Kỹ nghệ khiến xà bông Việt từng “bóp chết” mỹ phẩm Pháp?

Hình ảnh “Cô Ba” trong hiệu xà bông lấy nguyên mẫu từ vợ của ông chủ
Hình ảnh “Cô Ba” trong hiệu xà bông lấy nguyên mẫu từ vợ của ông chủ
(PLO) - Tên tuổi và sản phẩm của Trương Văn Bền một thời nổi tiếng và là niềm tự hào của nhiều người, nhất là ở trong Nam. Ông là cha đẻ của trào lưu “Người Việt dùng hàng Việt” đã chỉ ra và làm gương cho nhiều người đi sau để khuếch trương tiềm năng tháo vát sáng tạo, tinh thần của người Việt Nam trong kinh tế và thương mại.
Quốc dân Đảng và phong trào người Việt dùng hàng Việt
Nói đến Trương Văn Bền là nói đến Xà bông Việt. Trương Văn Bền thành lập xưởng chế dầu ở Chợ Lớn sản xuất các loại dầu ăn, dầu công nghiệp từ năm 1928. Và bắt đầu từ năm 1932 mở thêm nhà máy làm xà bông từ dầu nông sản. 
Vào thời gian này và trước đó, hầu hết xà bông dùng trong nước và ở Đông Dương là nhập cảng từ Pháp. Chỉ có một số ít xà bông làm từ các xưởng nhỏ thủ công ở Chợ Lớn với chất lượng kém nên có giới hạn rất nhỏ và càng không thể cạnh tranh và so sánh với xà bông nhập từ Marseille (Pháp).
Trương Văn Bền đã đảo ngược tình thế này. Tên của ông gắn liền với xà bông Việt Nam, xà bông “Cô Ba”. Hãng xà bông của ông tọa lạc trên đường Rue de Cambodge (nay là Chợ Kim Biên, Quận 5). Công ty có tên gọi Trương Văn Bền và các con – Dầu và Xà bông Việt Nam. 
Một số mẫu mã loại xà bông từng đánh bại hàng ngoại nhập
Một số mẫu mã loại xà bông từng đánh bại hàng ngoại nhập 
Xưởng dầu ở Chợ Lớn mỗi tháng sản xuất khoảng 1500 tấn dầu dừa, và hãng xà bông Trương Văn Bền sản xuất khoảng 600 tấn xà bông, 10 tấn glycerine trong năm 1943. Vào thời kỳ khó khăn ở nhiều nước do chiến tranh thế giới thứ hai, đây là công ty quan trọng nhất, sản xuất nhiều dầu và xà bông nhất trên toàn cõi Đông Dương.  
Xà bông Việt Nam và xà bông thơm “Cô Ba” được nhiều người ưa chuộng vì chất lượng tốt và giá phải chăng cho mọi người tiêu dùng. Trên thị trường, hai loại này sau đó đã đánh bại xà bông nhập từ Pháp. Xà bông “Cô Ba” còn được dùng rộng rãi ở Lào và Campuchia, xuất khẩu qua Hong Kong, một số nước châu Phi.
Trương Văn Bền không tự tìm hiểu và học hỏi để trở thành chuyên viên làm xà bông có chất lượng tốt như nhiều người lầm tưởng. Ban đầu ông gửi một kỹ sư giỏi qua Paris để tìm hiểu kỹ thuật làm xà bông với một kỹ sư người Pháp ở nhà máy làm xà bông Mazet. Lúc đó đã có hai nhà máy làm xà bông của Pháp ở Saigon do các ông Mazet và Boris làm chủ. 
Trong hồi ký của ông, viết về sự chọn lựa tên sản phẩm, ông nhớ lại: “Tôi đang tìm kiếm tên nào kêu, dễ gọi, dễ nhớ để đặt tên cho xà bông mà chưa kiếm ra. Ngoài Bắc, phong trào cách mạng Việt Nam quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học cầm đầu nổi lên nhiều chỗ và đã bị thất bại đau đớn, đến lúc Tây xử tử họ ở Yên Bái thì mười người như một, trước khi đút đầu vô máy chém đều bình tĩnh hô to: “Việt Nam vạn tuế” gây một luồng dư luận sôi nổi ở trong nước và thế giới.
Tôi không bỏ lỡ, vội chụp lấy vụ này, lấy tên Việt Nam đặt cho xà bông, gọi Savon Việt Nam để nêu lòng ái quốc trong xứ, xà bông Việt Nam là của người Việt làm cho người Việt, người Việt yêu nước phải dùng đồ Việt Nam”.
Về sự chọn lựa biểu tượng của xà bông Việt Nam, ông đã dùng hình ảnh của một người con gái đẹp Việt Nam rất đậm chất dân gian Nam Bộ là “cô Ba”. Không biết trong trường hợp nào ông đã dùng hình ảnh của một người phụ nữ “cô Ba” với nét đẹp có duyên Nam bộ, nhưng biểu tượng này của vùng đất miền Nam đánh trúng tâm lý dễ dàng nhận diện và quen thuộc của con người trong vùng. Đây đã là một yếu tố quan trọng để sản phẩm của ông được tiếp nhận rộng rãi. 
Và cũng chẳng xa lạ gì, hình ảnh người phụ nữ ấy chính là người vợ của ông. Trước kia, trong phòng làm việc của ông tại công ty Xà Bông Việt Nam có tượng bằng đồng đen, là hình vợ ông dùng làm mẫu cho hình trên hộp xà bông.
