Tiểu thương Chợ Siêu thị Đà Nẵng lao đao vì buôn bán ế, tiền thuê mặt bằng cao

Chi phí thuê mặt bằng gấp đôi so với chợ truyền thống khiến hàng trăm tiểu thương tại Chợ Siêu thị Đà Nẵng lao đao.
Chi phí thuê mặt bằng gấp đôi so với chợ truyền thống khiến hàng trăm tiểu thương tại Chợ Siêu thị Đà Nẵng lao đao.
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Hàng trăm tiểu thương chợ siêu thị Đà Nẵng đối diện khó khăn vì buôn bán ế ẩm, trong khi giá thuê mặt hiện cao gấp đôi chợ truyền thống và chủ đầu tư tiếp tục đề xuất tăng thêm

Giá thuê mặt bằng gấp đôi so với chợ truyền thống

Chợ Siêu thị Đà Nẵng (tên hiện nay) đóng ở vị trí đắc địa tại quận Thanh Khê vốn quen thuộc với người dân thành phố.

Trước đó, vào năm 2001, khoảng 500 tiểu thương của các chợ truyền thống trực thuộc Công ty quản lý chợ Đà Nẵng, được thành phố vận động di dời về khu B- Chợ Siêu thị Bài Thơ (tên cũ). Đến năm 2009 toàn bộ khu vực siêu thị Bài Thơ được giao cho doanh nghiệp xây dựng dự án trung tâm thương mại.

Tháng 12/2011, Chợ siêu thị Đà Nẵng chính thức khai trương đi vào hoạt động. Các tiểu thương ở chợ khu B được di dời sang Chợ Siêu thị Đà Nẵng hiện nay do doanh nghiệp Công ty TNHH MTV Chợ Siêu thị Đà Nẵng đầu tư khai thác để thuê mặt bằng kinh doanh.

Thời gian vừa qua, các tiểu thương đang thuê mặt bằng kinh doanh tại Chợ Siêu thị Đà Nẵng phản ánh việc chủ đầu tư tăng thêm giá thuê mặt bằng so với trước quá cao khiến họ gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, từ năm 2020 đến hết năm 2022, mức giá mặt bằng ở tầng trệt tăng 60%. Từ đầu năm 2023, mức giá tiếp tục tăng 40%.

Nhiều chủ hộ sang nhượng lại mặt bằng nhưng nhiều tháng chưa có ai thuê lại vì tình hình kinh doanh khó khăn mà giá mặt bằng cao.

Nhiều chủ hộ sang nhượng lại mặt bằng nhưng nhiều tháng chưa có ai thuê lại vì tình hình kinh doanh khó khăn mà giá mặt bằng cao.

Điều đáng nói ở đây là tại thời điểm trong và sau dịch đến nay, tình hình buôn bán tại chợ đang rơi vào cảnh đìu hiu, ế ẩm.

Một tiểu thương buôn bán ở tầng 2 cho biết, một ngày ở đây, đến gần trưa mới có vài ki ốt mở cửa, nhưng cũng chỉ ngồi ngóng khách, chẳng có ai đến hỏi mua. Ở tầng trệt là các gian hàng bán nhu yếu phẩm như rau củ quả, cá thịt mà cũng chỉ lác đác vài người dân đến mua, kể cả tầm buổi chợ. Những quầy bán trái cây trước chợ cũng tình trạng như trên.

Thế nhưng, ví dụ đối với ngành hàng của chị, so với mặt bằng chung của các chợ hiện tại thành phố đang quản lý, chi phí trên 1 mét vuông hiện tại là 198 nghìn đồng, gấp 1,98 lần/m2 so với với hộ kinh doanh mặt hàng tương tự tại chợ Cồn, là chợ trung tâm sầm uất nhất tại Đà Nẵng.

"Như vậy, trong vòng 3 năm, trong đó có 2 năm dịch bệnh COVID-19, chi phí chúng tôi phải chịu đã tăng lên gấp đôi. Theo thông báo từ Công ty TNHH MTV chợ Siêu thị Đà Nẵng, công ty sẽ truy thu phần tiền giá thuê mặt bằng tăng thêm từ tháng 6 đến hết tháng 9/2023, nếu tiểu thương không nộp sẽ tiến hành cắt điện, về lâu dài sẽ mời ra khỏi chợ. Nhiều hộ kinh doanh muốn sang nhượng lại cho thuê nhưng cũng không có ai hỏi", tiểu thương này buồn bã nói.

Theo đề xuất, các tiểu thương Chợ Siêu thị mong muốn ít nhất công ty giữ nguyên giá mặt bằng những năm 2020-2022, vì chủ đầu tư là tư nhân, chấp nhận chuyện đầu tư phải sinh lời.

Đồng thời, đề xuất thành phố áp giá trần và giá sàn đối với chi phí thuê mặt bằng tại chợ siêu thị trong thời hạn ít nhất 5 năm, giá trần không được vượt quá giá mặt bằng từ năm 2022 trở về trước.

Chủ đầu tư và cơ quan chức năng nói gì?

