“Trung Quốc không thiếu dầu đến mức phải vi phạm công ước, pháp luật quốc tế“

“Trung Quốc không thiếu dầu đến mức phải vi phạm công ước, pháp luật quốc tế“
(PLO) - PGS - TS Lê Văn Cương (Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công An) cho rằng việc đặt giàn khoan trên biển Đông của Trung Quốc là mưu đồ chính trị vì quốc gia này không thiếu dầu mỏ đến mức phải vi phạm công ước, pháp luật quốc tế.
Sáng nay (13/5), Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam đã tổ chức buổi chia sẻ thông tin về biển Đông, trong đó tập trung đến sự việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng biển thuộc thềm lục địa của Việt Nam.
“Trung Quốc không thiếu dầu đến mức phải vi phạm công ước, pháp luật quốc tế“ ảnh 1
 Trung Quốc không thiếu dầu đến mức phải vi phạm công ước, pháp luật quốc tế
Tham dự buổi đối thoại gồm đông đảo các lãnh đạo, chuyên gia và hơn 300 đại diện đến từ các tổ chức phi Chính phủ quan tâm đến tình hình căng thẳng trên biển Đông hiện nay. Buổi đối thoại tập trung vào một số vấn đề nóng về biển Đông đang thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận.
Phát biểu trong buổi chia sẻ, PGS.TS Lê Văn Cương (Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công An) một lần nữa khẳng định rằng: Không thể gọi việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 vào vùng biển Việt Nam là tranh chấp được , vì đó là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
“Đây là nhà của chúng ta, người khác vào và phá nhà của chúng ta thì không thể gọi là tranh chấp được” - Ông Cương nhấn mạnh.
Về hành vi ngang ngược của Trung Quốc trong những ngày vừa qua, ông Cương cho rằng, đây là hành động xâm lăng về mặt pháp lý cực kỳ nghiêm trọng. 
Hơn nữa đây không chỉ riêng là hành động xâm phạm về kinh tế mà nó còn ở lĩnh vực cao đó vì đó là hành động xâm phạm về chính trị, an ninh quốc gia. 
Theo ông Cương lý giải thì Trung Quốc không thiếu dầu mỏ đến mức phải đi hạ đặt giàn khoan trái phép. Vì thế việc đặt giàn khoan ở vùng đặc quyền kinh tế  Việt Nam là có mưu đồ về chính trị chứ không đơn thuần ở lĩnh vực kinh tế.
Khi được nhiều người đặt câu hỏi về liệu có xung đột xảy ra giữa hai nước, Ông Cương cho rằng: “ Việt Nam là một nước có tinh thần hữu nghị, hợp tác. Chính vì thế, Việt Nam đang tìm mọi cách đối thoại, thương lượng với phía Trung Quốc để đi đến hòa bình như những nước anh em chứ không hề muốn xảy ra những tranh chấp”.
Nếu tình hình đến mức cực kì nguy hiểm Việt Nam sẽ sử dụng tất cả các biện pháp được quy định bởi luật pháp quốc tế. “Trung Quốc rất mạnh về cả kinh tế lẫn quân sự nhưng họ cũng có rất nhiều điểm yếu. Yếu nhất là không có đạo lý và pháp lý, bị cả thế giới cô lập, nên chúng ta không có gì phải lo lắng” - Ông Cương nhấn mạnh.
PGS - TS Nguyễn Vũ Tùng, Viện Nghiên cứu biển Đông nhận định: Tình hình cẳng thẳng ở Biển Đông có thể tạo ra tình huống dẫn đến nguy cơ xung đột gữa 2 nước. 
Việt Nam đã rất kiềm chế nhưng kiềm chế có mức độ nếu như bên phía Trung Quốc cố tình làm quá thì Việt Nam sẽ sử dụng tất cả các biện pháp được quy định bởi luật pháp quốc tế để đáp trả lại.
Tại buổi đối thoại, Đại diện Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam cho biết, nếu những ai quan tâm đến vấn đề liên quan đến biển Đông xin gửi những câu hỏi thắc mắc qua hòm thư: biendongvietnam@vufo.org.vn.

Đọc thêm

Thu hồi tài sản tham nhũng: Nâng cao hơn nữa cơ chế phối hợp

Thu hồi tài sản tham nhũng: Nâng cao hơn nữa cơ chế phối hợp
(PLVN) -  Thời gian qua, kết quả công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế đã khá tích cực. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này, một số ý kiến đề nghị có cơ chế thu hồi tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp của nghi can tham nhũng; phân hóa, tạo điều kiện cho chủ thể sai phạm khắc phục hậu quả…

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Tiếp thu đầy đủ nhưng không “đẽo cày giữa đường”

Quang cảnh cuộc họp Ban Chỉ đạo.
(PLVN) -  Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013 và xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) tại cuộc họp mới đây của Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện kế hoạch lấy ý kiến nhân dân và việc tiếp thu, giải trình ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xây dựng Thủ đô xứng tầm với truyền thống văn hiến

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) -  Đây là nhiệm vụ được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI của Thành ủy Hà Nội, diễn ra sáng 29/3.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tiếp, làm việc với Đại sứ Lào tại Việt Nam

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng đón tiếp và làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước CHDCND Lào tại Việt Nam Sẻng Phết Hùng Bun Nhuông.
(PLVN) - Sáng nay - 29/3, tại Hải Dương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng cùng nhiều đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan đã có buổi tiếp đón và làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước CHDCND Lào tại Việt Nam cùng phu nhân và một số thành viên của đoàn công tác.

Nâng cao hơn nữa hiệu quả, chất lượng hoạt động xét xử

Nâng cao hơn nữa hiệu quả, chất lượng hoạt động xét xử
(PLVN) -  Yêu cầu trên được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo TAND Tối cao, diễn ra hôm qua (27/3). Dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.

Xây dựng và hoàn thiện thể chế: Bám sát thực tiễn, tháo gỡ các 'điểm nghẽn', 'nút thắt'

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp.
(PLVN) -  Ngày 27/3, chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu bám sát thực tiễn trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, làm đến đâu chắc đến đó để luật pháp đi thẳng vào cuộc sống, tháo gỡ được các “điểm nghẽn”, “nút thắt”.

Việt Nam - Trung Quốc đẩy nhanh hợp tác trên mọi lĩnh vực

Quang cảnh buổi Hội đàm tại điểm cầu Nhà Quốc hội.
(PLVN) - Việt Nam - Trung Quốc nhất trí thúc đẩy hợp tác thương mại song phương cân đối, bền vững, kiểm soát ổn thỏa bất đồng trên biển, bảo đảm hòa bình, ổn định của khu vực, tận dụng các cơ chế đối ngoại hiện có để đẩy nhanh hợp tác trên mọi lĩnh vực.

Chú trọng đến lao động nữ khi sửa Luật Việc làm

Quan tâm đến lao động nữ ở khu vực phi chính thức khi sửa Luật Việc làm.
(PLVN) - Luật Việc làm được Quốc hội thông qua ngày 16/11/2013 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XI, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. Lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ, điều chỉnh toàn diện các quan hệ về việc làm và thị trường lao động. Tháng 1/2023, tại Nghị quyết số 16 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, Chính phủ thống nhất sự cần thiết lập đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi).