Tình lỡ

Tình lỡ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bà vẫn hay kể cho tôi nghe về mối tình thời chiến của bà, dù bà đã lẫn và những kí ức dội về trong tâm trí khi được, khi mất nhưng nếu chịu lắng nghe thì nó cũng chắp vá lại được thành một câu chuyện tình buồn.

Bà ngót nghét đã hơn chín mươi, giọng nói có phần chậm rãi và đôi khi đương nói lại dừng lại, cảm tưởng như không biết mình đang nói những gì. Bà hay ngồi nơi chái nhà, bỏm bẻm nhai trầu rồi đôi khi còn nói chuyện một mình, mẹ tôi hay bảo:

- Ông “về” nên bà đang nói chuyện với ông đó.

Mỗi khi thấy bà ngồi nói chuyện một mình, người lớn trong nhà hay bảo thế. Nó không thiên về mê tín, nó nghĩ nhiều về đoạn tình cảm dẫu cho đã cách biệt âm dương. Tôi là đứa chắt duy nhất của bà, gọi bà bằng cố, từ nhỏ trong khi gia đình luôn bận rộn với việc mưu sinh, tôi được một tay bà nuôi dưỡng. Tuổi thơ của tôi là nơi thềm nhà, nơi bà thức dậy từ sớm, ngồi giã trầu, bày vài con đề ra xem và ngân nga với vài điệu chèo… Thanh âm của những thứ ấy theo tôi giòn giã suốt cả những cơn nắng trưa và cả sự yêu thương của bà cùng những câu chuyện kể của bà là điều tôi vẫn hằng khắc ghi.

Bà kể, trước khi lấy ông, bà có một mối tình khắc cốt ghi tâm với một người tên Thiện. Ông Thiện với bà không chỉ là thanh mai trúc mã của nhau mà còn “gần như” đã là vợ chồng, chỉ chờ một cái cỗ là về ở chung. Thế rồi, khói lửa chiến tranh nổ ra, vì tình yêu quê hương ông lên đường đi lính, chuyện tình yêu cũng vì thế trở nên trắc trở. Mỗi khi kể về ông Thiện, bà vẫn hay lén ngước nhìn lên di ảnh của ông tôi rồi cười bẽn lẽn:

- Tao kể với mày thôi chứ ổng mà biết là ổng ghen với ông Thiện lắm. Nhưng giờ ổng “đi” rồi, có muốn ghen cũng đợi tao về bên kia cái đã.

Trên đôi gò má đã in hằn những vết tích của thời gian vẫn còn nụ cười nghe chừng duyên lắm. Bà kể năm xưa bà vẫn còn trẻ lắm, khi tiễn ông Thiện lên đường nhập ngũ, bà chỉ vừa tròn mười sáu. Được đỗi bà lại quay sang ghẹo tôi:

- Xưa ấy, tuổi trăng rằm là yêu đương, nhưng giờ thời thế thay đổi rồi, mày mà yêu sớm là bà đánh cho không còn đường về nhà đấy nhé.

Bà bảo ngày xưa tình yêu Tổ quốc cháy bỏng trong mỗi con tim người dân thời bấy giờ, bản thân bà dù còn rất trẻ cũng vẫn gạt tình riêng để tiễn người yêu ra chiến trận. Bà cũng trở thành cô du kích làng, hoạt động âm thầm. Tình yêu ngày đó bền chặt lắm, ông Thiện và bà chỉ có thể duy trì tình yêu và sự nhớ nhung qua những cánh thư mà có khi rất lâu mới nhận được. Thậm chí đôi khi nhớ ông nhưng khi bà gửi thư hồi đáp ông đã hành quân sang miền khác, chỉ có bà vẫn đều đặn nhận được thư vì bà vẫn luôn ở tại quê hoạt động. Ấy vậy nhưng bà vẫn yêu ông cho đến những năm tháng về sau nữa.

Có những lần ông hành quân về lại quê cũ, dù chỉ là những ngày tháng ít ỏi nhưng đó cũng là những ngày sum họp với chốn đợi ở quê. Bà và ông luôn trân trọng từng khoảnh khắc đó. Ngày ông về lần đầu bà đã mười tám, con gái độ xuân thì mơn mởn nhưng bà vẫn giữ một lời thề thủy chung chờ đợi. Nhưng với một giọng trầm buồn, bà kể lại:

- Ngày đó, nói thiệt tao còn trẻ quá, tính tình cũng còn trẻ con, đợi ổng một thời gian dài được nhưng khi ổng ở bên lại không biết trân trọng.