“Ông tổ” của những “mánh khóe” khuếch trương sản phẩm
Với sự ra đời của hãng xà bông Trương Văn Bền ở Nam Kỳ năm 1932, Việt Nam hãnh diện có được một xưởng công nghệ quy mô, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế trong thời kỳ phôi thai.
Trong sự tiếp thị sản phẩm trên thị trường cạnh tranh lúc đầu và sau này cho đến khi ông mất, để khuếch trương thương hiệu, Trương Văn Bền đã khôn khéo sáng tạo không kém những doanh nhân nổi tiếng hiện nay như Bill Gates của Microsoft. 
Trên báo chí ở Việt Nam, từ khi xà bông Việt Nam được sản xuất vào năm 1932, trong mục quảng cáo thường đăng “Dùng xà bông xấu, mục quần áo”, hoặc “Người Việt Nam nên xài xà bông Việt Nam”. Trong các cuộc triển lãm được mở cửa hàng năm tại các tỉnh và Sài Gòn, bao giờ gian hàng của ông Bền cũng được thiết kế ấn tượng nhất với mô hình một cục xà bông khổng lồ gây được sự chú ý và tò mò đặc biệt của người xem. 
Chưa dừng lại ở đó, tại các gian hàng còn có bán xà bông gọi là chào hàng với giá rẻ hơn bên ngoài đến 25%. Trương Văn Bền còn đưa nhãn hiệu xà bông của mình vào những loại hình nghệ thuật dân tộc được người Việt yêu thích như vọng cổ, thơ lục bát đề cao tinh thần dân tộc, lòng yêu nước... khiến cho từ giới bình dân đến trí thức người Việt đều biết đến sản phẩm của ông.
Sau đây là là vài đoạn trong nhật ký của ông Trương Văn Bền: “Thấy xà bông bán chạy tôi làm thêm một chảo nữa. Nay nhiều thêm thì phải làm quảng cáo dữ mới bán được. Một mặt phải kiếm thế ép mấy hàng tạp hóa mua xà bông Việt Nam về bán, vì tiệm tạp hóa hầu hết của khách trú, chúng xấu bụng không mấy khi chịu mua đồ của người Việt Nam chế tạo về bán, chỉ trừ khi nào món đồ ấy đã được thông dụng đem cho chúng một mối lợi hàng ngày thì chúng mới chịu mua. 
Trương Văn Bền một thời là “vua xà bông” Việt Nam
 Trương Văn Bền một thời là “vua xà bông” Việt Nam
Tôi bèn huy động một tốp người cứ lần lượt hàng ngày đi hết các tiệm tạp hóa hỏi có xà bông Việt Nam bán không? Hễ có thì mua một, hai xu, bằng không thì đi chỗ khác, trước khi bước chân ra khỏi tiệm nói với lại một câu: “Sao không buôn xà bông Việt Nam về bán? Thứ đó tốt hơn xà bông khác nhiều”. 
Hết người này tới người khác, riết rồi chủ tiệm cũng phải để ý lấy làm lạ, phải hỏi lại chỗ bán xà bông Việt Nam, cho người mua thử về bán. Tốp thì ôm đờn ca vọng cổ tán dương tính chất của xà bông Việt Nam, tốp thì đi đánh võ rao hàng, rồi đá banh tôi cũng cho mặc áo thêu xà bông Việt Nam. Nói tóm lại tôi không bỏ lỡ một dịp nào mà không làm quảng cáo, nên xà bông Việt Nam bán chạy lắm”.
Trương Văn Bền nói tiếp: “Nhờ sức mạnh của quảng cáo, xà bông Việt Nam tiến phát mau lắm, chỗ nào cũng buôn, ai nấy cũng dùng. Thấy mối lợi như vậy, nhiều người lóa mắt cũng làm xà bông để tranh giành, như Bà Đốc phủ Mầu ra xà bông “Con Cọp”, Balet ra xà bông “Nam Kỳ” cũng hình đầu người đàn bà, Nguyễn Phú Hữu ra xà bông “3 sao” ở Cần Thơ... nhưng tranh đua không lại xà bông Việt Nam, đều bị thất bại, bỏ cả. Số sản xuất của xà bông Việt Nam lần lần lên tới 200 tấn, bán khắp Sài Gòn, lục tỉnh, Trung kỳ, Bắc kỳ, Lào, Campuchia. 
Năm 1941, tôi chịu cho sở binh lương một ít lợi quyền, nên bán được giá cao, chở đi Madagascar, Réunion... Mấy xứ thuộc địa Pháp này vẫn mua xà bông Pháp, nay chiến tranh giao thương bế tắc nên phải mua của tôi”. 
Trương Văn Bền mất đã lâu, một thời quá khứ ngang dọc vang danh của nhà kỹ nghệ và doanh nhân nổi tiếng Việt Nam nay chỉ còn là ký ức. Một nghĩa cử tốt đẹp ít nhất chúng ta nên có để nhớ tới một trang lịch sử doanh nghiệp rất đáng tự hào, gương sáng cho tương lai và thế hệ mới ngày nay trong thời đại toàn cầu hóa. Cần ghi lại, phổ biến, khuyến khích học hỏi tinh thần doanh thương, mạo hiểm trên doanh trường nhưng đầy trách nhiệm với xã hội của Trương Văn Bền, người tiên phong mở đường cho công kỹ nghệ doanh thương Việt Nam.  

