Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: “Chất keo” gia tăng sự gắn kết cộng đồng, nâng cao ý thức dân tộc

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Phương Thanh)
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Phương Thanh)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn có tầm quan trọng trong việc hình thành bản sắc văn hóa, xây dựng con người Việt Nam, góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

PGS. TS Vũ Trọng Lâm - Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã dành cho phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam một cuộc trò chuyện về vấn đề này. Theo PGS. TS Vũ Trọng Lâm, đối với dân tộc Việt Nam, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thể hiện qua ba ý nghĩa lớn và mang tính bao quát nhất. Đó là việc thờ cúng Hùng Vương đáp ứng nhu cầu tôn giáo, tâm linh, sinh hoạt văn hóa của Nhân dân; Thờ cúng Hùng Vương mang ý nghĩa giáo dục đạo đức, bảo tồn tín ngưỡng truyền thống; Thờ cúng Hùng Vương có vai trò củng cố đại đoàn kết toàn dân tộc. Việc coi Hùng Vương là ông tổ chung có tác dụng liên kết các lực lượng xã hội, gia tăng sự gắn kết cộng đồng, nâng cao ý thức dân tộc, do đó tạo nên sức mạnh đặc biệt, quy tụ các tầng lớp Nhân dân không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, từ mọi vùng, miền đất nước, kể cả kiều bào Việt Nam ở nước ngoài cùng hướng về Tổ quốc.

Như đã biết, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có tầm quan trọng đặc biệt trong sự hình thành bản sắc văn hóa, xây dựng con người Việt Nam và trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Xin ông có thể nói rõ hơn

- Từ bao đời nay, với mỗi người dân Việt Nam, dù ở trong nước hay nước ngoài đều thuộc lòng câu ca dao “Con người có tổ có tông/Như cây có cội, như sông có nguồn”, bởi nó thể hiện bản sắc văn hoá, đạo lý truyền thống tôn kính, biết ơn tiên tổ của người Việt Nam. Và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là đại diện tiêu biểu minh chứng cho truyền thống văn hoá này, bởi đó không chỉ là hình thức tín ngưỡng của một tộc người, một địa phương, một vùng, miền, mà là văn hoá tâm linh chung của toàn dân tộc Việt Nam.

Sở dĩ tín ngưỡng này được gìn giữ, bảo tồn và phát huy suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử dân tộc ta vì đó là chuẩn mực của “hiếu đạo”, góp phần làm cho tinh thần gia tộc, tình nghĩa đồng bào, tình đoàn kết gắn bó toàn dân tộc trở nên mạnh mẽ hơn, bền chặt hơn bởi chúng ta không chỉ cùng là con Lạc, cháu Hồng, mà còn được bao bọc, kết nối do cùng sinh ra từ “một bọc trăm trứng”. Truyền thuyết Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ, sinh ra một bọc trăm trứng, nở trăm con, rồi Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, lấy danh hiệu Hùng Vương dù có tính huyền thoại, thần tích thì cũng phản ánh khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

PGS.TS. Vũ Trọng Lâm.

PGS.TS. Vũ Trọng Lâm.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành một biểu tượng văn hóa thiêng liêng của lòng yêu nước, nghĩa đồng bào, trở thành mạch nguồn kết nối, tập hợp muôn triệu đồng bào Việt Nam ở cả trong và ngoài nước. Vậy theo ông, cần làm gì để bảo tồn và phát huy hệ giá trị thiêng liêng này?

- Ngay khi Di sản văn hóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (ngày 6/12/2012), các chủ trương, định hướng, kế hoạch và chương trình hành động quốc gia về bảo vệ và phát huy giá trị di sản đã được xây dựng nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị đặc sắc của Tín ngưỡng này đến với đông đảo người dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài.

Trong thời gian tới, chúng ta cần thực hiện đồng bộ một số việc như: Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp Nhân dân về vai trò, ý nghĩa và các giá trị độc đáo, đặc sắc của loại hình tín ngưỡng này để mọi người có ý thức tìm hiểu, gìn giữ các giá trị; Có cơ chế đặc thù về tài chính và nguồn lực để tạo điều kiện cho các hoạt động phục dựng, bảo tồn Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Cụ thể như, hỗ trợ phục hồi những diễn xướng dân gian liên quan đến việc thờ cúng Hùng Vương đã mai một, thất truyền, phục dựng một số không gian thờ cúng Hùng Vương ở một số địa điểm; Xây dựng các chương trình hoạt động văn hóa, giáo dục và truyền thông đa dạng để giới thiệu, quảng bá những ý nghĩa độc đáo và các giá trị đặc sắc của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của xã hội trong việc bảo vệ và phát huy giá trị cũng như lan toả tín ngưỡng này.