Bà kể, ngày ấy hầu như chỉ nhận được thư đơn phương, cộng với nỗi nhớ cồn cào của những năm tháng xa nhau. Và thỉnh thoảng bà lại nhận được lời chọc ghẹo của các chị chàng và cả những anh lính cùng ông về quê:

- Em coi mà giữ thằng Thiện, nó được khối chị nuôi theo đấy nhé. Đó cũng là lúc bà bắt đầu để mất ông. Những lần sau khi ông về quê, bắt đầu có những cuộc cãi vã và những lúc ghen tuông. Nhưng rồi có một lần khi ông đóng quân tại chỗ lâu và bà có dịp lên thăm ông. Họ cãi vã to đến độ ông tức giận bỏ ra ngoài, còn bà, bà cũng bỏ về mà không nói gì sau đó. Vì bà nghĩ ông cũng không muốn nói chuyện và cả không tôn trọng bà, dù bà đã vất vả lên thăm ông. Sau lần đó, bà gửi cho ông một bức thư chia tay…

Cứ tưởng đó chỉ là nóng giận nhất thời, nào ngờ lần đó đã mất nhau mãi mãi. Bà lấy ông tôi khi đã quá tam tuần, một phần bà vẫn chờ ông Thiện nhưng bặt tăm tin tức, rồi bà cảm động bởi tình cảm ông tôi dành cho bà…

Rất nhiều năm sau bà mới có dịp gặp lại đồng đội ông Thiện khi xưa trong cuộc họp cựu chiến binh. Ông Thiện hy sinh trong một lần càn quét của địch, kể tới đó bà chợt đôi mắt ngấn nước nhìn tôi:

- Sau này khi con bắt đầu yêu thương một ai đó, hãy biết lắng nghe và thấu hiểu. Khi cảm thấy sắp có cãi vã, hãy ngừng nói chuyện và nhìn nhận lại mọi thứ. Vì lúc cãi nhau sẽ nói những điều mình không thực sự nghĩ như vậy.

Đồng đội ông kể lại:

- Ngày đó lúc mà cãi nhau với em xong, thằng Thiện nó ra ngoài, khi nó về thì em đã về rồi. Chắc em không biết, lúc đó nó về với hai bát phở trên tay…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Chạm một nét hoa” lan tỏa ý nghĩa sử dụng vật liệu tái chế trong hội họa. (Ảnh: VOV1)

Nghệ thuật tái chế - Hơi thở mới từ những điều cũ

(PLVN) - Khi lối sống xanh lên ngôi cũng là lúc nghệ thuật tái chế ngày càng hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa. Từ những tác phẩm đơn lẻ, nghệ thuật tái chế đã dần trở thành một xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp sáng tạo mà còn “thổi hồn” vào những vật liệu cũ bị lãng quên, mang đến cho chúng một hơi thở mới đầy ý nghĩa.

Đọc thêm

Sự khác biệt không xóa nhòa

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Cái cách cô nhắm nghiền đôi mắt lại để lắng nghe những lời áp đặt của gã khiến mọi người xung quanh những tưởng cô phải là người làm nên những lỗi lầm gì quá đáng lắm mới khiến người đàn ông đối diện giận dữ đến mức vậy.

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

(PLVN) - Nhất Hoa Nhất Khí, nơi nghệ thuật cắm hoa không chỉ là sự sắp đặt những cành hoa mà còn là câu chuyện về sự sống, về triết lý nhân sinh, sự hài hòa của thiên nhiên, con người. Khi có sự thấu cảm, tác phẩm sẽ khiến người xem thấy được khí chất đẹp đẽ nhất của hoa.

Người chồng 'mù'

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Bạn đã từng ở trong hoàn cảnh, hoặc biết ai đó, âm thầm lên kế hoạch chia tay chồng của mình? Hay một người chồng bỗng một ngày nhận được đơn ly hôn từ vợ và hoàn toàn bất ngờ về điều đó? Bạn có từng chất chứa bao nhiêu là nỗi niềm, bạn cần vô cùng một người để chia sẻ, mà lại chẳng thể nói gì với người đang đắp chăn nằm bên cạnh?

Hoa thơm đầy ngõ

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sáng sớm, ông Phê chào cả nhà, nói đi một lát, về sẽ có quà cho Bi. Đã quá trưa, không thấy ông nội về, thằng Bi phụng phịu với mẹ: “Ông đi đâu mà lâu thế không biết”. Người bố quát con “Mặc ông, ăn nhanh lên mẹ mày còn dọn”.

Nhớ mùa hoa gạo

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Mỗi khi quay lại thăm trường cũ tôi lại bồi hồi đứng trước gốc gạo đỏ chói giữa trưa hè. Bao giờ cũng vậy, dù đi xa cách mấy tôi luôn cố gắng quay về vào ngày hoa gạo nở đỏ rực cả một khoảng sân trường chỉ để đắm chìm trong cái sắc đỏ ấy mà hồi tưởng, mà nhớ thương.

Dòng gió bụi

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) -  Đang ngồi tiếp chuyện hai vị khách thì Tỏ đi qua, hất hàm hỏi ông Quà: “Lão thấy ví tôi không? Đưa đây?”.

Viết cho tình yêu

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - “Em mãi là hai mươi tuổi/Ta mãi là mùa xanh xưa”... Có lẽ, đó là ước nguyện của chúng ta được nhà thơ Quang Dũng nói hộ bằng hai câu thơ ấy.

Bức tranh

Bức tranh
(PLVN) - Quả là một rừng mây tuyệt mỹ! Ngân thốt lên vui sướng khi vừa đặt đồ nghề xuống. Ngân đã từng nghe nhiều đến nơi này, nhưng mọi lời miêu tả không bằng một vài giây đắm mình trong cảnh sắc tuyệt diệu này. Cô hít hà thật sâu rồi rộn ràng vẽ, như thể đang sợ vẻ đẹp trước mắt sẽ tan biến. Ngân yêu tranh màu nước và những bức vẽ của cô bao giờ cũng đầy hào hứng, rực rỡ, dù tâm trạng cô đang bấn loạn, thậm chí khi tinh thần khủng hoảng.

Đợi chờ ngày hoa nở

Ảnh minh họa. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Chẳng biết tự bao giờ, nhân loại lấy sự tồn tại và phát triển của thực vật, mà cụ thể là những bông hoa, chiếc lá để làm “cột mốc xanh” cho những niềm hy vọng, cho những sự hứa hẹn về tương lai.

Người dưng đất lạ

Người dưng đất lạ
(PLVN) - Xứ nào có người thương đều là quê hương, xứ sở, Phú nhớ mang máng từng nghe một câu tương tự như thế trong một bộ phim nào đó đã xem. Nên chi mỗi lần có ai thắc mắc can cớ chi bỏ xứ ra đây, anh thường nói rành rẽ, tại có người tui thương. Thiên hạ thắc mắc tiếp, anh này lạ lùng, “thuyền theo lái, gái theo chồng” mắc mớ chi anh không đem người anh thương vô xứ trong ở với mẹ già. Phú lại cười hiền, biết trả lời mấy cũng dễ chi vừa lòng thiên hạ. Thôi, cười cho xong chuyện.

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"
(PLVN) - Triển lãm ảnh với chủ đề "Văn Bàn nghĩa tình" được tổ chức tại xã Tân An, huyện Văn Bàn -  nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử và tình đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'

'Gửi một người mẹ Việt Nam' - bài thơ được nhà thơ Mỹ đọc tại 'Ngày Thơ Việt Nam năm 2025'
(PLVN) - Ngày 12/2/2025 (tức 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình sẽ diễn ra “Ngày Thơ Việt Nam năm 2025” với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Ngày Thơ năm nay có nhiều điều đặc biệt như lần đầu tiên không tổ chức ở Hà Nội và có sự tham gia trình diễn thơ của nhà thơ cựu chiến binh Mỹ Bruce Weigl. Ông sẽ đọc tác phẩm “Gửi một người mẹ Việt Nam” tại Ngày Thơ như một cách để kết nối văn hóa và hàn gắn quá khứ bằng ngôn ngữ của thi ca.

Xuân

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sớm nào cũng vậy, đã thành lệ, ông Biên dậy sớm, pha một ấm trà thơm. Sau hồi độc trà, ông lặng lẽ ôm khung tranh, chổi, cọ và những vật dụng cần thiết ra bờ hồ vẽ tranh. Lúc này, người dân thành phố cũng đã đi tập thể dục, phố xá khởi động một ngày mới đầy tấp nập.

'Ngược dòng cuộc đời'

Bộ phim Upstream đang thu hút nhiều sự chú ý. (Ảnh: Mtime)
(PLVN) - Những ngày đầu năm, phim “Upstream - Ngược dòng cuộc đời” gây “sốt” rần rần trên mạng xã hội. Chí Lũy mất việc ở tuổi 45, oái oăm thay lại đến từ danh sách cắt giảm và hệ thống hóa tối ưu nhân sự do đội lập trình của anh thiết kế trước đó.

Khai mạc triển lãm “Nhạn và Hải âu Kiên Giang” của Anh hùng lao động Trần Lam

Ông Lê Trung Hồ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang trao Bằng khen của UBND tỉnh tặng Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Lam.
(PLVN) - Ngày 5/2, Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang phối hợp Sở Văn hóa và thể thao tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm và ra mắt sách “Nhạn và Hải âu Kiên Giang” của nghệ sĩ nhiếp ảnh, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới Trần Lam - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.