Một số quy định của pháp luật Việt Nam về phòng chống tra tấn

(PLVN) - Thực hiện đúng các nội dung Công ước, Việt Nam đã xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phù hợp với các quy định Công ước. VKSND tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện Công ước chống tra tấn. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, vấn đề bảo vệ quyền con người, quyền công dân được quan tâm đặc biệt.

Hiến pháp năm 2013 đã có một số quy định phù hợp với Công ước chống tra tấn, như: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (khoản 1 Điều 31); “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.” (khoản 4 Điều 31); “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật” (khoản 5 Điều 31); “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm” (khoản 7 Điều 103).

Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tra tấn và Công ước chống tra tấn được Việt Nam tiến hành thường xuyên, liên tục gắn với việc triển khai có hiệu quả pháp luật tố tụng hình sự và các văn bản có liên quan.

Còn tại Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã sửa đổi tội Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, tội Dùng nhục hình, tội Bức cung theo hướng tăng nặng nhằm đảm bảo yêu cầu về phòng, chống tra tấn, cụ thể: Bổ sung tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự là “Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn nhân” vào tội Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (điểm b Khoản 3 Điều 157, mức hình phạt từ năm năm tù đến 12 năm tù). Bổ sung hành vi “Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào” vào tội Dùng nhục hình (điều 373). Điều luật cũng quy định nếu người phạm tội làm nạn nhân tự sát thì bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm (khoản 3); làm người bị nhục hình chết thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân (khoản 4). Bổ sung tình tiết tăng nặng định khung vào tội Bức cung (điều 374). Trường hợp “dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, hỏi cung” sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm (khoản 2); phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Làm người bị bức cung chết; dẫn đến làm oan người vô tội; dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân (khoản 4).

Trong bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 tại Điều 8 quy định “Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết”.

Còn tại Điều 10 đã quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người”.

Trong Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 có quy định tại khoản 3 Điều 4 quy định nguyên tắc tạm giữ, tạm giam “Bảo đảm nhân đạo; không tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam”.

Còn tại khoản 1 Điều 8 quy định các hành vi bị nghiêm cấm “Tra tấn, truy bức, dùng nhục hình; các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam”.

Một trong những quyền của người bị tạm giữ, tạm giam được pháp luật bảo đảm theo quy định tại điểm i, khoản 1, Điều 9: “Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật”.

Đọc thêm

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh và cơ duyên với ngành Tư pháp

Ngày 26/8/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long (Thứ 4 từ trái sang) cùng Ban Cán sự Đảng, Đảng uỷ Bộ Tư pháp chúc mừng đồng chí Nguyễn Hải Ninh trở thành tân Bộ trưởng Bộ Tư pháp
(PLVN) - Chưa bao giờ cán bộ ngành Tư pháp phải đảm nhiệm một khối lượng công việc khổng lồ như bây giờ. Nhưng cũng chưa bao giờ, mỗi cán bộ ngành Tư pháp lại thấy vai trò của mình quan trọng như vậy trong “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

10 sự kiện nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam năm 2024

10 sự kiện nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam năm 2024. (Ảnh: Thanh Hà)
(PLVN) - Năm 2024 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của Báo Pháp luật Việt Nam trên nhiều phương diện, từ việc lần đầu tiên phát động “Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp” đến những chương trình thiện nguyện, tọa đàm, hội thảo chuyên sâu và thành tích báo chí ấn tượng. Không ngừng đổi mới, tinh gọn bộ máy, Báo tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực truyền thông pháp luật, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của ngành Tư pháp và đất nước. 

Khởi tố 6 bị can trong vụ án xảy ra tại công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an. (Ảnh: P.Mai)
(PLVN) -Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an đã thông tin về việc khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và các đơn vị liên quan tại buổi họp báo thông báo kết quả phiên họp thứ 27 Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vào ngày 31/12. 

Thái Bình: Hoàn thành số hoá dữ liệu hộ tịch

Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình họp triển khai nhiệm vụ thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch.
(PLVN) -  Để đảm bảo tiến độ thực hiện theo Kế hoạch đề ra của UBND tỉnh Thái Bình về số hoá dữ liệu hộ tịch , Sở Tư pháp tỉnh đã huy động toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức tập trung làm việc, ngày, đêm rà soát, hiệu đính, sàng lọc hơn 1,3 triệu dữ liệu để các điạ phương triển khai thực hiện hiệu quả

Ông Trương Công Thắng, Tổng Giám đốc Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan: Masan đang thực hiện chiến lược “Ra thế giới”

Ông Trương Công Thắng - Tổng giám đốc Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan.
(PLVN) - Nhắc đến doanh nghiệp dân tộc ở Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng không thể không nói đến Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang. Khởi đầu từ việc kinh doanh những gói mì ăn liền, chai nước mắm, doanh nghiệp này đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành doanh nghiệp tỷ đô, sòng phẳng cạnh tranh thương mại với các đối thủ cùng ngành hàng lớn của thế giới, không chỉ thắng thế ở thị trường nội địa mà còn đang vươn mình mạnh mẽ ra thế giới.

Ông Đỗ Vinh Quang, Phó Chủ tịch T&T Group: "Hướng tới một tập đoàn kinh tế đa ngành, mang tầm quốc tế"

Ông Đỗ Vinh Quang, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group.
(PLVN) -   Trao đổi với PLVN về chủ đề doanh nghiệp dân tộc, ông Đỗ Vinh Quang cho biết, Tập đoàn T&T Group được thành lập năm 1993 bởi nhà sáng lập Đỗ Quang Hiển, tiền thân là Công ty TNHH T&T - chuyên kinh doanh các sản phẩm điện tử, điện máy.Trải qua hơn 31 năm phát triển, T&T Group đã không ngừng mở rộng quy mô, phát triển hệ sinh thái tập trung vào 7 lĩnh vực ngành nghề, cũng là những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đất nước.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: “Ưu tiên hàng đầu với chính sách đặc thù nhằm giúp doanh nghiệp dân tộc đạt được vai trò dẫn dắt”

 TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
(PLVN) - Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới đã yêu cầu tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam theo hướng “có chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu”.