Vụ Pháp luật quốc tế: Tiếp tục tập trung nguồn lực hoàn thiện thể chế trong năm 2025

Toàn cảnh Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 31/12, Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị Triển khai công tác năm 2025. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc dự và chủ trì Hội nghị.

Báo cáo tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế (PLQT) Bạch Quốc An cho biết, năm 2024, công tác pháp luật quốc tế phức tạp hơn nhiều so với những năm trước do phải xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật quốc tế mới phát sinh để góp phần bảo đảm môi trường pháp lý, tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế phát triển sản xuất kinh doanh; cùng với đó, các tranh chấp đầu tư quốc tế vẫn tiếp tục tăng cao. Trong hoàn cảnh đó, Vụ PLQT vẫn làm tốt nhiệm vụ của mình, có nhiều thành quả nổi bật.

Cụ thể, về công tác điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế, trong năm qua, Vụ PLQT đã chủ trì thẩm định 40 ĐƯQT; góp ý 223 ĐƯQT, TTQT, chất lượng thẩm định, góp ý được các Bộ, ngành, cơ quan đánh giá cao. Bên cạnh đó, Vụ PLQT cũng đã cấp 05 ý kiến pháp lý cho các hiệp định vay nước ngoài. Trong công tác đàm phán, ký ĐƯQT, tham gia đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương quan trọng; Tham gia đàm phán nhiều điều ước quốc tế trong lĩnh vực công pháp quốc tế…

Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế Bạch Quốc An báo cáo tại Hội nghị.

Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế Bạch Quốc An báo cáo tại Hội nghị.

Năm 2024, Vụ PLQT đã chủ động tham gia chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành triển khai các hoạt động trong lĩnh vực công pháp quốc tế với nhiều kết quả cụ thể như tham gia xây dựng pháp luật quốc tế, pháp luật trong nước; chuẩn bị nội dung và tham dự gần 200 cuộc họp liên quan đến lĩnh vực này. Thông qua các công việc này, góp phần đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, góp phần đẩy mạnh các hoạt động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực hiện các cam kết của Việt Nam, khẳng định vai trò thành viên tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế.

Vụ tiếp tục thực hiện tốt vai trò của Cơ quan chủ trì,Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong tranh chấp đầu tư quốc tế. Đặc biệt là, năm 2024, Vụ đã chủ trì tham mưu cho Bộ xây dựng, trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác này; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia pháp lý tư vấn cho Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương khi tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giai đoạn 2025-2030.

Các đại biểu phát biểu tại Hội nghị.

Các đại biểu phát biểu tại Hội nghị.

Công tác xây dựng thể chế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về dân sự được quan tâm, chú trọng. Vụ đã tham mưu xây dựng Dự thảo Tương trợ tư pháp về dân sự đảm bảo chất lượng, tiến độ để có thể trình Quốc hội xem xét và thông qua trong năm 2025. Bên cạnh đó, công tác điều ước quốc tế cũng tiếp tục được đảm bảo, khẳng định vai trò của Bộ Tư pháp trong việc bảo đảm sự phù hợp giữa pháp luật trong nước với các điều ước quốc tế.

Tại Hội nghị, các ý kiến phát biểu đều nhất trí cao với các dự thảo báo cáo và chương trình công tác năm 2025 của Vụ PLQT; tập trung phân tích, bổ sung và làm sâu sắc thêm nhiều nội dung đánh giá cụ thể về ưu điểm, kết quả đạt được cũng như tồn tại hạn chế trong công tác của Vụ năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2025.

Các đại biểu phát biểu tại Hội nghị.

Các đại biểu phát biểu tại Hội nghị.

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc đề nghị Vụ PLQT tập trung thực hiện các ý kiến chỉ đạo cụ thể về công tác pháp luật quốc tế của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Tư pháp. Trong đó tập trung nguồn lực cho công tác hoàn thiện thể chế, đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, công tác pháp luật quốc tế nhằm đáp ứng các yêu cầu của đất nước khi bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác phòng ngừa, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Xử lý hiệu quả các vấn đề vướng mắc phát sinh; nâng cao tính Đảng trong việc đổi mới tổ chức, hoạt động của Vụ.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu kết luận Hội nghị.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu kết luận Hội nghị.

Thứ trưởng đề nghị Vụ PLQT tiếp tục phát huy trí tuệ tập thể; giữ gìn đoàn kết nội bộ, kỷ cương, kỷ luật công vụ, gắn bó, tương thân tương ái giữa các công chức trong Vụ; lãnh đạo Vụ cần gương mẫu và phải ý thức được trách nhiệm của mình trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện để các công chức hoàn thành nhiệm vụ

Bên cạnh đó, tập trung phát triển đội ngũ công chức, nhất là các công chức trẻ, có chất lượng về pháp luật quốc tế thông qua đào tạo tại chỗ và đào tạo dài hạn; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo vào công tác xây dựng pháp luật…

Đọc thêm

Cần xây dựng một thương hiệu du lịch quốc gia mạnh mẽ

Ông Lê Công Năng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Du lịch Quốc tế WonderTour
(PLVN) - "Những người làm du lịch, từ hướng dẫn viên đến chủ doanh nghiệp, đang gánh vác sứ mệnh gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, giới thiệu một Việt Nam hiện đại, thân thiện và giàu lòng mến khách đến với toàn thế giới", là chia sẻ của ông Lê Công Năng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Du lịch Quốc tế WonderTour với Báo PLVN khi bàn đến vấn đề hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam.

Nghị quyết 41 xóa bỏ mọi rào cản để đội ngũ doanh nhân phát triển

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(PLVN) - Nghị quyết số 41-NQ/TW đã khẳng định đội ngũ doanh nhân là “một trong những lực lượng nòng cốt” trong phát triển nền kinh tế độc lập, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Với tinh thần luôn dấn thân, dám đương đầu với khó khăn, linh hoạt trong mọi tình huống, cộng đồng doanh nhân Việt Nam đã và đang góp phần định hình vị trí mới cho Việt Nam trên bản đồ kinh tế toàn cầu là nhận định của Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công.

Trung Quốc có chính sách ưu đãi gì với các doanh nghiệp trụ cột?

Trụ sở Tsinghua Unigroup - Ảnh Unigroup.com.vn
(PLVN) - Trung Quốc cũng phát triển các tập đoàn công nghiệp lớn tương tự như chaebol tại Hàn Quốc, nhưng cấu trúc và hoạt động của các tập đoàn này khác với chaebol do các yếu tố lịch sử, kinh tế , chính trị khác nhau. Đáng lưu ý, đất nước tỷ dân đã ưu tiên phát triển các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao .

Ấn tượng doanh nghiệp Việt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương và các đại biểu tham quan các sản phẩm của Tập đoàn Viettel.
(PLVN) - Với nhiều loại khí tài quân sự mới do ngành công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam tự phát triển, sản xuất lần đầu tiên được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam (QPQTVN) 2024, các doanh nghiệp quốc phòng Việt Nam đã khẳng định sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), đồng thời thể hiện sức mạnh, bản lĩnh và thông điệp về hợp tác hòa bình Việt Nam.

Năm 2024: Nhiều khởi sắc trong công tác thi hành án dân sự

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Thứ trưởng Mai Lương Khôi và Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái chủ trì Hội nghị triển khai công tác THADS, THAHC năm 2025. (Ảnh: P.Mai)
(PLVN) - Năm 2024 đi qua với nhiều khó khăn, thách thức, trong bối cảnh khối lượng việc và tiền phải thi hành án ngày càng tăng cao với nhiều vụ án lớn khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Hệ thống Thi hành án dân sự (THADS), kết quả đã đạt và vượt 2 chỉ tiêu về việc và tiền.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp: Người dân ngày càng thuận lợi trong thực hiện các quyền dân sinh

Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp được vinh danh Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc với sản phẩm Hệ thống đăng ký trực tuyến về biện pháp bảo đảm bằng động sản.
(PLVN) - Thời gian qua, với nỗ lực của toàn ngành Tư pháp trong đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số không chỉ giúp Bộ, ngành hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao mà còn tạo thuận lợi cho người dân khi được thụ hưởng nhiều tiện ích từ các dịch vụ công trực tuyến.

Bí quyết phá án của Đại uý Phan Hoàng Sử

Đại úy Phan Hoàng Sử, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Biên Hòa. Đồng Nai
(PLVN) - Suốt nhiều năm qua, đại uý Phan Hoàng Sử đã cùng các đồng nghiệp trong lực lượng Công an Đồng Nai đã tham gia phá hàng loạt vụ án lớn. Đồng thời cũng tuyên truyền sâu rộng đến người dân về các thủ đoạn lừa đảo, phạm tội của các loại tội phạm để người dân cảnh giác.

Chấp hành viên Nguyễn Quốc Tuấn tiếp nhận bản án khó, giải quyết thành công nhờ cách tiếp cận mới

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chấp hành viên sơ cấp Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
(PLVN) - Sau nhiều năm kéo dài và gặp khó khăn trong quá trình thi hành án, vụ việc thi hành dân sự liên quan đến bà L.T.H và bà Đ.T.H tại huyện Sơn Dương đã được giải quyết thành công vào tháng 9/2024, nhờ những nỗ lực kiên trì của ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chấp hành viên sơ cấp Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Viện trưởng Nguyễn Văn Hội: “3 chiến lược phát triển ngành thép, sữa và ô tô đang chờ Chính phủ phê duyệt”

Ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương
(PLVN) - Xây dựng và đề xuất những chiến lược để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt có thể tham dự vào các dự án lớn của đất nước trong thời gian tới là một trong những mục tiêu lớn của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Bộ Công Thương. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp
(PLVN) -Năm 2025, một trong những ưu tiên của Bộ, ngành Tư pháp là tham mưu thể chế hóa đầy đủ và triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp, đặc biệt là công tác xây dựng và thi hành pháp luật theo tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp diễn ra ngày 7/11/2024.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh và cơ duyên với ngành Tư pháp

Ngày 26/8/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long (Thứ 4 từ trái sang) cùng Ban Cán sự Đảng, Đảng uỷ Bộ Tư pháp chúc mừng đồng chí Nguyễn Hải Ninh trở thành tân Bộ trưởng Bộ Tư pháp
(PLVN) - Chưa bao giờ cán bộ ngành Tư pháp phải đảm nhiệm một khối lượng công việc khổng lồ như bây giờ. Nhưng cũng chưa bao giờ, mỗi cán bộ ngành Tư pháp lại thấy vai trò của mình quan trọng như vậy trong “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.