Trường Sa, sự trở lại của những người một thời canh đảo

Đường vào đảo Đá Lớn B.
Đường vào đảo Đá Lớn B.
(PLO) - Nắng, gió Trường Sa khiến những chàng lính trẻ trở nên cứng cáp hơn rất nhiều chỉ sau vài tháng ra canh đảo. Vào mùa khô tháng 2 - tháng 5 hàng năm, nước ngọt đã trở thành "hàng hiếm", nên "định mức" mỗi người chỉ còn 3 - 10 lít mỗi ngày, tùy các điểm đảo tích trữ.

Người trở lại Đá Lát

Đá Lát là điểm đảo chìm cuối cùng trong chuyến hành trình dài 11 ngày (18/4 - 28/4/2016) trên biển thăm các điểm đảo và nhà giàn của đoàn công tác số 6 - năm 2016, đưa 67 khách kiều bào về từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đến với Trường Sa.

Đảo Đá Lát nằm ở phía Nam quần đảo Trường Sa, cách đảo Trường Sa lớn khoảng 14 hải lý về phía Tây. Cả đoàn công tác phải mất hơn 1 giờ di chuyển từ Trường Sa mới có thể tiếp cận được đảo.

Tàu KN 490 đưa đoàn kiều bào ra thăm Trường Sa tháng 4/2016.
Tàu KN 490 đưa đoàn kiều bào ra thăm Trường Sa tháng 4/2016.
Trên tàu KN490, có một vị khách đặc biệt hào hứng với lần trở lại Đá Lát vào tháng 4/2016 này, là đại tá Đinh Văn Dũng, Chính ủy căn cứ 696 thuộc vùng 2 Hải quân. Đã 27 năm, anh mới trở lại được nơi từng gắn bó với mình một thời tuổi trẻ đầy hào hùng và gian khổ.

Ngày 18/4/2016, 4h30' sáng, toàn bộ phòng nghỉ của nhà khách ở Bộ tư lệnh Hải Quân vùng 2 ở số 1A Tôn Đức Thắng (TP.HCM) sáng bừng ánh điện. Những bóng dáng quân phục trắng xanh, màu áo quen thuộc của lính Hải quân Việt Nam vào ra nhanh chóng, với những hành động dứt khoát: "Các cô/ chú/ anh/ chị có hành lý nặng đưa chúng cháu xách giúp. Đã đến giờ hành quân lên tàu".

Quãng thời gian đó ở đất liền đang là giờ ngủ, nhưng sự háo hức được tới với Trường Sa khiến ai ai cũng vội choàng tỉnh dậy vội vàng. 11 ngày tiếp theo, kể từ sáng 18/4 đó, 185 con người trên chuyến hải trình cùng KN 490, trong đó có 67 kiều bào, mà rất nhiều trong số họ đã bước qua độ tuổi thất tuần, đã được làm quen với cảnh "toàn tàu báo thức, báo thức toàn tàu" lúc 5h30' hàng ngày.

Để rồi, thói quen sinh hoạt đó, đã ăn sâu vào tiềm thức, vào nỗi nhớ của chính họ, khiến như anh Ngô Văn Hải (Việt kiều Ucraina), khi đã trở về Ucraina, vẫn thường xuyên liên lạc và nói rằng thói quen tỉnh giấc của anh hằng ngày sau chuyến đi đó, luôn là 5h sáng mỗi ngày.

Trường Sa ăn hằn vào ký ức Đại tá Đinh Văn Dũng cũng vậy. 27 năm trước, khi đang là một anh lính trẻ ngành 2 (ngành vũ khí), Dũng ra với Trường Sa. Con tàu trực mà anh làm nhiệm vụ, neo ở Trường Sa suốt nhiều tháng trời, tham gia bảo vệ xây dựng Đá Lát, Đá Lớn B, trước khi di chuyển về bảo vệ khu vực các nhà giàn.

