Tràn lan giấy khám sức khỏe giả

Các đối tượng bị bắt và một số tài liệu, con dấu giả được cơ quan điều tra thu giữ
Các đối tượng bị bắt và một số tài liệu, con dấu giả được cơ quan điều tra thu giữ
(PLO) - Để có giấy khám sức khỏe làm hồ sơ phải bảo đảm quy trình khám nhiều bước. Song để đỡ mất thời gian, không ít người nhờ các đối tượng “cò mồi” làm hộ. Cầu lớn đến nỗi, nhiều đối tượng lập đường dây làm giả, loại giấy này đã trở thành “món hàng” được giao bán không chỉ ở cổng nhiều bệnh viện, phòng khám mà còn được quảng cáo nhan nhản trên mạng xã hội. 
Đầu một đằng, đuôi một nẻo
Dừng xe tại cổng Trung tâm Giám định Y khoa của Sở Y tế Hà Nội, trụ sở ở 86 Thợ Nhuộm, tôi được người phụ nữ tên Thanh Nhàn “tiếp”. Mua một tờ giấy chứng nhận sức khỏe (CNSK) của chị Nhàn với giá 250 nghìn đồng, chỉ nhìn sơ qua phát hiện sự vênh nhau giữa nơi cấp giấy và con dấu. 
Hơn thế, các thông tin cũng hết sức sơ sài: không ghi chiều cao, cân nặng, các thông số khám khác cũng được ghi chung chung là “bt” (bình thường). Tại đây, hiện còn ba đối tượng “cò mồi”, ngoài Thanh Nhàn còn có hai người phụ nữ chừng 60 tuổi khác.
Tương tự, tôi quay ra cổng bệnh viện Đa khoa Hà Đông (quận Hà Đông), lập tức mấy đối tượng “cò mồi” đã xô lại hỏi: “Mua sức khỏe không?”. Một người phụ nữ chen sát vào tôi: “Nhanh lắm, cần bao nhiêu cũng có, chẳng cần phải khám đâu”. 
Đi theo người phụ nữ tên K. tấp vào lề đường. Hai bên thỏa thuận với nhau, giá của tờ giấy CNSK là 200 nghìn đồng. Lấy thông tin xong, chị K. đi vào một con ngõ, chỉ trong ít phút quay ra đã có tờ kết quả. Hỏi, nếu cần cho 30 học viên cùng lúc thì có không? Chị K. móc trong túi ra: “Đây, cả một xấp đã đóng dấu sẵn. Chỉ cần điền tên”. Tôi tìm cách thoái lui: “Vâng, vậy để chiều em thống nhất xong thì quay lại nhé!”.
Chỉ xem qua đã thấy những chỗ vô lý. Ví dụ ở hàng trên cùng thể hiện nơi cấp, ghi là Sở Y tế Hà Nội, nhưng con dấu là của Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương (GTVTTƯ). Nhằm lý giải sự khác nhau giữa giấy thật và giấy giả, tôi cầm những tờ giấy CNSK mua được đến Bệnh viện GTVTTƯ để đối chiếu với mẫu giấy tại đây. 
Bác sĩ Nguyễn Công Sơn - Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp đưa ra mẫu của bệnh viện vẫn cấp cho khách hàng. Mẫu giấy của Bệnh viện GTVTTƯ ghi tiêu đề là “Giấy khám sức khỏe” chứ không phải “Giấy chứng nhận sức khỏe”. Xem kỹ, phát hiện con dấu, chữ ký đều không giống với mẫu của bệnh viện này. “Đây rõ ràng là giả mạo”, ông Sơn nói. 
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Xuân Loan, người chịu trách nhiệm ký kết luận cho biết: “Chỉ nhìn sơ qua là biết thông tin giấy mua bên ngoài mâu thuẫn, đầu một đằng, đuôi một nẻo. Làm gì có chuyện hai cơ quan cùng cấp chung một tờ giấy. Chữ ký cũng chẳng giống chữ của tôi”.
Vấn nạn “nhức mắt” này đã diễn ra thường xuyên mà Báo PLVN đã từng đăng tải. Phải chăng các cơ quan chức năng buông lỏng quản lý? Ông Đào Thiện Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông bày tỏ: “Tình trạng diễn ra nhiều năm. Các đối tượng đứng ở bên ngoài bệnh viện, chúng tôi không thể xử lý được”. Làm sao để dẹp tình trạng này, lập lại an ninh trật tự nơi các cổng phòng khám, bệnh viện, đồng thời giảm những chuyện bi hài như người tàn tật cũng có sức khỏe bình thường, người hỏng mắt có thị lực 10/10?
