Nhiều đường phố mưa to là ngập, Đà Nẵng lý giải thế nào?

Nhiều đường phố mưa to là ngập, Đà Nẵng lý giải thế nào?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hệ thống thoát nước cũ và còn nhiều bất cập là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Đà Nẵng liên tiếp xảy ra ngập lụt tại các tuyến đường, khu dân cư mỗi khi mưa lớn.

Hệ thống thoát nước còn bất cập

Trong các đợt mưa lớn vào tháng 10/2022 và gần nhất là giữa tháng 10/2023, Đà Nẵng xuất hiện nhiều điểm ngập lụt. Trong đó một số điểm bị ngập sâu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và thiệt hại tài sản người dân như khu vực đường Mẹ Suốt, Khe Cạn, Nguyễn Nhàn,...

Ông Phùng Phú Phong - Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết, thời gian gần đây, tần suất xuất hiện các trận mưa lớn ngày càng nhiều, vượt quá năng lực hệ thống thoát nước của thành phố.

Khu dân cư đường Mẹ Suốt (phường Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng) bị ngập sâu trong đợt mưa vừa qua.

Khu dân cư đường Mẹ Suốt (phường Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng) bị ngập sâu trong đợt mưa vừa qua.

Theo ông Phong, hệ thống thoát nước của Đà Nẵng vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là tại khu vực trung tâm thành phố. Phần lớn hệ thống thoát nước được xây dựng từ lâu và hiện đã xuống cấp; một số tuyến cống cũ được xây bằng gạch và sau này xây bằng đá hộc, đã bị sụt lở, tắc nghẽn.

Cụ thể, hệ thống cống hiện trạng khu vực đô thị Đà Nẵng dài khoảng gần 1.800km và gần 30 km kênh mương hở. Trong đó, khoảng 40 km tuyến cống được xây dựng trước năm 1994, bằng loại đá hộc được che đậy bằng tấm đan bê tông cốt thép. Còn các tuyến cống được xây dựng sau này sử dụng các loại vật liệu có độ bền cao (bê tông cốt thép) và có kích thước phù hợp.

Trong thời gian qua, Đà Nẵng đã ưu tiên đầu tư xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa hệ thống thoát nước, tuy nhiên vẫn chưa thể hoàn chỉnh để đáp ứng được yêu cầu về giải quyết triệt để ngập úng bởi tốc độ đô thị hóa tại Đà Nẵng đang diễn ra nhanh chóng, yêu cầu về nguồn lực đầu tư rất lớn.

Lý giải tình trạng một số khu dân cư như đường Mẹ Suốt, Khe Cạn... cứ mưa to là ngập, lãnh đạo Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết, đây là những khu vực mà người dân xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp, không được quy hoạch bài bản, hạ tầng kỹ thuật chưa thể đầu tư đồng bộ, có nơi không có hệ thống cống thoát nước và có địa hình thấp trũng.

Việc triển khai các dự án thoát nước ở khu vực này hiện nay cần phải cân nhắc kỹ nhằm bảo đảm hiệu quả đầu tư, phù hợp với định hướng quy hoạch sử dụng đất.

Ông Phùng Phú Phong - Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết hệ thống thoát nước của thành phố còn nhiều bất cập.

Ông Phùng Phú Phong - Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết hệ thống thoát nước của thành phố còn nhiều bất cập.

Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Quang Nam cho hay, Đà Nẵng phát triển đô thị mới trên lõi nền đô thị cũ, do đó việc thoát nước ở thành phố thực sự có vấn đề.

Ngoài lỗi thiết kế không khớp nối, còn có vấn đề lượng nước quá lớn ở sân bay. Trước đây khu vực sân bay Đà Nẵng được thiết kế với 14 hồ điều hòa nhưng thời gian qua các hồ đã bị bồi lấp.

Dù Đà Nẵng đã tích cực nạo vét, khơi thông cống rãnh trước mùa mưa bão, tuy nhiên chỉ cần 1 tấm nylon bít cửa thu cũng ảnh hưởng đến việc thoát nước. Vì vậy việc nạo vét, kiểm tra cần phải xử lý trước, trong và sau khi mưa.

Đề ra nhiều giải pháp

Theo Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng, thành phố đang chuẩn bị đầu tư và thi công các dự án thoát nước, xử lý ngập úng. Sắp tới, Đà Nẵng sẽ triển khai đồng loạt các giải pháp như tăng cường hơn nữa công tác khơi thông cửa thu, mương thu nước. Đồng thời khảo sát toàn bộ các bất cập về hệ thống cống thoát nước, trước mắt ưu tiên tại khu vực đô thị cũ.

"Về giải pháp căn cơ, thời gian tới, Sở Xây dựng sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện đồ án quy hoạch chuyên ngành cao độ nền và thoát nước mặt đô thị. Đây là cơ sở để đề xuất các dự án thoát nước có quy mô lớn trên địa bàn, bảo đảm giải quyết triệt để vấn đề ngập úng", ông Phong chia sẻ.

Lực lượng chức năng sơ tán người dân khỏi vùng ngập lụt ở Đà Nẵng.

Lực lượng chức năng sơ tán người dân khỏi vùng ngập lụt ở Đà Nẵng.