Đại tá Đinh Văn Dũng, Chính ủy căn cứ 696, vùng 2 Hải quân, đang kể chuyện về Trường Sa với các phóng viên.
Đại tá Đinh Văn Dũng, Chính ủy căn cứ 696, vùng 2 Hải quân, đang kể chuyện về Trường Sa với các phóng viên.
Năm 1989, lương khô là chủ yếu. Rau xanh là điều quá hiếm hoi. Nước ngọt, mới là nan giải. Những cơn mưa bất chợt trên biển như là món quà trời cho đối với cánh lính tàu trực. "Tắm khô", khái niệm không xuất hiện ở đất liền, là niềm vui riêng của lính canh đảo hay lính tàu trực canh đảo. Trời vừa vần vũ, anh em đã gọi nhau cởi trần, giúp nhau kỳ cho sạch, sau đó đợi mưa tới là nhào ra chờ nước ngọt.

Nhưng vào mùa khô (từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm), mưa rất hiếm. Mỗi năm ở điểm đảo Đá Lát có hơn 130 ngày có gió mạnh từ cấp 6 trở lên, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26-30 độ C, độ ẩm trung bình 76% - 80%, khiến trang bị và lương thực nhanh chóng bị hư hỏng.

Có mưa thì nhanh chóng tắm khô, đợi nước trời. Nhưng nắng nóng quanh năm. Trong chuyến hành trình của chúng tôi, có những kiều bào đã "mắt thấy tai nghe" rằng đã 6 tháng nay ở Sơn Ca không có mưa, nước ngọt đã gần cạn. Những bể trữ nước chỉ còn chưa đầy 1 gang tay nước ngọt. Phương án giải quyết của cánh lính tàu trực như anh Dũng là mỗi tuần "tắm khô" một lần, rồi nhảy ùm xuống biển, sau đó mỗi người được một ca nước ngọt thì thấm vào khăn, lau qua người.

Lính, tếu táo cũng là một cách để giải trí khi xa bờ. "Nước da màu nắng tươi giòn thêm ánh thép", lời bài hát đầy hình ảnh trong "Nơi đảo xa" như một cách miêu tả đầy gợi mở, bởi giữa nắng và gió Trường Sa, anh nào cũng nhanh chóng trở nên "đen giòn, đen đẹp".

"Tóc chúng tớ chẳng cần xịt gôm với keo gì hết, mà cứ dựng ngược lên, giòn phải biết. Tắm nước biển nhiều nên ngay cả tóc cũng luôn vững chãi trước phong ba. Có nước ngọt đâu mà cần dùng tới xà phòng?", Đại tá Dũng cười vui.

Vậy mà phải 27 năm sau, đại tá Dũng mới có cơ hội bước chân lên Đá Lát một lần nữa. Anh nói rằng được đến với Trường Sa phải là những người may mắn lắm. Như cá nhân anh, đến Đá Lát những ngày đầu khi anh em công binh xây dựng các điểm đảo chìm thế hệ đầu tiên, dùng bông- tông đánh chìm để làm nền, hàn khung sắt để tạo nhà, rồi vác từng viên đá xây đảo bằng tay.

Chiếc bông-tông trên Đá Lớn B, dấu tích còn lại của thuở ban đầu những người lính công binh tới đây xây dựng đảo chìm.
Chiếc bông-tông trên Đá Lớn B, dấu tích còn lại của thuở ban đầu những người lính công binh tới đây xây dựng đảo chìm.

Những cửa luồng được mở để xuồng chuyển tải có đường vào đảo cũng chỉ hoàn toàn bằng sức tay người. Vậy mà mãi tới 27 năm sau (1989 - 2016), từ khi là một chàng lính trẻ đến ngay đã khoác lên mình hàm Đại tá của lực lượng Hải quân, anh mới có cơ hội quay trở lại nơi này.

Chuyện viết ở Đá Lớn B

Cũng sau 27 năm, tàu KN490 chở một người khách đặc biệt nữa trở lại thăm Trường Sa, lại được bước chân lên cụm điểm đảo Đá Lớn, rồi Đá Lát... Đó là Đại tá Trần Xuân Thanh, Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc quân đội.