Quản lý còn lỏng lẻo?
Có một điều đáng nói là tình trạng bán giấy CNSK không chỉ diễn ra ở đối tượng là “cò mồi”, ngay cả tại những phòng khám, trạm y tế cấp xã, cơ sở của Nhà nước không đủ điều kiện cũng “bán” loại giấy này. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng lao động tại các doanh nghiệp, mà còn gây lãng phí tiền của. 
Trước thực trạng ấy, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 14/2013/TT-BYT, ngày 6/5/2013, yêu cầu lãnh đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động khám sức khỏe tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB). Thông tư chỉ cho phép những cơ sở KBCB đã đáp ứng đầy đủ điều kiện được quy định tại Thông tư này số mới được tổ chức hoạt động khám sức khỏe, và chỉ được khám sức khỏe theo đúng nội dung đã công bố. 
Ông Nguyễn Việt Cường - Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, nhiều cơ sở không đủ điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực đã phải tạm dừng hoạt động, hoặc tạm dừng cấp giấy CNSK, đồng thời xử lý những cơ sở vi phạm trong khám, chữa bệnh và cấp giấy CNSK. 
Tuy nhiên, theo một đại diện thanh tra Sở Y tế Hà Nội, đến nay vẫn chưa có cơ chế cụ thể cho việc xử phạt trong cấp giấy CNSK trong khối công lập, mà chỉ có thể xử lý theo Luật Viên chức. Ông Nguyễn Việt Cường cho hay: “Mấy năm qua là giai đoạn chuyển tiếp, thay đổi luật nên thực tế trong việc cấp giấy CNSK chưa xử lý, mà chỉ nhắc nhở. Với các đối tượng “cò mồi”, thanh tra chưa có cơ chế xử phạt và hiện việc quản lý vẫn là do bên công an”.
Thế nhưng, với các đồng chí công an phường, quản lý nơi các cổng bệnh viện, phòng khám cũng cho rằng cơ chế xử phạt đối tượng “cò mồi” rất ít. Với việc bán nhỏ lẻ, chỉ có thể xử phạt hành chính vài trăm nghìn nên không đủ sức răn đe. Phải chăng đây là kẽ hở khiến các đối tượng “cò mồi” vẫn mặc sức hoành hành?
Trong hàng trăm vụ xử lý nhỏ lẻ, đầu năm 2015, Phòng Cảnh sát hình sự (PC45) phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50) Công an thành phố Hà Nội đã làm rõ, phá đường dây làm giả và mua bán giấy xuất, nhập viện tại một số bệnh viện đóng trên địa bàn Hà Nội. 
Vụ thứ nhất có năm đối tượng chuyên làm giả và tiêu thụ các loại giấy tờ của Bệnh viện GTVTTƯ gồm: Nguyễn Thị Thương (SN 1991, trú tại quận Hoàn Kiếm), Đặng Thị Tuyết (SN 1995, trú tại phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy), Dương Văn Mạnh (SN 1991) và Vũ Văn Đề (SN 1991) cùng trú tại quận Thanh Xuân), Đinh Quang Tùng (SN 1991, trú tại quận Cầu Giấy). Cả năm đối tượng này đều là sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. 
Vụ thứ hai là nhóm đối tượng làm giả, mua bán giấy khám sức khỏe, xuất - nhập viện của Bệnh viện GTVTTƯ, lực lượng chức năng đã phát hiện hoạt động mua bán giấy tờ giả của Đinh Thế Nam (SN 1993) và Bùi Thị Thu Hà (SN 1991) đều là sinh viên thuê trọ ở phường Mai Động, quận Hoàng Mai.
Phá cùng lúc hai đường dây làm giả giấy tờ, cho thấy những nỗ lực của cơ quan chức năng, song vẫn là chưa đủ. Ngay như tại Trung tâm Giám định pháp y Hà Nội, tại số 86 Thợ Nhuộm, ông Nguyễn Việt Cường cho biết đã không còn “cò mồi” vì cơ sở này đã dừng khám, cấp giấy. 
Khi phóng viên đưa ra tờ giấy vừa mua được của một người tại đây, ông Cường nói sẽ cho kiểm tra. Việc cấp giấy lộn xộn tại các cơ sở khác cũng như việc xử lý “cò mồi” cần phải được làm ráo riết hơn, như đã chỉnh đốn Phòng khám đa khoa 52C Hàng Bài, Bệnh viện Đa khoa Thanh Trì, Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn (Hà Nội)…

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.