Tiếp nhận đất thiêng từ Trường Sa vào đàn Xã Tắc

Ông Phan Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế  và ông ông Lê Thế Chữ - Phó Tổng Biên tập Phụ trách Báo Tuổi Trẻ (bên trái) tiếp nhận đất thiêng từ Trường Sa.
Ông Phan Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế và ông ông Lê Thế Chữ - Phó Tổng Biên tập Phụ trách Báo Tuổi Trẻ (bên trái) tiếp nhận đất thiêng từ Trường Sa.
(PLO) - Đây là hoạt động ý nghĩa, khẳng định chủ quyền non sông liền một dải từ đất liền ra biển đảo, khẳng định khát vọng về một vùng biển hòa bình, đồng thời tiếp thêm sức mạnh cho chiến sĩ, đồng bào đang ngày đêm bám biển và khẳng định chủ quyền biển đảo. 

Ngày 29/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Báo Tuổi Trẻ tổ chức lễ tiếp nhận đất thiêng từ Trường Sa và thực hiện các nghi thức trang trọng nhất để hòa đất thiêng vào đàn Xã Tắc (TP. Huế).

Đất thiêng Trường Sa.

Đất thiêng Trường Sa.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Thế Chữ - Phó Tổng Biên tập Phụ trách Báo Tuổi Trẻ chia sẻ, mỗi nắm đất Trường Sa có thấm máu, mồ hôi, công sức của bao thế hệ đã quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo, có lời thề xả thân giữ gìn biển đảo quê hương, còn người, còn đảo, một tấc không đi, một ly không dời. Để có đất nước độc lập, thống nhất hôm nay, nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau phải chung tay bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Ông Nguyễn Dung, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế hòa đất thiêng vào đàn Xã Tắc.
Ông Nguyễn Dung, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế hòa đất thiêng vào đàn Xã Tắc.

Đàn Xã Tắc được xây dựng từ cuối mùa xuân năm 1806. Đàn nằm ở phía Tây Hoàng Thành, đúng theo nguyên tắc "tả Tổ, hữu Xã" (bên trái thờ Tổ, bên phải thờ Xã Tắc) của thành trì phương Đông truyền thống. Đàn Xã Tắc là một trong những di tích cung đình đặc biệt quan trọng của Cố đô Huế. Lễ tế Xã Tắc được tổ chức mỗi năm hai lần vào mùa Xuân và mùa Thu. Đàn Xã Tắc tượng trưng cho đất đai của cả nước, trở thành biểu tượng thiêng liêng của quốc gia.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hoà đất thiêng vào Đền Xã Tắc
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hoà đất thiêng vào Đền Xã Tắc
 

Tiến sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, cho biết đây là hoạt động ý nghĩa, khẳng định chủ quyền non sông liền một dải từ đất liền ra biển đảo, khẳng định khát vọng về một vùng biển hòa bình, đồng thời tiếp thêm sức mạnh cho chiến sĩ, đồng bào đang ngày đêm bám biển và khẳng định chủ quyền biển đảo. 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.