Cùng với đó cần tiếp tục triển khai kiểm kê, điều tra, khảo sát các di sản văn hóa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ cũng như trên phạm vi cả nước và một số cộng đồng người Việt Nam thờ cúng Hùng Vương ở nước ngoài. Nâng cao năng lực quản lý văn hóa, quản lý các di sản văn hóa đối với những người làm công tác văn hóa cơ sở ở làng, xã để cùng cộng đồng lập kế hoạch phục hồi, bảo tồn, duy trì và phát huy giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; củng cố, nâng cấp, đổi mới hoạt động của Khu di tích lịch sử Đền Hùng theo hướng nâng cao vai trò chủ thể của cộng đồng. Sự kết hợp sự đầu tư của Nhà nước với việc tăng cường huy động các nguồn lực để bảo tồn các tập quán xã hội, nghi lễ và các thiết chế văn hóa, tín ngưỡng liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cũng rất cần được quan tâm.

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt cuốn sách “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”, với tư cách là đồng chủ biên, PGS. TS Vũ Trọng Lâm cho biết, trong nhịp hối hả của cuộc sống hiện đại, khi bản sắc văn hoá, đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp ở một số nơi phôi phai, mai một, thì việc tôn vinh giá trị của văn hoá cũng như khẳng định sự trường tồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là yêu cầu cấp thiết đặt ra.

Nhóm tác giả, người tổ chức bản thảo và xuất bản cuốn sách, giống như đông đảo người dân Việt Nam dù đang sinh sống trên mọi vùng, miền của mảnh đất hình chữ S hay đang sống tại các quốc gia trong khu vực và trên thế giới luôn tự hào với nguồn cội con Rồng, cháu Tiên, luôn mong muốn góp phần gìn giữ, phát huy và lan toả sâu rộng các giá trị của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cùng xây dựng và thực hiện chuẩn mực con người Việt Nam; hun đúc tinh thần gắn kết cộng đồng, phát huy truyền thống và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Đó cũng chính là tâm huyết của nhóm tác giả khi tổ chức biên soạn và xuất bản ấn phẩm này.

Tin cùng chuyên mục

Đền Đông Cuông- nơi khởi nguồn thờ Mẫu Thượng ngàn. (Ảnh trong bài: Bảo Mi)

Thăm đền Đông Cuông trải nghiệm lễ hội cúng cơm mới

(PLVN) - Đền Đông Cuông (thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) là điểm nhấn tâm linh, không gian hội tụ, lan tỏa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, là địa điểm du lịch tâm linh ở Tây Bắc. Cùng với lễ hội cúng cơm mới, du khách thập phương đến chiêm bái và trải nghiệm không gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn của người Việt.

Đọc thêm

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long
(PLVN) - Cửa ô - một kiến trúc rất nhỏ bé trong tổng thể các công trình kiến trúc nổi tiếng của Hà Nội qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhưng lại lưu giữ trong mình một câu chuyện thật dài của Hà Nội. Đó là lịch sử, là chính trị, là văn hóa, là đời sống xã hội. Cửa ô gần gũi, thân thương trong kí ức bao người, nhắc ta về quá khứ vàng son của cha ông, để ta thêm trân trọng hiện tại và dựng xây tương lai.

Báo Pháp luật Việt Nam đạt giải B cuộc thi viết 'Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long' năm 2024

Phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương (áo dài đen bên phải) giành giải B cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024
(PLVN) - Chiều 8/10, tại Hà Nội, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024. Bài báo “Có một Hồ Tây như thế” của phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương thuộc Báo Pháp luật Việt Nam được vinh danh tại lễ trao giải.

Lão tướng giữ thành Hà Nội

Điện kính thiên. (Ảnh trong bài của bác sĩ người Pháp Hocquard)
(PLVN) - Nguyễn Tri Phương khi bị thương nặng đã nằm gan lì trong thành Hà Nội, quân Pháp mang thuốc và cháo cho ăn ông đều cự tuyệt. Ông mất lúc 74 tuổi và xứng đáng là một trung thần của triều Nguyễn.

Phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô: Cần bảo tồn, lưu giữ tinh hoa ẩm thực mùa thu Hà Nội

Một số món ăn đặc trưng của mùa thu Hà Nội đang dần bị thất truyền. (Nguồn: Travellive)
(PLVN) - Mùa thu Hà Nội không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn nức tiếng với những món ăn truyền thống hấp dẫn. Đây là một trong những thế mạnh để Hà Nội khai thác trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay có một số “đặc sản” mùa thu Hà Nội đang dần bị mai một.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa theo đúng cam kết của Việt Nam với UNESCO

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Nét văn hóa dân gian của người Việt. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
(PLVN) - Tiếp sau bài báo “Lộng ngôn” trong cộng đồng Tín ngưỡng thờ Mẫu: Đừng để di sản văn hóa bị ảnh hưởng” đăng báo in số 272 phát hành ngày 28/9/2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực của bạn đọc và các chuyên gia văn hóa xung quanh vấn đề giải pháp để bảo vệ phát triển di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”. 

Quận Tây Hồ sẽ diễu hành, giới thiệu nhiều di sản văn hóa tại “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình”

Hội thề Trung Hiếu có nhiều nghi lễ độc đáo. (Ảnh Đinh Thuận)
(PLVN) - Chương trình “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình” là ngày hội lớn, giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc nhất của Thủ đô Hà Nội tổ chức vào ngày 6/10/2024 tại hồ Hoàn Kiếm nhằm biểu dương lực lượng gắn với quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố. Trong Ngày hội này, Quận Tây Hồ Quận Tây Hồ sẽ diễu hành, giới thiệu nhiều di sản văn hóa Hà Nội được tôn vinh.

Sống lại thời khắc lịch sử huy hoàng qua những bức ảnh quý

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ra mắt quốc dân đồng bào sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng tại Quảng trường Ba Đình, ngày 01/01/1955. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tài liệu ảnh giai đoạn (1954 - 1985) (LIV), SLT 1439)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), nhiều cuộc triển lãm được tổ chức tại Hà Nội. Thông qua các tài liệu, công chúng sẽ được sống lại những giây phút huy hoàng, thời khắc lịch sử mà dân tộc ta đã kiên trì đấu tranh bền bỉ để giành lại độc lập cũng như cảm nhận được những giây phút hân hoan của người dân Thủ đô khi lần đầu tiên được làm chủ vận mệnh của mình.

'Lộng ngôn' trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu gây bức xúc

Hiện tượng công kích, xúc phạm nhau trên mạng xã hội trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu khiến nhiều người bức xúc.
(PLVN) - Những lời nói thiếu kiểm soát, lạm dụng danh xưng để thao túng tâm lý đệ tử hoặc thậm chí biến tín ngưỡng thành nơi “buôn thần, bán thánh” đang tạo ra một hình ảnh méo mó về tín ngưỡng thờ Mẫu và gây ra sự bất bình trong cộng đồng những người thực hành di sản này.

Trùng tu di tích - Cần có khung khổ pháp lý chặt chẽ

Hình ảnh Chùa Cầu ở Hội An trước và sau trùng tu. (Ảnh: SGTT)
(PLVN) - Hiện nay, do yếu tố thời gian, nhiều di tích ở các địa phương có hiện tượng xuống cấp cần được trùng tu. Tuy nhiên, việc trùng tu để bảo đảm di tích giữ nguyên giá trị kiến trúc, thẩm mỹ, tăng khả năng di tích chống đỡ lại tác động của thời gian là không hề đơn giản.

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)
(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Làng nghề làm lồng đèn thời số hóa

Nghệ nhân đang tỉ mẩn làm nên chiếc lồng đèn Trung thu. (Ảnh: Q.A)
(PLVN) - Tồn tại qua nhiều thập kỷ, làng nghề lồng đèn lớn nhất khu vực miền Nam Phú Bình đã trải qua một thời kỳ rất hưng thịnh. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của xã hội và thị trường, làng nghề đã không còn những ngày vàng son thuở trước...

Rộn ràng hương sắc truyền thống chuẩn bị đón Trung thu

Nét đẹp văn hóa truyền thống đang được lan tỏa trong mỗi dịp Trung thu. (Ảnh minh họa - Nguồn: ST)
(PLVN) - Mặc dù còn hai tuần nữa mới đến Trung thu, nhưng hiện tại, ở nhiều tỉnh, thành phố đã treo đèn kết hoa chuẩn bị cho dịp lễ truyền thống. Các hoạt động kéo dài từ đầu tháng 9 cho đến hết ngày 17/9 (rằm Trung thu) hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm văn hóa dân gian thú vị, thu hút người dân đến khám phá, tham quan.