Theo ghi nhận của PV, hiện nhiều dự án trên địa bàn Đà Nẵng đang được khẩn trương thi công như tuyến cống liên phường Xuân Hà (từ đường Điện Biên Phủ đến kênh Phú Lộc), tuyến kênh từ Khu công nghiệp Hòa Khánh ra sông Cu Đê và các tuyến cống chuyển nước mưa từ phía biển về hướng sông Hàn,...

Ngoài ra, Đà Nẵng cũng đang thực hiện các dự án gồm tuyến đường Trục I Tây Bắc (đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến nút giao Quốc lộ 1A), tuyến đường Nguyễn An Ninh nối dài (đoạn từ đường sắt đến Quốc lộ 1A), tuyến cống thoát nước chính nối từ nút giao đường số 2 Khu Công nghiệp Hòa Khánh - Quốc lộ 1A đến hồ Bàu Sấu...

UBND TP Đà Nẵng cũng đã chỉ đạo Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên và các đơn vị tổ chức lập quy hoạch phân khu phải ưu tiên dành quỹ đất để bố trí hành lang thoát lũ, hình thành các hồ điều hòa.

Đợt mưa lớn kéo dài từ ngày 13-17/10 khiến nhiều khu vực ở Đà Nẵng ngập sâu.

Đợt mưa lớn kéo dài từ ngày 13-17/10 khiến nhiều khu vực ở Đà Nẵng ngập sâu.

Trước mắt, Sở Xây dựng sẽ phối hợp với các ban quản lý dự án chuyên ngành hoàn thiện hồ sơ báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án chống ngập khu vực xung quanh sân bay Đà Nẵng (nâng nền, cải tạo hố ga, bổ sung tuyến cống thoát nước nối từ hồ Thạc Gián qua hồ Công viên 29/3, tuyến cống thoát nước dọc đường Hoàng Hoa Thám) và triển khai dự án cải tạo các hồ điều tiết khu vực sân bay Đà Nẵng, với kinh phí dự kiến khoảng hơn 700 tỷ đồng.

Riêng với các khu vực ngập sâu nhất của Đà Nẵng, theo lãnh đạo Sở Xây dựng, những khu vực này hệ thống chưa được đầu tư, phần lớn người dân xây dựng nhà trên đất nông nghiệp thì để giải quyết căn cơ thành phố đang chỉ đạo sở ngành nghiên cứu quy hoạch phân khu để tính toán tái thiết các khu vực. Quan điểm của Sở Xây dựng là không đầu tư nhỏ lẻ vì như vậy sẽ không bao giờ xử lý triệt để các vấn đề tại đây.

Đọc thêm

Đừng để suối Tiên “ngủ quên” trong mùa du lịch

Khu du lịch sinh thái suối Tiên (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) những năm qua đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. (Ảnh: V.Dinh)
(PLVN) - Sau nhiều năm đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái suối Tiên - hồ Thủy Yên ở xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. Tuy nhiên, mới đây, Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh có văn bản yêu cầu HTX nông nghiệp Thủy An đóng cửa khu du lịch sinh thái này vì chưa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy phép hoạt động.

Công bố Gò Công là thành phố thứ 2 của tỉnh Tiền Giang

Thừa ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang trao Nghị quyết thành lập TP Gò Công cho lãnh đạo TP Gò Công
(PLVN) - Sáng 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập thành phố (TP) Gò Công. Đây là thành phố thứ 2 thuộc tỉnh Tiền Giang.

Truy điệu và cải táng hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai

Truy điệu và cải táng hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai
(PLVN) - Sáng 26/4, tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai, Sở Lao động TB&XH tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Chính trị Quân đoàn 3 long trọng tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại Lô 10, hàng 11, mộ số 01. Đây là hài cốt liệt sĩ chưa xác định được danh tính, đã anh dũng hi sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Bình Định: Tổ chức phiên họp giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp

Quang cảnh phiên họp thứ 9 về giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2021 đến nay
(PLVN) - Ngày 25/4, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức phiên họp thứ 9 về giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2021 đến nay. Phiên họp có sự tham dự và chủ trì của ông Hồ Quốc Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định và ông Đoàn Văn Phi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bình Định.

Lâm Đồng sẽ đề bạt cán bộ dám nghĩ, dám làm

Lâm Đồng sẽ đề bạt cán bộ dám nghĩ, dám làm
(PLVN) - Quá trình triển khai Chỉ thị về phát huy tinh thần trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng Nguyễn Thái Học yêu cầu “thưởng - phạt” phải công bằng. Cán bộ, đảng viên có thành tích thì khen thưởng, đề bạt bổ nhiệm, còn người vi phạm tuỳ vào tính chất mà xử lý.

Chưa xác định cơ quan lập quy hoạch dự án Sân bay Biên Hòa

Chưa xác định cơ quan lập quy hoạch dự án Sân bay Biên Hòa
(PLVN) - Ông Võ Tấn Đức , Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị các đơn vị trình duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Sân bay Biên Hòa, đồng thời làm việc với đơn vị liên quan để tiếp nhận hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch trình tỉnh gửi Cục Hàng không theo quy định.