Tiếng vọng của dòng sông

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hồi đó, nhà tôi ở gần con sông Cầu thơ mộng, cũng “có chiếc cầu nhỏ cong cong” như trong lời bài hát “Chị tôi” của nhạc sĩ Trần Tiến.

Cầu bắc qua nhánh sông nhỏ, nối liền nhà máy với khu dân cư xóm Đồng Xe. Dưới cầu là một ống bơm to cỡ hai vòng tay ôm, chạy dài từ trạm bơm nước ở khu vực miếu Hoàng. Đó là nguồn nước vừa để sản xuất vừa cung cấp cho các hộ dân cư trong khu vực sinh hoạt. Dân ở đây quen gọi là Cầu Bơm.

Hồi bé, bọn trẻ chúng tôi không mấy khi đi trên mặt cầu mà nghịch ngợm chui xuống gầm, chân trần chạy trên ống bơm để tìm cảm giác mát lạnh của những trưa hè oi ả. Chơi chán lại rủ nhau xuống sông tập bơi. Con sông Cầu khúc này thật trong và đẹp. Dòng sông xanh mát, những gợn sóng được ánh mặt trời chiếu xuống trở thành những tia nắng lấp lánh, nhảy lao xao trên mặt nước. Ngã ba sông là nơi nối từ con sông nhỏ chảy ra, tạo nên một khúc hai dòng chảy. Ở giữa, là bãi bồi đầy sỏi đá được phủ xanh bằng những cây đào nước. Chúng tôi thường chọn viên đá cuội to đẹp mang về để nén cà, muối dưa…

Bến Nứa là điểm hẹn của chúng tôi. Gọi là Bến Nứa vì đây là nơi tập kết của những bè nứa từ trên mạn ngược, được người dân khai thác thả xuôi dòng về, nhập cho nhà máy để làm nguyên liệu sản xuất giấy. Mỗi buổi chiều, khi ánh mặt trời vẫn còn ngồi vắt vẻo trên ngọn tre cạnh bờ sông là lũ trẻ con xóm tôi đã tụ tập đông đủ. Trong nhóm, tôi là đứa lớn tuổi nhất, lại là người hay phải phân xử mỗi khi có cuộc tranh luận hay cãi vã, nên thường được bọn trẻ phong làm Chị Đại. Phần nữa là vì chúng nó chơi với thằng Hiền, là thằng em thân thiết của tôi. Cũng cần nói riêng về thằng Hiền một chút...

Chả nhớ nhà tôi và nhà Hiền ở sát vách nhau từ khi nào. Nhưng từ bé đến giờ nó luôn theo sát tôi như hình với bóng. Tính nó nhát và hiền đúng như cái tên. Mẹ kể, thằng Hiền sinh ra không được biết mặt bố. Khi cô Mai có chửa nó được sáu tháng thì chú Phương, chồng cô bị chết vì bom giặc. Tôi còn nhớ, cứ mỗi lần thằng Hiền ốm là đêm đêm mẹ nó lại khóc ời ời gọi chồng. Tiếng gào khóc như cào xé lòng người, ám ảnh mãi trong tâm trí của tuổi thơ tôi. Khu tập thể xóm tôi có năm hộ, toàn là phụ nữ đơn thân. Người chồng chết, người ly hôn, người quá lứa lỡ thì kiếm mụn con cho đỡ cô đơn. Vì thế xóm có tên là “Xóm Không Chồng”. Nhà tôi và nhà Hiền có hoàn cảnh giống nhau, chỉ một mẹ một con nên chúng tôi coi nhau như chị em ruột. Hằng ngày khi các bà mẹ đi làm thì chỉ còn tôi và nó tha thẩn bên nhau. Hồi bé, có lần Hiền nì nèo bắt tôi dắt ra tận xóm ngoài bằng được, mải chơi quên giờ về làm mẹ nó hớt hơ, hớt hải chạy đi tìm. Khi nhìn thấy hai chị em đầu trần, mặt đỏ gay đi giữa nắng trưa tháng sáu, mẹ nó sấn đến quát thẳng vào mặt tôi: “Mày dẫn con tao đi đâu, hả? Hôm nay về nó bị làm sao thì mày biết tay tao”. Bị mắng oan nhưng tôi không trách mẹ nó vì biết hồi bé Hiền hay ốm, cô ấy thương con nên thường hay có thái độ như vậy.

