TP Hồ Chí Minh: Tập trung giải quyết án có điều kiện thi hành

Ông Nguyễn Văn Lực (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THA dân sự) (Ảnh: Internet)
Ông Nguyễn Văn Lực (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THA dân sự) (Ảnh: Internet)
(PLO) - Mặc dù lực lượng biên chế bị cắt giảm, khối lượng công việc lớn và gặp nhiều khó khăn, nhưng bằng sự nỗ lực, đoàn kết một lòng nên 6 tháng đầu năm 2016, Thi hành án dân sự (THADS) TP HCM đã gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Cục THADS TP HCM vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác THADS 6 tháng cuối năm và kết hợp với việc đơn vị này chuyển về trụ sở mới (địa chỉ 372A Nguyễn Văn Lượng, phường 16, quận Gò Vấp). Tới dự Hội nghị có ông Nguyễn Văn Lực - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS, đại diện Viện kiểm sát, Công an thành phố…

Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm (từ 01/10/2015 – 31/03/2016) THADS TP HCM thụ lý hơn 63 nghìn việc, tăng gần 2 nghìn việc so với cùng kỳ năm 2015, trong đó số cũ chuyển sang hơn 31 nghìn việc, thụ lý mới gần 32 nghìn việc. Trong tổng số việc thụ lý, số việc có điều kiện thi hành là gần 53 nghìn việc (chiếm tỷ lệ 84,4%), số chưa có điều kiện thi hành là gần 10 nghìn việc. Hiện THADS TP đã thi hành xong gần 22,5 nghìn việc, tăng  hơn 1 nghìn việc so với cùng kỳ năm 2015. 

Liên quan đến tiền THA, tổng số thụ lý là hơn 45 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 5 ngàn tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2015, trong đó số có điều kiện thi hành là hơn 32 ngàn tỷ. Hiện THADS TP đã thi hành xong gần 3 ngàn tỷ đồng, tăng gần 500 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2015.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Lực - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS đã nhiệt liệt biểu dương tinh thần vượt qua muôn vàn khó khăn để vươn lên của THADS TP HCM. Với tinh thần đoàn kết, nỗ lực nên Cục THADS TP đã gặt hái được những kết quả rất đáng khích lệ cả về vụ việc lẫn về tiền thi hành án. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo làm khá tốt so với một số địa phương khác…

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Lực cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt còn hạn chế mà THADS TP cần khắc phục như: việc thi hành số án trọng điểm còn rất yếu, bởi hiện nay TP có tới 67 việc trọng điểm với số tiền phải thi hành là hơn 21 ngàn tỷ đồng, nhưng đến nay mới giải quyết xong 6 việc, với số tiền ít ỏi là gần 600 tỷ đồng. Số tiền, số việc chuyển năm sau vẫn còn cao, ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế...

Để phát huy hiệu quả công tác THA, ông Nguyễn Văn Lực lưu ý với Cục THADS TP một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới như sau, phải quyết liệt phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao, hạn chế số việc, số tiền chuyển kỳ sau. Đề nghị nâng cao hiệu quả thi hành các vụ án tham nhũng để sớm thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước. Tập trung cao độ để thi hành các việc có điều kiện thi hành; tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo; cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường quản lý tài chính, xử lý dứt điểm vật chứng tồn đọng; tích cực chuẩn bị chào mừng 70 năm ngày thành lập ngành...

Nhân dịp này, ông Nguyễn Văn Lực cũng bày tỏ với toàn thể cán bộ công chức ngành THADS TP HCM đã đồng cam cộng khổ, đồng hành với ông suốt gần 10 năm qua để xây dựng Cục THADS TP HCM ngày càng lớn mạnh. Ông Lực đã ghi nhận và đã tiếp thu các kiến nghị mà Cục THADS TP nêu lên và hứa sẽ quan tâm hết mình vì việc THADS của TP HCM tốt hay không sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình chung của cả nước (theo số liệu thống kê hiện nay, vụ việc THA chiếm 1/7, số tiền THA chiếm 1/2, trong khi biên chế chỉ 1/20 của toàn quốc).

Thay mặt ngành THADS TP, ông Vũ Quốc Doanh, quyền Cục trưởng Cục THADS TP bày tỏ tấm chân tình với người tiền nhiệm của mình và hứa sẽ quyết tâm nỗ lực để đưa THADS TP ngày càng vững mạnh. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, ông Vũ Quốc Doanh cũng nêu lên một số giải pháp mà THADS TP sẽ tiến hành trong thời gian tới như: tập trung xử lý những án có giá trị lớn; tăng cường đối thoại trực tiếp với công dân một cách chuyên nghiệp, đúng mực để tránh bức xúc của người dân. Sẽ rà soát lại việc ký hợp đồng với một số tổ chức bán đấu giá, bởi hiện nay một số tổ chức bán đấu giá có những biểu hiện tiêu cực, tránh rủi ro, hậu quả pháp lý về sau...

Đọc thêm

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.