Phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS vùng sâu xa Nghệ An

Đồng bào DTTS miền núi tại Nghệ An luôn được các trợ giúp viên đồng hành về pháp luật.
Đồng bào DTTS miền núi tại Nghệ An luôn được các trợ giúp viên đồng hành về pháp luật.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước, công tác phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý về đất đai đối với đồng bào dân tộc miền núi; các quy định pháp luật về chính sách hỗ trợ đất ở, cải thiện nhà ở, đất sản xuất, cho người nghèo, người dân tộc thiếu số (DTTS). Các trợ giúp viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh Nghệ An đang dần trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống pháp luật của mọi người dân, đặc biệt là những người được thụ hưởng chính sách tại 3 huyện nghèo của tỉnh Nghệ An.

Trong những năm qua, rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đã được các trợ giúp viên của Trung tâm hỗ trợ miễn phí trong việc phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý về các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất được Đảng và Nhà nước ưu tiên. Vì thế, nhiều người dân đã nắm rõ hơn về pháp luật, đã đòi lại được những quyền lợi của mình mà do mình thiếu hiểu biết về pháp luật nên không biết.

Để thực hiện các kế hoạch trợ giúp Sở Tư pháp Nghệ An đã ban hành kế hoạch số 24 ngày 10/1/2023 về kế hoạch trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2023. Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Nghệ An đã tổ chức 4 cuộc tập huấn về phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý với hơn 500 người tham dự với nội dung liên quan đến chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS và MN ở 3 huyện nghèo của tỉnh.

Qua đó những người dân tham gia đã nắm bắt được những quy định của pháp luật về chính sách đất ở, đất sản xuất dành cho đồng bào đã nâng cao khả năng hiểu biết và tiếp thu của người dân nhằm giúp họ đảm bảo được quyền lợi chính đáng mà các Chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước đã hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Các trợ giúp viên trợ giúp pháp lý và phổ biến pháp luật cho đồng bào miền núi

Các trợ giúp viên trợ giúp pháp lý và phổ biến pháp luật cho đồng bào miền núi

Kết quả, trong năm 2023, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Nghệ An thụ lý 1291 vụ, việc trong đó việc tư vấn 159 việc; vụ việc đại diện ngoài tố tụng là: 9; vụ việc tham gia tố tụng và là 1123 vụ việc (kì trước chuyển qua 327, thụ lý trong kỳ 805 vụ, việc). Tổng số vụ việc của Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Nghệ An tăng cao (299 vụ, việc) chiếm 30,14%, chủ yếu liên quan đến chính sách đất ở, đất sản xuất mà đồng bào dân tộc thiểu số gặp phải.

Trong năm, Trung tâm đã kí hợp đồng thực hiện TGPL với 3 Luật sư để thực hiện các đợt trợ giúp. Tổng số lượt người được TGPL là 915 lượt/1291 vụ việc chiếm 70,87% , trong đó số lượt người được trợ giúp bằng hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng là 756 lượt/1123 vụ việc chiếm 67,4%. So với cùng kì năm 2022 số lượt người được trợ giúp pháp lý tăng 199 lượt.

Những buổi tập huấn, trợ giúp thu hút rất đông người dân tham gia.

Những buổi tập huấn, trợ giúp thu hút rất đông người dân tham gia.

Nhìn chung các đối tượng được trợ giúp pháp lý chủ yếu là nam giới 762/915 chiếm 83,27%; Đối tượng thuộc diện người dân tộc thiểu số 423/915 chiếm 46,22%; Người bị buộc tội từ đủ 16 đến 18 tuổi 194/915 chiếm 21,2 %; Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo 56/915 chiếm 6,1 %; người thuộc hộ nghèo 36/915 chiếm 3,9%...

Trong năm 2023, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Nghệ An đã triển khai được 37 đợt tuyên truyền về việc phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý; tư vấn pháp luật đất đai về cơ sở cho các xã, thôn, bản thuộc các huyện Tương Dương, Tân Kỳ, Quỳ Châu, Con Cuông. Số người tham dự truyền thông hơn 2.300 lượt người.

Hội nghị tập huấn về tiếp cận trợ giúp pháp lý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Nghệ An

Hội nghị tập huấn về tiếp cận trợ giúp pháp lý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Nghệ An

Cùng với đó, Trung tâm đã tổ chức thực hiện 2 cuộc tập huấn điểm về phổ biến pháp luật tiếp cận trợ giúp pháp lý cho 328 già làng, trưởng bản của hai huyện Tương Dương và Kì Sơn nhằm thực hiện tốt chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số. Cung cấp 130 Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý cho 130 thôn, bản thuộc huyện Tương Dương và 5000 tờ gấp pháp luật cho các thôn, bản thuộc huyện Kì Sơn.

Ngoài trụ sở chính, Trung tâm mở hai chi nhánh đóng tại TX Thái Hoà (tuyến đường QL 48) thuận tiện cho đồng bào DTTS các huyện miền núi như Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn đi lại và chi nhánh đặt tại huyện Tương Dương tuyến QL7A nơi đồng bào DTTS các huyện miền núi như Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông sẽ thuận tiện trong giao thông khi đến liên hệ để được trợ giúp.

