Tiếp vụ 30 năm đi đòi đất ở Hưng Yên: Nhiều vấn đề cần được làm rõ

Luật sư  Lê Trung Sơn
Luật sư Lê Trung Sơn
(PLO) - TAND TP Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) đã có phán quyết về vụ kiện đòi đất cho mượn của ông Lâm Thành Dũng (số nhà 141 đường Điện Biên 1, phường Lê Lợi, TP Hưng Yên) đối với bà Chu Thị Cúc (số nhà 139 đường Điện Biên 1). Nhưng theo Luật sư (LS) Lê Trung Sơn (người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Dũng) thì trong vụ án này còn rất nhiều tình tiết mà tới đây, tòa cấp phúc thẩm cần làm rõ để có phán quyết đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn.

Theo LS Sơn, vụ kiện đòi đất cho mượn của ông Dũng đối với bà Cúc đã phải kéo dài hơn 30 năm qua là do các cơ quan chức năng thụ lý, giải quyết theo kiểu “biến tấu” để bản chất vụ việc bị thay đổi nghiêm trọng. Tính pháp lý và sự thật khách quan không được tôn trọng dẫn đến sai từ “gốc”. “Sai chồng sai” nên phán quyết sơ thẩm của TAND TP Hưng Yên cũng sai. 

LS có thể nói rõ hơn về việc “sai chồng sai” trong vụ án này?

- Tôi xin đơn cử: Ngay từ đầu, nguồn gốc đất tranh chấp được các cơ quan chức năng “đồng loạt” khẳng định là đất của địa chủ, bị Nhà nước thu hồi, cấp cho bà Cúc. Nhưng UBND thị xã Hưng Yên (nay là TP Hưng Yên) không đưa ra được bất kỳ một văn bản nào để khẳng định nội dung này. Còn bà Cúc khai rằng: đất bà đang ở là do Nhà nước cấp cho mình khi Nhà nước thu hồi 500 m2 đất của bố bà Cúc (cụ Chu Văn Phúc) ở khu vực bưu điện TP Hưng Yên hiện nay để xây dựng trụ sở HTX Tiền Tiến. Nhưng, các cơ quan chức năng và cả bà Cúc cũng không đưa ra được tài liệu hoặc văn bản nào để chứng minh có việc thu hồi và cấp đất đó này. Trong khi đó, ông Dũng có đầy đủ chứng cứ pháp lý từ năm 1956 để chứng minh đất gia đình bà Cúc đang sử dụng là của mình. Thậm chí, ông Dũng cũng có không ít văn bản thể hiện việc chính quyền Hưng Yên khẳng định đất bà Cúc ở là của ông Dũng (như sổ mục kê và bản đồ từ năm 1963). Nhưng khi xem xét, giải quyết vụ việc thì các cơ quan chức năng và HĐXX sơ thẩm lại không dùng tài liệu này làm chứng cứ. 

Xin LS cho biết về quan điểm của ông về bản án sơ thẩm vừa qua của TAND TP Hưng Yên?

- Phán quyết tại Bản án sơ thẩm số 03/2017/DSST ngày 12/5/2017 của TAND TP Hưng Yên (do Thẩm phán Đỗ Quang Lịch làm chủ tọa) là không chính xác và không phù hợp với chứng cứ khách quan của vụ án. 

Thứ nhất, HĐXX sơ thẩm “phớt lờ” chứng cứ, không dựa trên cơ sở pháp lý, không tôn trọng sự thật khách quan, áp dụng pháp luật không đúng, thể hiện:

Bản án xác định nguồn gốc đất tranh chấp là của ông Dũng nhưng lại cho rằng đất này đã được Nhà nước lấy để cấp cho bà Cúc từ năm 1964 và cho rằng đây là việc Nhà nước thực hiện chính sách đất đai nên ông Dũng “không được đòi lại” (theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 và Nghị quyết 755/2005/QH11). Nhận định này là không đúng bởi UBND TP Hưng Yên không thừa nhận việc này (thể hiện tại Công văn số 1459/UBND-TNMT ngày 08/12/2016). Nếu Nhà nước thực hiện chính sách đất đai (thu hồi đất, trưng dụng đất của gia đình ông Dũng) thì phải được UBND TP Hưng Yên thừa nhận và được thể hiện bằng văn bản.

HĐXX TAND TP Hưng Yên áp dụng Nghị quyết số 23/2003/QH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để cho rằng: “Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 1991; Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất”. Tuy nhiên, HĐXX không nêu ra được việc thu hồi đất của gia đình ông Dũng và cấp cho gia đình bà Cúc là thực hiện theo chủ trương, chính sách nào? 

TAND TP Hưng Yên áp dụng khoản 2 Điều 7 Nghị quyết số 755/2005/QH11 để cho rằng nhà đất của ông Dũng bị Nhà nước trưng dụng không thời hạn, do đó UBND cấp tỉnh xác lập sở hữu toàn dân đối với đất đó. Việc áp dụng quy định này là không chính xác bởi tại Điều 3 Nghị quyết này quy định: “Các văn bản quản lý được áp dụng khi giải quyết các trường hợp quy định tại Nghị quyết này bao gồm quyết định, thông báo, công văn, văn bản kê biên, kiểm kê, danh sách kiểm kê và các giấy tờ khác liên quan đến việc quản lý, bố trí sử dụng nhà đất của Uỷ ban hành chính, Uỷ ban quân quản, Uỷ ban nhân dân cách mạng, UBND, cơ quan quản lý nhà nước các cấp, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế nhà nước, tổ chức xã hội”.

Nhưng trong vụ án này thì nhà đất của ông Dũng không bị Nhà nước trưng dụng trong số các văn bản được Nghị quyết 755 liệt kê trên đây. Như vậy, không có căn cứ để xác định đất của ông Dũng thuộc diện Nhà nước trưng dụng như sự nhận định của Tòa án.

Thứ hai, HĐXX sơ thẩm sử dụng một số văn bản làm chứng cứ nhưng thiếu tính khách quan và không đảm bảo tiêu chuẩn làm nguồn chứng cứ: Ví dụ như các văn bản của TAND thị xã Hưng Yên giải quyết việc tranh chấp mốc giới sử dụng đất giữa bà Cúc và ông Dũng từ năm 1987 không có dấu của Tòa án, không có tên thẩm phán giải quyết…

Theo LS, để có một phán quyết công minh, khách quan về vụ kiện này thì Tòa cấp phúc thẩm cần làm gì? 

- Tôi cho rằng, bản án sơ thẩm của TAND TP Hưng Yên đối với vụ án này là không đảm bảo tính pháp lý, cần được Tòa cấp phúc thẩm xem xét xem xét, đánh giá lại để “sửa sai” cho HĐXX sơ thẩm. Đây vừa là quy định của pháp luật, vừa là lương tâm và trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của các thành viên HĐXX phúc thẩm. Tôi và người dân đang mong chờ vào quyết định đúng đắn của TAND tỉnh Hưng Yên.

Xin cảm ơn ông.

Đọc thêm

Tiếp vụ người mua trúng đấu giá đất bị từ chối cấp sổ đỏ: VKS Bình Dương ra quyết định kháng nghị

Lô đất bà Phượng đấu giá trúng nhưng bị từ chối cấp sổ đỏ.
(PLVN) -  Cho rằng bản án của TAND tỉnh Bình Dương trái với pháp luật, Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Dương kháng nghị bản án này. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan là Chi cục Thi hành án (THA) TP Thuận An cũng đã kháng cáo để bảo vệ quyền, lợi hợp pháp cho người mua trúng đấu giá tài sản.

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền để lừa bán đất tại TP HCM: Còn một số tình tiết cần làm rõ

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền để lừa bán đất tại TP HCM: Còn một số tình tiết cần làm rõ
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, dự kiến hôm nay (10/3), TAND TP HCM đưa vụ án Trịnh Trường Giang (SN 1971, ngụ phường 16, Gò Vấp) và Trần Thanh Hải (SN 1983, ngụ phường Tân Thới Nhất, quận 12) sử dụng hợp đồng ủy quyền (HĐUQ) bị “phù phép” để “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ra xét xử.

Trước phiên xử vụ “chiếm đoạt nhà đất” tại phố Bà Triệu (Hà Nội): LS đề nghị điều tra bổ sung một số vấn đề

Khu đất số 296, 298, 300 phố Bà Triệu.
(PLVN) -  Dự kiến hôm nay (9/3), TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xử bị cáo Lương Thế Hiển (nguyên Phó Chánh Văn phòng Sở TN&MT Hà Nội, ngụ phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội) và Nguyễn Thị Liên (vợ Hiển) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước phiên xử, một số LS bào chữa đã có văn bản kiến nghị TAND TP Hà Nội trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Kỳ án “phù phép” giấy ủy quyền để lừa bán đất

Khu đất trong vụ án.
(PLVN) -  TAND TP HCM đang chuẩn bị đưa vụ án Trịnh Trường Giang (SN 1971, ngụ phường 16, Gò Vấp) và Trần Thanh Hải (SN 1983, ngụ phường Tân Thới Nhất, quận 12) sử dụng hợp đồng ủy quyền (HĐUQ) trái luật để “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ra xét xử.

Phát hiện bãi tập kết gỗ trái phép tại Kon Tum

Gỗ hộp lớn được phát hiện tại tại mỏ khai thác cát, sỏi Công ty Trách nhiệm hữu hạn 87, huyện Đăk Hà, Kon Tum.
(PLVN) - Công an tỉnh Kon Tum vừa phát hiện khối lượng gỗ lậu trái phép được giấu trong bãi cát tập kết khoáng sản của một điểm mỏ khai thác cát, sỏi trên sông Đăk Pxi thuộc xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum.

Bạc Liêu: Đề nghị xử lý chủ công trình không phép “nhốt” cán bộ khi bị kiểm tra

Ông Đ.C.T. khóa cửa khi cán bộ của đoàn kiểm tra đang ở trong công trình. (ảnh cắt từ clip)
(PLVN) -  Liên quan đến vụ ông Đ.C.T. (khóm 4, phường 7, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) khóa cửa “nhốt” cán bộ trong công trình không phép khi bị kiểm tra, bà Lê Kim Thúy - Chủ tịch UBND TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) cho biết, UBND TP Bạc Liêu đã đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra củng cố hồ sơ, làm rõ vi phạm để xử lý nghiêm.

Kết luận vi phạm tại BV Da liễu Nghệ An

Bệnh viện Da liễu Nghệ An.
(PLVN) - Sau 3 năm thành lập, tại BV Da liễu Nghệ An đã xảy ra một số vi phạm trong quá trình hoạt động, điều hành và đến nay vẫn chưa đủ điều kiện để khám chữa bệnh BHYT; khiến người dân gặp khó khăn cũng như chịu thiệt thòi trong quá trình khám chữa bệnh.

Yêu cầu khẩn trương điều tra vụ phá rừng phòng hộ

Tại khu vực, hàng loạt cây gỗ bị đốn hạ có kích thước khác nhau.
(PLVN) -  Hàng chục cây gỗ lớn có đường kính từ 20 - 60cm ở cánh rừng phòng hộ thuộc tiểu khu 65 (xã Tư, huyện Đông Giang, Quảng Nam) lại bị “lâm tặc” dùng cưa máy đốn hạ, dù tại khu vực này có 1 trạm và 2 chốt quản lý bảo vệ rừng.

Vụ vi phạm khi mua sắm thiết bị giáo dục ở Sở GD&ĐT Hà Tĩnh: “Điểm danh” một số DN liên quan

Sở GD&ĐT Hà Tĩnh.
(PLVN) -  Liên quan đến những sai phạm trong công tác mua sắm thiết bị giáo dục tại Sở GD&ĐT giai đoạn 2017-2019, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh mới đây đã khởi tố vụ án "vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Vụ án được đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh.

Diễn biến vụ GPMB dự án đề pô xe điện ở Bắc Từ Liêm: Công an Hà Nội phục hồi giải quyết đơn tố giác tội phạm

Một trong những khu vực bị thu hồi thực hiện dự án.
(PLVN) -  Sau hơn 10 năm có đơn tố giác một số cá nhân có hành vi vi phạm trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) tại dự án xây dựng đề pô xe điện tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội (đoạn Nhổn - ga Hà Nội) trên địa bàn phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm), người dân đã nhận được thông báo của Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội quyết định phục hồi giải quyết tố giác tội phạm.

Sai phạm trong cấp “sổ đỏ” ở Lạc Dương (Lâm Đồng): Phê bình, làm rõ trách nhiệm lãnh đạo huyện

Khu vực dự kiến triển khai dự án hồ chứa nước Đan Kia 2 xảy ra sai phạm trong cấp GCN.
(PLVN) -  Liên quan đến sai phạm trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) tại khu vực dự kiến đầu tư hồ chứa nước Đan Kia 2 (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), một Phó Chủ tịch huyện Lạc Dương bị phê bình; nhiều cán bộ huyện, thị trấn bị kiểm điểm rút kinh nghiệm, khiển trách, cảnh cáo.

Hà Tĩnh: Nhà biến thành… hầm vì ảnh hưởng dự án công ngàn tỷ

Căn nhà của một gia đình bị mặt đường che kín, cổng chính cũng không thể ra vào được.
(PLVN) - Hàng chục hộ dân tại xã Phú Lộc, huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) phải cầu cứu các ngành chức năng địa phương; vì dự án nâng cấp kênh chính Linh Cảm (thuộc dự án hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang - giai đoạn 2) đi qua đã khiến nhiều căn nhà gần như bị cầu đường bịt kín, không có lối đi, người dân phải sống trong những căn nhà thấp lè tè so với mặt đường, như… những căn hầm.

Quảng Nam: Dân lập rào chắn đường đòi đền bù đất

Hai đầu đoạn đường qua đất hộ ông Trần Luôn bị dùng lưới sắt, dây rào lại.
(PLVN) -  Vì bức xúc không được đền bù phần diện tích đất đã giao cho chính quyền địa phương làm đường, 2 hộ dân tại thị trấn Nam Phước (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã lập hàng rào B40 chắn ở hai đầu ngăn không cho các phương tiện qua lại.