Việt Nam sẽ thắng nếu đưa vấn đề “giàn khoan” ra tòa án Quốc tế

Việt Nam sẽ thắng nếu đưa vấn đề “giàn khoan” ra tòa án Quốc tế
(PLO) - Hội Luật gia Việt Nam khẳng định các hành động xâm phạm lãnh hải Việt Nam của Trung Quốc là vi phạm nghiêm trọng luật pháp và các công ước quốc tế. Các chuyên gia về luật Biển tin chắc Việt Nam sẽ thắng kiện nếu đưa sự việc trên ra cơ quan toàn án, tài phán quốc tế.
Đề nghị của Trung Quốc là buồn cười!?
Chiều nay (9/5), Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức họp báo ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vùng biển Việt Nam.

Theo tuyên bố của Hội luật gia Việt Nam, các hành động đặt giàn khoan tại địa phận Việt Nam, cho các tàu đâm vào các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam là bất chấp luật pháp quốc tế nghiêm trọng.

Ông Trần Công Trục (Luật gia, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ) cho rằng, sự bất chấp của Trung Quốc là đáng lên án, bất thường và rất…buồn cười.

Vị trí giàn khoan cách đảo Lý Sơn khoảng 100 hải lý, cách ranh giới phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế 80 hải lý. Vì thế không thể nói khu vực trên thuộc vùng chồng lấn, lại càng không liên quan gì đến Tây Sa (Hoàng Sa) mà Trung Quốc đã đánh chiếm trái phép.

“Đây là hậu quả của việc lợi dụng công ước biến những vùng không tranh chấp thành tranh chấp để đạt được âm mưu độc chiếm biển Đông” – ông Trục nhấn mạnh 

Bên cạnh đó, ông Trục một lần nữa tái khẳng định việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào phần lãnh thổ Việt Nam, sau đó yêu cầu tàu của Việt Nam phải rút trước khi ngồi vào bàn đàm phán là hành động có tính chất gây sức ép.

Theo đại diện Hội Luật gia Việt Nam, hành động này của Trung Quốc rõ ràng có một sự tính toán kỹ lưỡng và lựa chọn đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam mang tính thời điểm.

Theo ông Lê Minh Tâm (Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam) thì: Hiện tại, cả nhân loại đang hướng mắt theo dõi những diễn biến căng thẳng đang diễn ra tại C – rưm (Ukraina). Và Trung Quốc đã khôn khéo chọn đúng thời điểm nhạy cảm này để xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam. Tuy nhiên, hành động này của Trung Quốc đã ngay lập tức bị phê phán mạnh mẽ trên trường quốc tế.

Hiện, Hội Luật gia Việt Nam đang chuẩn bị lập quỹ luật gia đầu tiên mang tên Phan Anh để trao giải thưởng cho những cá nhân, tổ chức có nghiên cứu xuất sắc về đấu tranh với vấn đề biển Đông. 

Việt Nam sẽ thắng nếu kiện ra cơ quan tòa án Quốc tế?

Ông Trần Công Trục nêu ví dụ về Philippines, trước tình huống tương tự, quốc gia này đã thu thập hồ sơ, tài liệu để đệ trình lên tòa án quốc tế và được rất nhiều nước trên thế giới công khai bày tỏ sự ủng hộ.

“Chính vì thế, Việt Nam hoàn toàn có thể đưa sự việc trên ra các cơ quan tòa án, tài phán quốc tế để đấu tranh cho chủ quyền của quốc gia trên biển Đông. Đây là việc làm rất đúng đắn, văn minh vào thời điểm này” – ông Trục nhấn mạnh.

Đồng quan điểm của ông Trục, ông Lê Minh Tâm cũng cho rằng Việt Nam mình hoàn toàn có cơ sở để đưa sự việc ra các cơ quan quốc tế.
Ông Trần Công Trục ảnh 2
 Ông Trần Công Trục
Tuy nhiên, ông Tâm cũng bày tỏ, Việt Nam cũng chưa nên tỏ ra sốt ruột vì muốn đưa vụ này ra tòa án, các cơ quan tài phán quốc tế thì chúng ta phải có sự chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng.

Bên cạnh đó, còn có những yếu tố chủ quan tác động nếu chúng ta đưa sự việc trên ra các cơ quan quốc tế. Đó là thực tiễn trong lĩnh vực tư pháp. Đầu tiên là thái độ của các đương sự, thái độ của thẩm phán rồi đến các hành động “lốp – bi” của các bên liên quan. Vì thế, muốn thành công, Việt Nam phải kiên trì và có niềm tin.