Lớn hơn một chút, hôm nào chị em tôi cũng cùng lũ bạn ra bến sông. Lúc đầu Hiền nhát lắm, chẳng dám tập bơi. Nhưng dần dần quen với sông nước nên ít lâu sau cũng biết bơi. Ngoài chuyện tập bơi thì con sông còn là nguồn cung cấp thức ăn cho các gia đình chúng tôi. Những cái bẫy cá bống được chúng tôi khéo léo đặt trên sông. Rồi trong khi chờ đợi những con cá ham mồi, chúng tôi thường tranh thủ lội sang bờ bên xóm Gò Chè, nơi có cây rong nước mọc nhiều nhất để bắt trùng trục hoặc mò ốc, hến… Mỗi lần ra sông là đứa nào cũng đầy rổ lớn, rổ bé mang về nhà. Riêng thằng Hiền chả bao giờ bắt được con gì. Nhưng đến bữa là mẹ con nó thế nào cũng có một bát canh trùng trục nấu chua bằng lá sấu hoặc những đĩa cá bống vàng ươm do tôi bê sang. Ngoài nguồn thức ăn vô tận, con sông còn cung cấp cho dân hai bên bờ vô số củi đun. Vào những mùa lũ, khi nước ở thượng nguồn đổ về chở theo bao nhiêu cây cối, củi khô là dân xóm tôi lại kéo nhau ra đứng kín bờ sông. Ngày vớt củi. Đêm vẫn thắp đèn để vớt củi. Khi nước bắt đầu rút, chính là lúc lũ trẻ chúng tôi ra sông mót những cành củi bị chìm, mắc kẹt ngoài bãi nổi.

Hôm ấy, sau những ngày lũ, bọn trẻ xóm tôi ra sông mót củi. Khi qua khỏi bãi nổi, tôi tay cắp, tay lôi một cành to. Đến giữa đoạn nước chảy xiết tôi vô ý vấp phải hòn đá, trượt chân ngã và bị dòng nước cuốn đi một đoạn. Trong cơn hoảng sợ tôi vẫn nghe thấy tiếng lũ con trai đứng trên bờ kêu la, hò hét nhưng không đứa nào dám xuống sông cứu. Cố nhìn lên, tôi thấy thằng Hiền hớt hải chạy dọc bờ sông theo hướng tôi bị cuốn. Nhưng có lẽ không tự tin nên nó cũng không dám lao xuống sông. Khi uống mấy ngụm nước và bắt đầu “giã gạo” thì tôi bỗng thấy một bàn tay bấu vào vai. Như “vớ được cọc”, tôi vội túm chặt lấy bàn tay ấy, chới với trôi theo dòng nước. Tôi uống thêm mấy ngụm nước nữa, mặt mũi tối sầm và có cảm giác đang chìm dần. Bờ vai của người cứu tôi có lẽ quá nhỏ bé nên không thể thắng nổi dòng nước lũ quái ác. Nhưng thật bất ngờ, vài giây sau bỗng người tôi nổi lên mặt nước. Rồi tiếp theo là cái mặt tái mét của thằng Hiền ở ngay bên cạnh. Nó gượng nói bằng giọng hổn hển:

- May quá… có một cành cây lập lờ dưới mặt nước, em túm được. Chị có sao không? Chị cứ bám chặt vào cành cây này để em đưa chị vào bờ.

Vậy là thoát chết trong gang tấc. Vài phút sau chúng tôi lên được bờ. Tôi nằm vật xuống bãi cỏ. Dù đã kiệt sức, tôi vẫn cố đưa ánh mắt yếu ớt nhìn sang bên cạnh, thấy Hiền đang nằm thở dốc tôi mới an lòng. Sau khi hai chị em hoàn hồn, tôi ôm nó vào lòng vừa khóc vừa nói:

- Sao em liều thế? Nhỡ đâu cả hai chị em cùng không về được thì sao?

- Lúc đầu em cũng rất sợ, nhưng khi nhìn thấy chị “giã gạo” thì em chẳng nghĩ gì nữa, cứ thế lao xuống…

​Nói xong nó lại cười, vẫn nụ cười khoe chiếc răng khấp khểnh. Tôi nhìn nó với ánh mắt trìu mến, đầy vẻ biết ơn. ​Sau trận đuối nước tôi không dám ra sông nữa. Đêm nào ngủ cũng không yên bởi những cơn ác mộng. Hai từ “ra sông” không còn làm tôi háo hức như trước. Nghĩ dại nếu hôm đó cả hai chị em tôi không may bị đuối nước thì mẹ tôi và mẹ thằng Hiền sẽ sống ra sao? Càng nghĩ tôi càng thấy sợ hãi. Những lúc ngồi một mình, tôi thường tự hỏi, sao một thằng bé mới mười tuổi, vốn dĩ hiền lành nhút nhát lại dám lao mình xuống dòng nước chảy xiết cứu tôi? Và tôi cứ mơ hồ ngẫm nghĩ, phải chăng lúc chị em tôi đang chới với giữa dòng nước thì linh hồn chú Phương, bố Hiền trên trời cao đã hiện về hóa thành cành cây giúp chị em tôi thoát nạn...

Nhiều năm sau tôi đi làm dâu ở tận Cà Mau nên chị em không có mấy dịp gặp nhau nữa. Lần trở về quê ngoại năm ấy, tôi nghe tin Hiền đã nhập ngũ. Rất mừng cho em. Thế là từ một cậu bé yếu đuối nhút nhát ngày xưa, đã trở thành một anh bộ đội hiên ngang. Tôi thầm chúc em có nhiều thành công trong cuộc đời.

Về quê lần này, nỗi sợ đuối nước không còn ám ảnh nhiều nên tôi mới dám trở lại bến sông xưa, mong thỏa nỗi nhớ da diết mà bao năm qua đã không đủ can đảm đối diện. Ra đến bến cũ, nhìn con sông mà tôi không khỏi bàng hoàng, thảng thốt. Trước mắt tôi, dòng sông đã bị biến dạng bởi nạn khai thác cát, sỏi trái phép bằng tàu cuốc. Bến sông xưa của tôi đấy ư? Méo mó, hoang tàn. Đâu rồi bãi nổi ngày xưa, nơi chúng tôi thường rúc mình trong những búi đào nước chơi trò đánh trận giả? Đâu rồi những bầy cá bống bơi lội tung tăng trong dòng xanh tận đáy, những con trùng trục, ốc, hến núp mình dưới những bụi rong nước tươi non trong nắng chiều đỏ ối. Còn đâu vẻ đẹp hiền hòa, thơ mộng của những con sóng lấp lánh xôn xao mỗi khi ánh mặt trời rọi chiếu?…

​Nhìn những chiếc gầu thép như những bàn tay quỷ khổng lồ vung lên moi ruột lòng sông, biến khúc sông thành những quầng nước đục ngầu mà đau như chính ruột gan mình đang bị cào cấu. Tôi đã khóc nấc lên. Cảm giác như ký ức tuổi thơ của tôi đang ròng ròng chảy máu. Nhìn dòng sông, tôi nhớ tới hình bóng của Hiền, những ký ức năm xưa ùa về dữ dội… Tôi như nhìn thấy nụ cười của em thấp thoáng dưới mặt nước, vẫn chiếc răng khấp khểnh và đôi mắt trong veo biết nói.

***

Mấy năm sau, từ Cà Mau, tôi nhận được tin sét đánh: Hiền đã hi sinh trên sông Cầu trong một lần cứu hộ. Mùa lũ ấy, hàng trăm ngôi nhà chìm trong lũ cuốn. Sau khi vận hành ca nô, xuồng máy, em và đồng đội đã cứu được mấy chục người dân an toàn. Nhưng chiều hôm ấy khi em lao mình xuống dòng nước cứu một cháu bé, đưa được cháu lên xuồng thì em bị dòng nước xoáy cuốn đi. Em đã hy sinh khi vừa tròn 28 tuổi…

​Tôi trở lại sông quê trong một nỗi buồn u ám. Sông vẫn còn đây mà em ở đâu? Tôi khom mình bên dòng nước, đưa tay muốn vớt những ánh bạc lung linh mà chợt giật mình thảng thốt. Hình như đâu đây, hình bóng em tôi vẫn thấp thoáng dưới mặt nước, vẫn nụ cười hiền lành để lộ chiếc răng khấp khểnh và đôi mắt trong veo, lấp lánh dưới nắng chiều... Tôi lội sang bãi bồi, cố gom những cành đào nước còn sót lại để kết thành một vòng hoa rồi thả xuống sông, mong linh hồn em siêu thoát. Tôi thì thầm xin sông hãy ôm ấp em vào lòng và sưởi ấm cho em bớt lạnh, để giữa làn nước trong xanh, lại được thấy đâu đó, thấp thoáng ánh mắt và nụ cười thương mến của em tôi. T.T.M.H

Tin cùng chuyên mục

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Đọc thêm

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Trong tâm hồn bạn có một đứa trẻ bị tổn thương, lạc lối?

Trong tâm hồn bạn có một đứa trẻ bị tổn thương, lạc lối?
(PLVN) - Nỗi đau đó liên tục bộc lộ ra trong cuộc đời bạn, dưới dạng những phản ứng bốc đồng và những kiểu phản hồi cảm xúc thái quá. Đó chính là phần nội tâm thông tuệ, cũng là phần khổ đau đang khao khát được thừa nhận và chữa lành. Vậy đừng để đứa trẻ tổn thương kia trở thành người lớn đau khổ.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.

Tàn lửa

Tàn lửa
(PLVN) - Truyện tranh Việt Nam của họa sĩ Lilywiu mang tên “Tàn lửa” do Wings Books (Nhà xuất bản Kim Đồng) phát hành, kể lại một câu chuyện đầy sức nặng về tình cảm gia đình, lòng tham hư vinh và thử thách niềm tin trong mỗi con người.

“Mẹ yêu con”

”Trên lưng mẹ” - bức ảnh của tác giả Lê Bích chụp năm 2005. (Nguồn ảnh: BTC)
(PLVN) - Tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng bất tận, được nhiều nghệ sĩ thể hiện đa dạng qua nhiều hình thức. Trong đó, nhiếp ảnh cũng là một ngôn ngữ đặc biệt.

Dưỡng thần

Dưỡng thần
(PLVN) - Không gian ấy bình lặng mà tươi thắm, hoa đua nhau nở. Hoa vẫy mời chim chóc về ríu rít. Hoa gọi nhành nắng xuân. Tất cả do bàn tay ông Đức làm ra. Khi ông đang chăm sóc chậu mai chiếu thủy thì tiêng ông Hiệp vọng vào. Cổng chỉ khép. Ông Hiệp khoái trí cười với sắc hoa đón chào.

Điều đẹp đẽ chỉ ngắn ngủi vậy thôi

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Ngày Tết chúng ta nói chuyện vui, đoàn viên, hội ngộ, nhưng ngày Tết cũng có những khoảng lặng ngầm ngùi, sâu lặng, để thao thức về ngày đã qua và tương lai. Nghe radio những ngày này thấy toàn mở nhạc xuân vui tươi, hoan ca… đơn giản vì người Việt hay nói: Vui như Tết! Nhưng thực sự ngày Tết có phải là ngày vui vẻ hay là ngày tiễn đưa của thời gian và lòng người nặng trĩu suy tư?

Ra mắt tác phẩm “Đế chế ký hiệu” của Roland Barthes

Ra mắt tác phẩm “Đế chế ký hiệu” của Roland Barthes
(PLVN) - Roland Barthes là một nhân vật lớn trong lịch sử văn học và triết học của thế kỉ XX. Là một trong những người đặt nền móng cho chủ nghĩa cấu trúc và ký hiệu học Pháp, các tư tưởng của Roland Barthes đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều trường phái lý thuyết, bao gồm cấu trúc luận, ký hiệu học, lý thuyết xã hội và hậu cấu trúc luận,...

Ánh lửa trên đồi quyên thảo

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Đã bao năm chị vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa. Sáng nay cũng vậy, khi lũ chim trên đồi quyên thảo thức giấc, chị lại trở dậy ngồi bên bếp lửa.

“Phụ nữ Việt Nam có một thời như thế”

Ra mắt sách “Phụ nữ Việt Nam có một thời như thế”. (Ảnh: BTPNVN)
(PLVN) - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam hiện lưu giữ hàng nghìn lá thư thời chiến của những người phụ nữ, thể hiện tâm tư của những đôi lứa yêu nhau phải tạm chia xa, của những người vợ đợi chồng, những người con nhớ mẹ, những người chị ngóng tin em... Sự ngăn cách giữa hậu phương và tiền tuyến khiến họ đành gửi gắm yêu thương, vui buồn cuộc sống và động viên nhau qua những lá thư.

“Biết tuốt về triết” của Yves Michaud

“Biết tuốt về triết” của Yves Michaud
(PLVN) - Nhằm giúp công chúng tiếp cận với những vấn đề triết học căn bản, triết gia Yves Michaud đã có những buổi thảo luận triết học với một nhóm thanh, thiếu niên và ghi chép, tổng hợp lại trong cuốn sách “Biết tuốt về triết”.

Chuyện của bà

Ảnh minh họa truyện. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Phải nói chưa có một gia đình nào phức tạp như gia đình tôi, phức tạp từ những mối quan hệ trong gia đình, phức tạp từ bản tính của từng con người với mỗi tính cách khác nhau nhưng đều khó hiểu, cho đến phức tạp hoàn cảnh gia đình. Nhưng có lẽ phức tạp nhất đó là mối quan hệ giữa ông bà tôi, một mối quan hệ mà từ lúc bé tôi chẳng hiểu rõ đó là yêu thương hay tất cả đều đã phai nhạt qua thời gian và năm tháng.

Một đứa trẻ

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác nóng bỏng tay khi bế trên tay hình hài bé nhỏ ấy, cứ tựa như một cảm giác vô cùng hạnh phúc nhưng cũng chớm đầy những âu lo.

Cuối năm, ngẫm về tật xấu của người Việt

Cuối năm, ngẫm về tật xấu của người Việt
(PLVN) - Những ngày cuối năm chộn rộn, trên tầng cao khu phố cổ Hà Nội, nhà văn Di Li cho ra mắt “Tật xấu người Việt”, như một sự tự trào. Bởi cuốn sách dành cho những người đã trưởng thành, phàm đã là người Việt, dường như ai cũng thấy có mình trong đó…

Bên mẹ mùa xuân

Ảnh minh họa của Văn Lang
(PLVN) - Nhìn dáng bố mẹ lụi cụi, xăm xăm lấy cho con cái này, đưa cho cháu cái kia với vẻ rạng rỡ, mừng vui… dường như anh chị đều hiểu: “Với bố mẹ, dù các con đã ngoài năm mươi tuổi thì vẫn luôn là những đứa trẻ thơ”. Bên mâm cơm chiều Ba mươi Tết, chén rượu ấm nồng khiến những người con xa quê thêm cay khóe mắt.