Trợ giúp viên Nguyễn Văn Hùng - Trưởng chi nhánh TGPL số 3 tại Tương Dương luôn đồng hành sát cánh cùng với những bà con DTTS, những người yếu thế.

Trợ giúp viên Nguyễn Văn Hùng - Trưởng chi nhánh TGPL số 3 tại Tương Dương luôn đồng hành sát cánh cùng với những bà con DTTS, những người yếu thế.

Hiệu quả hoạt động của Chi nhánh ngày càng được khẳng định, nhiều đối tượng thuộc diện TGPL đã được hướng dẫn, giải quyết vướng mắc, tranh chấp về đất ở, đất sản xuất ngay tại cơ sở, giảm tải việc đi lại của người dân, góp phần giảm bớt đơn thư, khiếu kiện vượt cấp, kéo dài. Hiệu quả của hoạt động phổ biến pháp luật và phối hợp TGPL giữa một số cơ quan tiến hành tố tụng với Trung tâm TGPL ngày càng hiệu quả và thực chất về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc miền núi; các quy định về chính sách hỗ trợ đất ở, cải thiện nhà ở, đất sản xuất,

Nghệ An là tỉnh có địa bàn rộng, đối tượng thuộc diện cần phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý chiếm khoảng 50% dân số nhưng lại tập trung ở những vùng có địa hình phức tạp, hiểm trở, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn.

Vì vậy, công tác tuyên truyền pháp luật, đặc biệt là chính sách về đất ở, đất sản xuất của đồng bào DTTS chưa đến được với nhiều thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng cao. Những cán bộ Trợ giúp pháp lý luôn là điểm tựa để những người yếu, người nghèo trong đó có đồng bào DTTS tìm đến khi có những vướng mắc về mặt pháp luật.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nâng cao vị thế của người phụ nữ vùng cao Quảng Ngãi

Nâng cao vị thế của người phụ nữ vùng cao Quảng Ngãi
(PLVN) - Công tác bình đẳng giới rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, nhất là với phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tại Quảng Ngãi, vị thế của người phụ nữ miền núi ngày càng được nâng cao khi tham gia các hoạt động chính trị, từng bước tháo gỡ định kiến về giới.

Hội LHPN Nghệ An: Gỡ rào cản văn hóa, mở lối phát triển bền vững cho phụ nữ

Hội LHPN Nghệ An: Gỡ rào cản văn hóa, mở lối phát triển bền vững cho phụ nữ
(PLVN) - Hội LHPN Việt Nam chủ trì thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG, với mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nghệ An trao đổi với phóng viên về những nỗ lực và định hướng của Hội LHPN trong việc thực hiện các công việc của dự án này.

'Chuyển hóa nhận thức, thay đổi cuộc đời': Vai trò của Ban Dân tộc Nghệ An trong Dự án 8

'Chuyển hóa nhận thức, thay đổi cuộc đời': Vai trò của Ban Dân tộc Nghệ An trong Dự án 8
(PLVN) - Bình đẳng giới và chăm sóc phụ nữ, trẻ em tại vùng khó khăn không chỉ là một mục tiêu, mà còn là nhiệm vụ cấp bách trong hành trình phát triển bền vững của đất nước. Tại Nghệ An, Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG đã từng bước mang lại những chuyển biến tích cực, giúp xóa bỏ định kiến, thay đổi nếp nghĩ, và nâng cao quyền năng cho phụ nữ dân tộc thiểu số. 

Hiệu quả từ Dự án thực hiện bình đẳng giới và phát triển đời sống phụ nữ - trẻ em tại huyện rẻo cao

Một buổi truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt "đia chỉ tin cậy tại cộng đồng"
(PLVN) -Với địa hình nhiều đồi núi phức tạp, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đã đạt được những thành công bước đầu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Thắp sáng niềm tin nơi vùng cao Kỳ Sơn: Hành trình đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em

Chiến dịch truyền thông phòng, chống tảo hôn-hôn nhân cận huyết thống.
(PLVN) - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kỳ Sơn đã trở thành cánh tay nối dài của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lời cam kết bền bỉ trong hành trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc ở Bạc Liêu

Quang cảnh Đại hội.
(PLVN) - Ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024. Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.
(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Thay đổi nếp nghĩ cách làm của phụ nữ DTTS tại Quỳ Hợp

Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em nâng cao nhận thức cho chị em đồng bào DTTS.
(PLVN) - Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tạo nên sự thay đổi rõ nét tại huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Bằng chứng là những chuyển biến tích cực, giúp chị em phụ nữ nơi đây tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc thay đổi tư duy và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu
(PLVN) - Tuyến tỉnh lộ 185 đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu (Lâm Bình – Tuyên Quang) dài hơn 2,6km sẽ được đầu tư 41,25 tỷ đồng, trong đó có 39,95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).