Ông Tâm khẳng định dù thế nào, thì Trung Quốc cũng đã xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam và có những hành động sai trái rõ ràng, vi phạm Công ước LHQ về Luật Biển 1982 mà chính Trung Quốc là thành viên.

“Với tư cách là một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về luật biển, tôi khẳng định chắc chắn một điều rằng nếu Việt Nam đưa sự việc trên ra tòa án, các cơ quan tài phán quốc tế thì chúng ta chắc chắn thắng” – ông Trần Công Trục tự tin cho biết.

Tin cùng chuyên mục

Phải làm sao cho các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng hiện nay hoạt động hiệu quả hơn nữa dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng,tiêu cực. (Ảnh: Hội nghị sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực/Nguồn ảnh: Dangcongsan.vn)

Kiểm soát quyền lực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Kỳ 4: Tiến hành kiên quyết, kiên trì, bài bản

(PLVN) -Tính chất gay gắt, phức tạp của cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không chỉ bởi chúng ta phải chống lại sự tha hóa về quyền lực, đạo đức, lối sống…, mà còn phải đối diện với những “thế lực hắc ám” có chức quyền, đầy mưu mô. Bởi vậy, đây là cuộc chiến vô cùng cam go, khốc liệt, cần phải được tiến hành kiên quyết, kiên trì, bài bản, mạnh mẽ.

Đọc thêm

Kiểm soát quyền lực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Kỳ 3: Người thực thi quyền lực phải được kiểm soát quyền lực

Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó nhấn mạnh trọng tâm hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Để giải quyết cơ bản tình trạng lạm quyền, lộng quyền trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bên cạnh tuyên truyền, giáo dục, cần phải hoàn thiện đồng bộ thể chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để người thực thi quyền lực phải được kiểm soát quyền lực.

Kiểm soát quyền lực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Kỳ 2: Lựa chọn cán bộ 'đúng vai, thuộc bài'

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu cán bộ, chiến sĩ, công chức các cơ quan nội chính phải công tâm, khách quan, trọng liêm sỉ. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Theo quy định, những cơ quan thực thi, bảo vệ pháp luật phải hội tụ những người ưu tú, được lựa chọn kỹ càng, nhưng trên thực tế vẫn lọt vào những phần tử cơ hội, thoái hóa biến chất. Do đó, cái gốc vẫn là khâu lựa chọn và quản lý cán bộ. Lựa chọn đúng cán bộ sẽ bảo đảm thành công cho thực hành văn hóa liêm chính khi thừa hành công vụ.

Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) từ kinh nghiệm quốc tế

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn; Chủ tịch Hội đồng Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam Hà Hùng Cường - nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 2/10, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức tọa đàm với chủ đề “Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại - kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo cho Việt Nam” nhằm đóng góp ý kiến, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Xem xét quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV

Xem xét quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, thật sự khách quan, công tâm, thể hiện chính kiến của mình đối với Tờ trình và dự kiến quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV.

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Chiều 1/10, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 7, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và gặp mặt các đồng chí Ủy viên Quân ủy Trung ương, đại biểu Quân đội dự Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII.

Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -Ngày 30/9, kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, tăng tốc phát triển sản xuất công nghiệp, nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023.

Khai mạc Hội nghị Trung ương 8

Khai mạc Hội nghị Trung ương 8
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII khai mạc trọng thể sáng nay (2/10) tại Thủ đô Hà Nội. Dự kiến, Hội nghị sẽ làm việc tới ngày 8/10.

Kiểm soát quyền lực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Kỳ 1: Khi quyền lực vượt khỏi “lồng” luật pháp

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (Nguồn ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) -Được ví như “thanh bảo kiếm”, “lá chắn thép” vững chắc để duy trì kỷ luật, kỷ cương của xã hội, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ, nhưng nhiều cán bộ trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã làm trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

300 đại biểu chính thức tham gia Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI

300 đại biểu chính thức tham gia Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI
(PLVN) - Sáng nay - 01/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 với phương châm “Dân chủ - Đổi mới - Đoàn kết - Sáng tạo”. Dự Đại hội có 300 đại biểu chính thức đại diện cho ý chí, nguyện vọng của gần 85.000 đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam.