Trẻ nạp “vitamin” tinh thần và thể chất qua các bài hát đồng dao

Thế giới kỳ diệu trong tâm hồn trẻ tràn ngập với các bài hát đồng dao và trò chơi dân gian truyền thống.
Thế giới kỳ diệu trong tâm hồn trẻ tràn ngập với các bài hát đồng dao và trò chơi dân gian truyền thống.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cuộc sống hiện đại, rất nhiều đứa trẻ ở thành phố, tuy đã 5-6 tuổi nhưng không thể nói được một câu gãy gọn. Sự tưởng tượng của trẻ nhỏ bị “giam cầm” bởi ti vi, trò chơi điện tử. Một trào lưu giáo dục con bằng... đồng dao đã được rất nhiều ông bố, bà mẹ tiến hành nhằm cứu con thoái khỏi cảnh “gà công nghiệp”.

Giữ tuổi thơ của trẻ qua những bài đồng dao

Mới 5 tuổi, bé Hữu Nghĩa (Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội), con chị Hoan đã thành thạo các trò chơi điện tử trong máy vi tính của chị. Cứ lúc nào rỗi, bé lại đòi mở máy của chị để chơi. Ban đầu, chị Hoan lấy làm tự hào khi thấy con mình thông minh, đánh điện tử cứ là “nhoay nhoáy”.

Được bố mẹ “bật đèn xanh”, cu cậu ham mê chơi điện tử lúc nào chẳng hay. Chồng chị Hoan chiều con tới nỗi đi công tác nước ngoài về, sắm hẳn cho cu cậu cái ipad (máy tính bảng) trị giá hơn chục triệu đồng để chơi game.

Có máy trong tay, hàng ngày, Nghĩa chơi tới 4-5 tiếng đồng hồ. Sau 2 tháng làm “game thủ”, bé Nghĩa xanh xao, luôn miệng chán ăn, đôi mắt lúc nào cũng lờ đờ, mệt mỏi. Đi học mẫu giáo về, cô giáo than phiền là bé Nghĩa không chịu học bài, không chịu chơi với các bạn, luôn miệng xưng là “chiến binh”, là “anh hùng trái đất”, là “giang hồ bất diệt”... Chưa hết, bé Nghĩa sẵn sàng đánh bạn khi nổi cáu.

Cô giáo bé Nghĩa còn cảnh báo: “Nếu gia đình cứ tiếp tục “giam” bé Nghĩa trong nhà với những trò chơi điện tử thì rất có thể bé sẽ bị rối loạn tâm lý và sức khỏe”.

Không mải chơi game như bé Nghĩa, bé Diệu Trang (4 tuổi, ở khu tập thể Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội) lại thường hay quanh quẩn góc nhà chơi một mình. Bé đã quá quen chơi thui thủi một mình. Anh chị đã nhốt bé Trang trong nhà từ khi còn nhỏ với cô giúp việc. Vì quá giữ gìn, không được ra nắng gió, không được vận động, nên bé Trang da trắng bủng, xanh xao, yếu ớt, cứ trở trời là ốm đau. Chưa kể tới việc, lên 4 tuổi mà bé Trang chỉ nói được vài từ rời rạc, với vốn từ ít ỏi, khả năng vận động chậm chạp.

Thấy con không mấy phát triển thể chất và tâm hồn, cũng như chị Hoan, vợ chồng anh Trung bắt đầu hoảng và đã tìm đến các nhà giáo dục học, tâm lý học để được tư vấn. Tại đây, các nhà giáo dục học khuyên bố mẹ cùng con chơi những trò chơi truyền thống và hát đồng dao.

Dù ngôn ngữ, phong tục tập quán khác nhau, nhưng các cộng đồng dân tộc Việt Nam đều sáng tạo nên đồng dao - một loại hình văn hóa dân gian độc đáo dành cho trẻ em. Cùng với các trò chơi dân gian gắn liền, thế giới kỳ diệu này đã góp phần giáo dục, rèn luyện thể lực, kỹ năng và phát triển trí thông minh cũng như nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.

Nội dung các bài đồng dao rất phong phú, đề cập đến nhiều mặt của đời sống xã hội như về lao động sản xuất về đạo đức làm người, về tự nhiên… Có vần có điệu vui tai, hình ảnh sinh động, và luôn chứa đựng những bài học quý giá, có ý nghĩa lớn lao, giúp trẻ em làm quen với thiên nhiên xã hội, con người xung quanh và giáo dục cách cư xử, cách sống.

Bắt đầu từ những câu hát ru trên vành nôi của loại hình đồng dao, các em bé bắt đầu cảm nhận tình yêu, sự gắn bó với cha mẹ và làm quen với ngôn ngữ, thanh điệu. Lớn hơn, trẻ em bắt đầu những bài học đầu tiên, làm quen với thế giới xung quanh, làm quen với mối quan hệ bạn bè, cộng đồng.

Những bài hát đồng dao trong trẻo cất lên khiến trẻ được “nạp vitamin thể chất và tinh thần”.

Những bài hát đồng dao trong trẻo cất lên khiến trẻ được “nạp vitamin thể chất và tinh thần”.

Một thế giới kỳ diệu trong tâm hồn trẻ

Mỗi bài đồng dao được thể hiện trong những hoàn cảnh khác nhau, phù hợp với mỗi kiểu trò chơi. Trong đồng dao của trẻ em dân tộc Thái, bài đồng dao “Thả Bươn” (Đố Trăng) được hát và chơi vào những đêm trăng sáng trên bãi cỏ rộng.

Các con vật xuất hiện trong nhiều bài đồng dao như những người bạn nhỏ bé để trẻ tâm tình, sẻ chia tình cảm của con người: “Tu hú là chú bồ các/Bồ các là bác chim di/Chim di là dì sáo sậu/ Sáo sậu là cậu chim đen…”. Các con vật cũng là những đối tượng để phê phán thói hư tật xấu. Bên cạnh đó, các đồ vật trong sinh hoạt, trong lao động sản xuất, các loại quả cũng trở thành những đề tài khá phổ biến trong đồng dao.

Trò chơi còn giáo dục thể lực ở trẻ. “Đánh chuyền” với động tác “nâng lấy một, chộp lấy đôi, sang tay qua, ra tay chống” chẳng phải có tác dụng luyện gân, các cơ ở cổ tay, cánh tay, khuỷu tay cho bé gái sao? Trò “đánh khăng” ít nhiều là môn thể thao là sự vận động toàn diện kết thúc với chạy, nhảy, đuổi bắt, cõng nhau.

Còn bao trò chơi khác với cách thức vận động khác. Các trò chơi thường lặp đi lặp lại. Người lớn xem hay chơi có thể chán, nhưng với trẻ em đó là một việc thú vị. Cùng cách chơi “Đuổi bắt” nhưng được các em biến hóa xê dịch trong nhiều trò chơi... Qua trò chơi, các em được dịp rèn luyện mắt, chân tay, luyện thính giác, khướu giác... Và sau cùng đồng dao và trò chơi như những chất keo nối kết những tình bạn trong sáng, ngây thơ giữa lũ trẻ với nhau qua các trò chơi.

Những kinh nghiệm được đúc rút về thời tiết, mùa vụ trong các bài đồng dao giúp trẻ em làm quen với thiên nhiên, với đời sống lao động, sản xuất. Đây là cách trao truyền vốn tri thức dân gian của các thế hệ đi trước với thế hệ tương lai rất hiệu quả, nó thấm nhuần qua từng câu chữ, được tiếp nhận hết sức tự nhiên. “Tháng một là tháng trồng khoai/ Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà” hay “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng/ Bay vừa thì râm”.

Các trò chơi dân gian gắn với các bài đồng dao, trẻ em vừa chơi đùa vừa hát, lặp lại nhiều lần trong mỗi cuộc chơi. Các bài hát về các loại quả, cây lá con vật, đồ vật, sự việc, các hiện tượng thiên nhiên... luôn ngắn gọn nhưng nêu bật đặc điểm nổi bật của chúng để dễ dàng nhận diện qua câu hát. Qua đó, trí tưởng tượng của trẻ em được kích thức, khả năng ghi nhớ được hình thành.

Những tiết mục vui nhộn do học sinh Trường Dân tộc Nội trú THCS Con Cuông đã khiến nhiều người thích thú bởi sự trong sáng, ngây thơ nhưng giọng hát vô cùng mạnh mẽ, vui tươi, những động tác múa vô cùng dứt khoát và điêu luyện. Đó là tiết mục “Hát vui hội mùa xuân” sáng tác của Nghệ nhân Lương Nghiệp. Tiếp đó là “Ca dao vui tiếng chuyển mùa”, “Hỏi con chim chích”….

Tính tương đồng và phổ biến của đồng dao gắn liền với các trò chơi dân gian là nét đặc sắc nhất của đồng dao. Nhiều bài đồng dao và trò chơi dân gian của nhiều vùng miền, nhiều dân tộc khá tương đồng. Điều đó vừa thể hiện sự lan tỏa, giao thoa, học hỏi lẫn nhau trong văn hóa các vùng miền, vừa là sự tương đồng về văn hóa.

Trở lại câu chuyện của bé Nghĩa và bé Trang, sau khi được bố mẹ chơi trò chơi dân gian và hát đồng dao cùng, bé Nghĩa và bé Trang khỏe mạnh, nhanh nhẹn hẳn lên. Các bé thuộc rất nhiều bài đồng dao, dĩ nhiên, từ vựng của các bé tăng nhiều lên trông thấy. Các bé đã chơi hòa đồng, sức khỏe thể chất và tinh thần ngày một phát triển. Các bé có thể kể chuyện với vốn từ phong phú hơn.

… Dù cuộc sống hiện đại, đồng dao vẫn còn đó trong thế giới trẻ thơ của nhiều vùng, miền của đất nước và trong ký ức tuổi thơ đẹp đẽ của bao thế hệ người Việt Nam. Đồng dao - thế giới thần tiên của trẻ thơ vẫn còn nguyên giá trị như vốn có từ xa xưa.

Theo TS.Giáo dục Nguyễn Thụy Anh, đồng dao giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ do đồng dao phong phú về từ vựng, hình ảnh sống động từ “cơm trắng”, “cây mía”, “con chó” cho đến “phú ông”, “nhà Trời”... Đồng dao còn giúp trẻ hòa đồng và hội nhập với thiên nhiên thông qua những hình ảnh gần gũi, quen thuộc xung quanh trẻ như “con cá”, củ khoai, “cây cam”, “cây quýt”, “trời mưa”, “bong bóng”...

Tình yêu cuộc sống, yêu lao động cũng được các thế hệ cha ông truyền tải qua các bài đồng dao để gửi gắm cho con trẻ. Qua các bài đồng dao, từ tình yêu cha mẹ, yêu những điều nhỏ bé thân thuộc, trẻ em được bồi đắp thành tình yêu quê hương, đất nước.

Hát đồng dao các em nhỏ được vui chơi giải trí, tăng cường khả năng nhận thức, phát triển tư duy ngôn ngữ. Những lời hát đồng dao đã giáo dục cảm xúc cho các em trong quan hệ với thiên nhiên, xã hội, và sinh hoạt cộng đồng. Ngoài ra, các em còn được giáo dục về lòng kiên trì, tính trung thực và lòng dũng cảm.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.