẽ

Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE.
(PLVN) - Nghị quyết 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục khẳng định và đề cao vai trò, vị trí của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, trong đó có doanh nghiệp dân tộc (DNDT), là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE về những đón nhận của các doanh nghiệp đối với Nghị quyết này.

Chia sẻ kinh nghiệm hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - hành chính và ông Chinone Koichi, Cố vấn trưởng Dự án pháp lý và tư pháp JICA đồng chủ trì Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 26/12, Vụ Pháp luật Hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp phối hợp với Dự án JICA tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm của Nhật Bản về hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - hành chính và ông Chinone Koichi, Cố vấn trưởng Dự án pháp lý và tư pháp JICA đồng chủ trì Hội thảo.

Siết chặt chế tài xử lý để hạn chế tình trạng vỡ “họ”

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Đây là ý kiến được nhiều đại biểu nêu lên tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về họ, hụi, biêu, phường do Bộ Tư pháp tổ chức sáng 26/12. Hội nghị do Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Lê Thị Hoàng Thanh chủ trì.

Nữ thanh tra viên tỉnh Bắc Kạn “dân vận khéo” giúp kiến thức pháp luật gần gũi với người dân

 Chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật tỉnh Bắc Kạn
(PLVN) - Hơn một thập kỷ gắn bó với ngành Thanh tra tỉnh Bắc Kạn, chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật để lại dấu ấn qua những thành tích đáng nể. Chị trở thành người truyền cảm hứng mạnh mẽ về pháp luật trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề phát triển doanh nghiệp dân tộc, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn khẳng định:  "Để doanh nghiệp dân tộc Việt Nam phát triển vươn tầm quốc tế,  cần phải có những cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính chiến lược dài hạn" 

Doanh nghiệp dân tộc là động lực phát triển nền kinh tế

Một dây chuyền sản xuất ô tô của Tập đoàn Trường Hải. (Ảnh: Thacoauto.vn)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc không chỉ là trụ cột của nền kinh tế mà còn là biểu tượng của tinh thần tự cường và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, việc xây dựng các doanh nghiệp dân tộc đủ tầm vóc để cạnh tranh với những doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết. Những doanh nghiệp này không chỉ góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, dẫn dắt các ngành kinh tế trọng yếu mà còn nâng tầm thương hiệu Việt, thúc đẩy hội nhập và khẳng định vị thế đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc: Cần cộng hưởng nguồn lực từ nhiều phía

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
(PLVN) -   Làm thế nào để xây dựng thêm được nhiều công ty lớn hơn, hình thành được những doanh nghiệp dân tộc để dẫn dắt từng ngành, lĩnh vực luôn là bài toán mà nhiều bên cùng phải hợp tác giải quyết. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.