Khởi tố 6 bị can trong vụ án xảy ra tại công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an. (Ảnh: P.Mai)
(PLVN) -Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an đã thông tin về việc khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và các đơn vị liên quan tại buổi họp báo thông báo kết quả phiên họp thứ 27 Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vào ngày 31/12.
Theo đó, đã khởi tố 06 bị can với 2 nhóm tội danh: "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và tội "Tham ô tài sản".
Cụ thể, bà Hoàng Lệ Huê (Giám đốc chi nhánh miền Trung, công ty SJC) và Nguyễn Thị Lộc (Kế toán chi nhánh miền Trung, Công ty SJC) cùng bị khởi tố về tội "Tham ô tài sản".
Còn bà Lê Thúy Hằng - Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC); ông Mai Quốc Uy Viễn (Giám đốc xưởng vàng, Công ty SJC); ông Trần Tấn Phát (Phó Giám đốc xưởng vàng, Công ty SJC); bà Nguyễn Thị Huệ (Giám đốc chi nhánh Hải Phòng, công ty SJC) cùng bị khởi tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho biết, kết quả điều tra bước đầu thể hiện, các bị can đã lợi dụng việc mua, bán vàng bình ổn giá, lập khống chứng từ, sổ sách để chiếm đoạt tiền, hưởng lợi bất chính.
"Cơ quan điều tra đang tập trung củng cố tài liệu, chứng cứ đối với các bị can, đồng thời tiếp tục mở rộng điều tra và rà soát, xác minh, thu hồi triệt để tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát" - Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên thông tin thêm.
Được biết, vụ án xảy ra tại Công ty SJC và các đơn vị liên quan bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố hôm 16/9. Kết quả điều tra ban đầu cáo buộc "các bị can đã lợi dụng việc mua bán vàng bình ổn giá, lập khống chứng từ sổ sách, chiếm đoạt tiền, hưởng lợi bất chính".
(PLVN) -Ngày 02/1, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh dự và chủ trì Hội nghị.
(PLVN) -Trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam, bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) - Chủ tịch HĐQT Công ty Aquaone cho rằng “Doanh nghiệp dân tộc không đơn thuần là một khái niệm kinh tế, mà còn là trách nhiệm với Tổ quốc”.
(PLVN) -Ngày 02/01, Ban Chỉ đạo 35, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 chủ trì.
(PLVN) - Yêu cầu này được Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý diễn ra sáng 2/1.
(PLVN) - "Những người làm du lịch, từ hướng dẫn viên đến chủ doanh nghiệp, đang gánh vác sứ mệnh gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, giới thiệu một Việt Nam hiện đại, thân thiện và giàu lòng mến khách đến với toàn thế giới", là chia sẻ của ông Lê Công Năng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Du lịch Quốc tế WonderTour với Báo PLVN khi bàn đến vấn đề hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam.
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú nhận định: "Cần làm tốt nhiều công việc để góp phần hình thành các doanh nghiệp dân tộc trong kỷ nguyên mới"
(PLVN) - Nghị quyết số 41-NQ/TW đã khẳng định đội ngũ doanh nhân là “một trong những lực lượng nòng cốt” trong phát triển nền kinh tế độc lập, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Với tinh thần luôn dấn thân, dám đương đầu với khó khăn, linh hoạt trong mọi tình huống, cộng đồng doanh nhân Việt Nam đã và đang góp phần định hình vị trí mới cho Việt Nam trên bản đồ kinh tế toàn cầu là nhận định của Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công.
(PLVN) - Trung Quốc cũng phát triển các tập đoàn công nghiệp lớn tương tự như chaebol tại Hàn Quốc, nhưng cấu trúc và hoạt động của các tập đoàn này khác với chaebol do các yếu tố lịch sử, kinh tế , chính trị khác nhau. Đáng lưu ý, đất nước tỷ dân đã ưu tiên phát triển các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao .
(PLVN) - Với nhiều loại khí tài quân sự mới do ngành công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam tự phát triển, sản xuất lần đầu tiên được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam (QPQTVN) 2024, các doanh nghiệp quốc phòng Việt Nam đã khẳng định sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), đồng thời thể hiện sức mạnh, bản lĩnh và thông điệp về hợp tác hòa bình Việt Nam.
(PLVN) - Trước thềm năm công tác mới 2025, cán bộ trong ngành Tư pháp bày tỏ quyết tâm cao trong đảm bảo hoạt động tham mưu giúp các ngành trong thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý, rà soát văn bản liên quan đến cơ cấu tổ chức.
(PLVN) - Năm 2024 đi qua với nhiều khó khăn, thách thức, trong bối cảnh khối lượng việc và tiền phải thi hành án ngày càng tăng cao với nhiều vụ án lớn khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Hệ thống Thi hành án dân sự (THADS), kết quả đã đạt và vượt 2 chỉ tiêu về việc và tiền.
(PLVN) - Thời gian qua, với nỗ lực của toàn ngành Tư pháp trong đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số không chỉ giúp Bộ, ngành hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao mà còn tạo thuận lợi cho người dân khi được thụ hưởng nhiều tiện ích từ các dịch vụ công trực tuyến.
(PLVN) - Suốt nhiều năm qua, đại uý Phan Hoàng Sử đã cùng các đồng nghiệp trong lực lượng Công an Đồng Nai đã tham gia phá hàng loạt vụ án lớn. Đồng thời cũng tuyên truyền sâu rộng đến người dân về các thủ đoạn lừa đảo, phạm tội của các loại tội phạm để người dân cảnh giác.
(PLVN) - Sau nhiều năm kéo dài và gặp khó khăn trong quá trình thi hành án, vụ việc thi hành dân sự liên quan đến bà L.T.H và bà Đ.T.H tại huyện Sơn Dương đã được giải quyết thành công vào tháng 9/2024, nhờ những nỗ lực kiên trì của ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chấp hành viên sơ cấp Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
(PLVN) - Xây dựng và đề xuất những chiến lược để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt có thể tham dự vào các dự án lớn của đất nước trong thời gian tới là một trong những mục tiêu lớn của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Bộ Công Thương. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
(PLVN) -Năm 2025, một trong những ưu tiên của Bộ, ngành Tư pháp là tham mưu thể chế hóa đầy đủ và triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp, đặc biệt là công tác xây dựng và thi hành pháp luật theo tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp diễn ra ngày 7/11/2024.
(PLVN) - Chưa bao giờ cán bộ ngành Tư pháp phải đảm nhiệm một khối lượng công việc khổng lồ như bây giờ. Nhưng cũng chưa bao giờ, mỗi cán bộ ngành Tư pháp lại thấy vai trò của mình quan trọng như vậy trong “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
(PLVN) -Với những yêu cầu về đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật trong giai đoạn đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trước thềm năm công tác mới 2025, cán bộ trong ngành Tư pháp bày tỏ quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ.
(PLVN) - Ngành Tư pháp Quảng Bình đã bám sát chỉ đạo của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh, triển khai đồng bộ, quyết liệt, toàn diện các nhiệm vụ; qua đó đạt được nhiều kết quả trên tất cả các lĩnh vực.
(PLVN) - Nội dung này được Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) diễn ra chiều 31/12.