Năm 1989, đại tá Thanh lúc bấy giờ chỉ là một anh ca sỹ trẻ, mà như anh nói rằng "còn chưa là nhân viên chính thức", ra với Trường Sa, đến với các điểm đảo. Cuộc hội ngộ đầy bất ngờ diễn ra ngay trên boong tàu KN490, khi đại tá Dũng nheo nheo mắt "hồi năm 1989 anh biểu diễn ở Đá Lớn phải không?".

Đoàn văn công đến từ Nhà hát ca múa nhạc quân đội luôn mang đến những không khí vui tươi ở mỗi điểm đảo.
Đoàn văn công đến từ Nhà hát ca múa nhạc quân đội luôn mang đến những không khí vui tươi ở mỗi điểm đảo.

Chàng tân binh ngành 2 năm nào cùng anh chàng ca sỹ "chưa là nhân viên chính thức" ôm chầm lấy nhau, rồi suốt 11 ngày hành trình, cứ có dịp là họ lại lôi nhau ra một góc boong hàn huyên, tâm sự. Nay họ đã gắn quân hàm cấp tá "kịch khung" trên vai, nhưng câu chuyện của cánh lính thì vẫn trẻ như năm nào.

Đại tá Thanh dẫn đầu đoàn văn công ra hát với các điểm đảo trong chuyến đi này, và đêm 25/4/2016, trong khoảng thời gian ngắn, khi lời "Tổ quốc gọi tên mình" cất lên ở Trường Sa lớn, bầu trời đột nhiên đổ mưa đêm. Cơn mưa hiếm hoi sau rất nhiều tháng nóng.

Hàng trăm con người ngồi chặt lại bên nhau, cùng thưởng thức cơn mưa mát rượi, khi dưới cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa, chị Lê Thị Thu Hằng (Quyền Vụ trưởng, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài) trao tặng đảo Trường Sa chiếc xuồng CQ chuyển tải do chính lực lượng Hải quân thiết kế trị giá 3,5 tỷ đồng cho đảo Trường Sa.

Chuẩn Đô đốc Đỗ Minh Thái (Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân), người trực tiếp tiếp nhận món quà, rất xúc động khi nói rằng đây là món quà thiết thực nhất, để quân và dân ở Trường Sa lại có thêm một bước chân vươn ra phía biển.

Hoa trên điểm đảo Đá Lớn B. Chậu hoa được làm từ... vỏ ốc biển.
Hoa trên điểm đảo Đá Lớn B. Chậu hoa được làm từ... vỏ ốc biển.

Sáng 20/4, sau 2 ngày 2 đêm hành trình trên biển, điểm đảo chìm Đá Lớn B hiện ra trước mũi tàu KN490. Điểm đảo chìm đầu tiên đoàn công tác số 6 được "đổ bộ". Mọi sự háo hức như vỡ òa. Điểm Đá Lớn B sau 8 năm chúng tôi trở lại, đã được xây dựng thêm 1 nhà trực mới, tạo không gian rộng rãi hơn rất nhiều.

Chiếc cầu bê tông nối liền 2 khối nhà ở Đá Lớn B, trưa đứng bóng, trời xanh ngắt, gió biển lộng về, có một bóng người quân phục nghiêm trang bước về phía khối nhà cũ, cất tiếng hỏi anh lính trẻ đang bồng súng đứng bên bia chủ quyền: "Bàn thờ để ở chỗ nào đồng chí?".

Nén nhang cháy rực, đại tá Đinh Văn Dũng cúi mình, giấu vội dòng nước mắt, thầm khấn anh linh người đồng đội của mình. Thuyền phó con tàu trực năm 1989, mà anh lính trẻ Đinh Văn Dũng thuộc ngành 2 theo trực ở Đá Lớn năm đó, đã nằm lại ở đây.

"Anh Trung là người đầu tiên hy sinh ở Đá Lớn, khi xây dựng cụm điểm đảo này", Đại tá Dũng kể lại. Mãi 27 năm sau, anh lính trẻ Đinh Văn Dũng bây giờ đã là Đại tá, Chính ủy căn cứ 696, mới có thể quay lại Đá Lớn B thắp nén nhang cho người đồng đội của mình.

Trên bàn thờ ở Đá Lớn B, là một lá cờ Tổ quốc.

(còn tiếp)

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.