Tin cùng chuyên mục

Dalatmilk - 'Di sản từ cao nguyên' chinh phục những khách hàng kỹ tính nhất

Dalatmilk - 'Di sản từ cao nguyên' chinh phục những khách hàng kỹ tính nhất

(PLVN) -  Dalatmilk - thương hiệu sữa tươi sạch ghi dấu ấn một “Di sản từ cao nguyên” đã và đang chinh phục ngày càng nhiều khách hàng khó tính, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn tinh tế ở cấu trúc, hương vị, độ béo, và các yếu tố vi lượng chuẩn mực của sữa cho pha chế và thưởng thức. Hiện Dalatmilk được nhiều hệ thống khách sạn 5 sao cùng các chuỗi nhà hàng đẳng cấp quốc tế, các “ông lớn” trong ngành thực phẩm, đồ uống Việt Nam và thế giới lựa chọn, tin dùng.

Đọc thêm

‘Mách nhẹ’ anh em món quà khiến phái đẹp rung rinh

‘Mách nhẹ’ anh em món quà khiến phái đẹp rung rinh
(PLVN) - 8/3 là dịp để nam giới bày tỏ yêu thương và trân trọng tới những người phụ nữ đặc biệt. Việc chọn quà để vừa không dễ bị “bắt bài”, vừa khiến các chị em rung rinh là một vấn đề vô cùng “nan giải”. Hãy cùng DOJI khám phá những món quà để một nửa xinh đẹp của thế giới thêm phần trọn vẹn hạnh phúc trong ngày 8/3.

Điểm mới trong triển lãm Propak Vietnam 2024

Điểm mới trong triển lãm Propak Vietnam 2024
(PLVN) - Ngoài việc đem đến cơ hội giao thương tiềm năng cho ngành xử lý, chế biến và đóng gói bao bì Việt Nam, Propak Vietnam 2024 sẽ giới thiệu khu trưng bày công nghệ đồ uống - DrinkTech.

Giải mã xu hướng 'All in one' giúp cân bằng cuộc sống

Giải mã xu hướng 'All in one' giúp cân bằng cuộc sống
(PLVN) - Thông tin trọn gói, tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí - đó là lợi ích từ các dịch vụ "All in one" đang rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây để mang lại cuộc sống tiện lợi và cân bằng cho các gia đình Việt.

Tưng bừng không khí Tết tại hệ thống siêu thị WinMart

Không khí Tết đã rộn ràng tại hệ thống siêu thị Winmart.
(PLVN) - Dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng tại hệ thống siêu thị WinMart trên cả nước, không khí Tết đã rất tưng bừng, náo nhiệt bởi hàng loạt sản phẩm Tết cùng các chương trình ưu đãi, khuyến mại đang được áp dụng.

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán
(PLVN) -  Pháo hoa luôn là mặt hàng được nhiều người chờ đợi và săn đón mỗi dịp Tết đến Xuân về; là món ăn tinh thần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt. Tại Việt Nam hiện nay, nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) là đơn vị duy nhất được phép sản xuất, cung ứng sản phẩm pháo hoa. Trong những năm qua, Nhà máy không ngừng nghiên cứu, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân.

Thịt mát MEATDeli ngày càng được yêu thích, dịp Tết sẽ cung ứng tăng 23%

Người tiêu dùng ngày càng yêu thích thịt mát MEATDeli.
(PLVN) - Người tiêu dùng đang ngày càng yêu thích sản phẩm thịt mát MEATDeli của Tập đoàn Masan. Bằng chứng là 9 tháng đầu năm nay, sản lượng bán ra loại thịt này tăng trưởng ấn tượng. Dự định dịp Tết năm nay, loại thịt này sẽ được Tập đoàn Masan sẽ cung ứng tăng 23% so với dịp Tết năm ngoái.

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, giá chỉ từ 0 đồng

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, khởi hành từ ngày 21/11. (Ảnh: Vietjet)
(PLVN) - Đáp ứng nhu cầu của khách hàng với các điểm đến quốc tế được yêu thích, Vietjet vừa mở 5 đường bay quốc tế mới, kết nối Hà Nội với Hong Kong (Trung Quốc), Phú Quốc với Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) và Busan (Hàn Quốc), TP Hồ Chí Minh với Adelaide và Perth (Australia).

Vietjet mở đường bay thẳng TP Hồ Chí Minh - Jakarta nhân chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội đến Indonesia

Vietjet chào mừng các hành khách trên chuyến bay đầu tiên từ TP HCM đi Jakarta tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
(PLVN) - Ngày 5/8, tại Jakarta (Indonesia), Vietjet đã chính thức khai trương đường bay thẳng kết nối thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô Jakarta, Indonesia trước sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và ông Arsjad Rasjid, Chủ tịch Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN) cùng đại diện lãnh đạo, doanh nghiệp hai nước, trong khuôn khổ Diễn đàn chính sách, pháp luật, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Indonesia.

Vietjet mở đường bay thẳng Đà Lạt đi Busan

Máy bay Vietjet.
(PLVN) - Vietjet chính thức khai trương đường bay thẳng đầu tiên kết nối Đà Lạt với Busan, phục vụ khách hàng bay dễ dàng giữa thành phố ngàn hoa lãng mạn của Việt Nam và thành phố biển lớn nhất Hàn Quốc với chỉ hơn 5 giờ bay.

Định vị thú cưng

Chip định danh, vòng cổ GPS chỉ truy được “hành tung” của chó, mèo, chứ không thể quản lý hành động của chúng. (nguồn: Stockpicture)
(PLVN) - Quản lý động vật nuôi trong nhà là một công việc khó khăn đối với mỗi người. Vì vậy, có nhiều chủ vật nuôi đã lựa chọn bắn chip định danh hoặc đeo vòng cổ định vị GPS để kiểm soát được “thú cưng”. Tuy nhiên, kết quả của ứng dụng công nghệ hiện đại này ra sao vẫn còn đang gây ra nhiều tranh cãi.