Ông Trần Thanh Hoàng - Giám đốc Công ty TNHH MTV Chợ Siêu Thị Đà Nẵng cho biết, trong chu kỳ 2014-2019, Đà Nẵng đã có chủ trương trong việc hỗ trợ tiền thuê mặt bằng cho bà con tiểu thương thông qua việc hỗ trợ tiền thuê đất, tổng mức hỗ trợ là hơn 1,1 tỷ đồng. Tiền thuê đất chu kỳ năm 2014-2019 là gần 583 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, qua chu kỳ mới từ năm 2020-2024, tiền thuê đất là hơn 2 tỷ đồng/năm (tăng hơn 360% so với chu kỳ trước), Công ty đã nhiều lần làm công văn kiến nghị xin được hỗ trợ tiền thuê đất trình UBND thành phố và các Sở ban ngành quan tâm thực hiện chương trình hỗ trợ an sinh xã hội thông qua hỗ trợ tiền thuê đất như chu kỳ 2014-2019 là hơn 1,1 tỷ đồng/năm cho chu kỳ từ năm 2020 về sau. Nhưng đến nay công ty vẫn chưa nhận được sự phản hồi nào từ việc hỗ trợ tiền thuê đất như chu kỳ trước nữa hay không.

Với số tiền thuê đất nêu trên, công ty buộc lòng phải tăng thu để bù đắp các khoản chi phí duy trì hoạt động. Nếu không thu đủ, Công ty sẽ không đủ nguồn lực tài chính để tiếp tục duy trì hoạt động vì khả năng sẽ bị nợ quá hạn các khoản như BHXH, bị cưỡng chế thuế...

Cũng theo vị này, hiện công ty đã đề xuất lên Sở Tài chính đơn giá tối đa là 681.000 đồng/m2/tháng, tuy nhiên đơn giá tối đa trong dự thảo mà Sở Tài chính trình UBND Thành phố chỉ có 393.0000 đồng/m2/tháng. Với đơn giá của Sở Tài chính, chỉ bù đắp được 52% tiền thuê đất và công ty phải bù thêm 48%.

"Công ty kiến nghị các Sở ban ngành, UBND thành phố quan tâm thực hiện chương trình hỗ trợ an sinh xã hội đề xuất UBND thành phố hỗ trợ tiền thuê đất cho công ty ít nhất 20 năm kể từ ngày được thuê đất để hỗ trợ tiền thuê mặt bằng cho bà con tiểu thương. Nếu thành phố không hỗ trợ như trước đây, công ty sẽ xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chợ sang đất thương mại dịch vụ để chủ động kinh doanh nhằm bù đắp các khoản chi phí tăng cao này", đại diện Công ty TNHH MTV Chợ Siêu Thị Đà Nẵng thông tin.

Theo các tiểu thương, thời gian qua khu chợ này cũng khá vắng khách.

Theo các tiểu thương, thời gian qua khu chợ này cũng khá vắng khách.

Liên quan đến vụ việc này, bà Lê Thị Kim Phương - Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng cho biết, phía chủ đầu tư chỉ đồng ý mức giá 393 ngàn đồng/m2/tháng với điều kiện thành phố hỗ trợ cho công ty tiền thuê đất khoảng 1,1 tỷ đồng/năm. Nếu không thể hỗ trợ tiền thuê đất mà vẫn phê duyệt mức giá 393 ngàn đồng/m2/tháng, sẽ cho dừng hoạt động của công ty và tuyên bố phá sản. Hiện thành phố có chủ trương mời chủ đầu tư làm việc, trao đổi thỏa thuận để có sự thống nhất, chia sẻ.

Trong khi đó, Sở Tài chính Đà Nẵng thông tin, về phía tiểu thương, thành phố đã có chính sách an sinh xã hội hỗ trợ tiền thuê mặt bằng cho tiểu thương thông qua tiền thuê đất trước đây khi di dời tiểu thương từ khu B ra chợ siêu thị mới. Trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, Đà Nẵng cũng có chính sách hỗ trợ tiền thuê mặt bằng kinh doanh cho tiểu thương. Còn từ 2020 đến nay, chưa có cơ sở pháp lý để chi ngân sách hỗ trợ tiểu thương.

Qua thẩm định, mức giá qua thẩm định phải hài hòa giữa doanh nghiệp đầu tư chợ và tiểu thương thuê mặt bằng kinh doanh. Mức giá thẩm định 393.000 đồng/m2/tháng vẫn cao gấp đôi so với chợ truyền thống, phía doanh nghiệp lại cho rằng mức giá này không đảm bảo hoạt động (chủ yếu do chợ hiện mới khai thác được khoảng 60% công suất).

Theo ông Nguyễn Văn Phụng - Giám đốc Sở Tài chính Đà Nẵng, từ ngày 1/7/2024 luật giá có hiệu lực thì lúc đó tất cả các chợ đầu tư ngoài ngân sách thì việc quyết định giá thuê mặt bằng kinh doanh do doanh nghiệp quyết định, Nhà nước không can thiệp vấn đề giá dịch vụ thuê mặt bằng chợ nữa.

Được biết, hiện UBND TP Đà Nẵng đang có kế hoạch làm việc với chủ đầu tư và các tiểu thương để giải quyết hài hòa 2 bên.

Đọc thêm

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bán sang nước ngoài sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mua bán người hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi như lừa "việc nhẹ, lương cao" hoặc mai mối "lấy chồng ngoại quốc". Những hành vi lợi dụng lòng tin để lừa bán người ra nước ngoài sẽ bị xử lý nghiêm khắc, với mức án có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) -  Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai; tài khoản mạng xã hội phải xác thực mới được đăng thông tin; áp dụng nhiều quy định về khuyến mại; hướng dẫn định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.