Tiếp bước cho học sinh dân tộc thiểu số Nghệ An đến trường

Học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học phổ thông số 2, được tuyên dương có thành tích cao trong học tập
Học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học phổ thông số 2, được tuyên dương có thành tích cao trong học tập
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nghệ An với hơn 49.267 là người dân tộc thiểu số, chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh. Trong đó, 129.568 là học sinh các cấp, với 91 trường chuyên biệt dành cho con, em vùng đồng bào dân tộc thiểu số .

Giáo dục Nghệ An trong những năm qua luôn có bước phát triển, chất lượng giáo dục đại trà ở giáo dục phổ thông đảm bảo ổn định vững chắc, chất lượng mũi nhọn tiếp tục nằm trong tốp đầu cả nước, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT bình quân đạt 95% trở lên và là một trong những địa phương dẫn đầu phong trào học tập.

Công tác hướng nghiệp, dạy nghề luôn được chú trọng, ngày càng hiệu quả và thực chất hơn. Chất lượng giáo dục vùng dân tộc và miền núi có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nguồn lực có chất lượng cho tỉnh nhà.

Theo số liệu từ Sở giáo dục và Đào tạo Nghệ An: Toàn tỉnh Nghệ An có 129.568 học sinh là người dân tộc thiểu số, chiếm 14,49% tổng số học sinh trên địa bàn, trong đó, mầm non có 28.694 cháu, tiểu học có 51.402 em, THCS có 36.190 em và THPT có 13.282. Với 91 trường chuyên biệt học dành cho con, em vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhiều học sinh được hưởng chế độ theo Nghị định 84/2020/NĐ-CP

Nhiều học sinh được hưởng chế độ theo Nghị định 84/2020/NĐ-CP

Nghệ An hiện có 2 Trường phổ thông dân tộc nội trú cấp THPT đó là: Trường Trung học phổ thông dân tộc nội trú (THPT DTNT) tỉnh với tổng số học sinh là 791 em và Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học phổ thông số 2 (PTDTNT THPT) có số học sinh là 719 em; có 6 trường PTDTNT THCS đóng trên địa bàn các huyện vùng cao với tổng số 2.359 học sinh.

Các trường được đầu tư khá đầy đủ từ trang thiết bị dạy học đến khu vực ký túc xá. Học sinh tại đây, được hưởng chế độ theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020; Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ và Thông tư số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009. Theo đó, có 3.686 học sinh được hưởng học bổng bằng 80% mức lương tối thiểu của Nhà nước với thời gian 12 tháng/năm.

Được nhà nước đầu tư đầy đủ từ cơ sở vật chất học hành đến hoạt động thể thao

Được nhà nước đầu tư đầy đủ từ cơ sở vật chất học hành đến hoạt động thể thao

Chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã thôn đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã được tỉnh Nghệ An triển khai kịp thời, có hiệu quả, tạo điều kiện cho con em các gia đình ở vùng đặc biệt khó khăn, gia đình thuộc diện hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới được đến trường học tập, qua đó, góp phần giúp các trường làm tốt công tác huy động học sinh ra lớp, hạn chế đến mức thấp nhất số học sinh bỏ học, tạo chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.

Cụ thể có 39 trường PTDTBTTH, 8 trường PTDTBT TH&THCS và 36 trường PTDTBT THCS đóng tại địa bàn các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, với 28.700 học sinh. Có 24.383 học sinh được hưởng chính sách theo Nghị định 116/2016 NĐ – CP. Theo đó, mỗi học sinh được hỗ trợ 40% tiền ăn, 10% tiền ở và 15kg gạo/tháng.

Phòng ở tại ký túc xá Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học phổ thông số 2

Phòng ở tại ký túc xá Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học phổ thông số 2

Song song với các chính sách hỗ trợ giáo dục từ Trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành một số chính sách khác như: Nghị quyết 57/2016/NQ-HĐND ngày 16/12/2016 quy định khoảng cách, địa bàn và tỷ lệ nấu ăn cho các trường PTDTBT và trường phổ thông nấu ăn tập trung cho học sinh theo; Nghị quyết số 10/2019/NQ- HĐND ngày 12/7/2019 quy định chế độ hỗ trợ nhân viên các trường phổ thông dân tộc bán trú và phổ thông dân tộc nội trú; định mức khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh nghệ An…

Với việc triển khai các chính sách dành cho học sinh dân tộc thiểu số kịp thời mang lại hiệu quả thiết thực, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số có cơ hội được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong môi trường tốt hơn, nâng bước cho hàng nghìn học sinh dân tộc được đến trường. Góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh Đại hội.

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc ở Bạc Liêu

(PLVN) - Ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024. Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Đọc thêm

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quảng Ninh sơ kết 3 năm về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) -Ngày 10/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06, “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái
(PLVN) - Trong những năm qua, TP Móng Cái (Quảng Ninh) luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Sau 10 năm triển khai cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã gặt hái được những thành công và để thấy rõ những hiệu quả của công tác mang lại Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bá Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Móng Cái về vấn đề này.