Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế.
Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu vực và quốc tế.

Thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất Đông Nam Á

Nếu nói về sự hình thành đô thị, thương cảng, Hội An đã bắt đầu phát triển từ rất lâu. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra hai đồng tiền cổ của Trung Quốc thời Hán là Ngũ Thù và Vương Mãng. Đây là phát hiện quan trọng cho thấy Hội An đã trở thành thương cảng từ cách đây 2000 năm trước. Thế kỉ 9 và 10, dưới thời vương quốc Chăm Pa, Hội An có tên là Lâm Ấp Phố, khi ấy đã trở thành điểm giao thương, buôn bán, trao đổi vật phẩm của các thương gia từ Ả Rập, Ba Tư, Trung Quốc...

Nhưng chỉ đến thế kỉ 16, khi chúa Nguyễn vào trấn thủ đất Thuận Hóa, sau đó được Vua Lê cho kiêm lãnh trấn Quảng Nam, Chúa Nguyễn tập trung phát triển kinh tế Đàng Trong, mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài thì Hội An mới bước vào thời kì cực thịnh của mình, trở thành thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á bấy giờ.

Có thể nói, thế kỷ 16 đánh dấu thời kỳ hoàng kim của Hội An, một thương cảng quốc tế quan trọng của Việt Nam. Nằm trên bờ sông Thu Bồn, nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền các quốc gia châu Á và châu Âu, Hội An không chỉ là một cửa ngõ giao thương sầm uất mà còn là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, tôn giáo và phong tục tập quán từ khắp nơi trên thế giới. Vị trí chiến lược này đã biến Hội An thành một thương cảng sôi động, nơi các thương nhân từ Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Bồ Đào Nha, Hà Lan và nhiều quốc gia khác đến trao đổi hàng hóa. Gạo, lụa, gốm sứ, gia vị và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng chủ lực trong các giao dịch tại đây.

Trong Phủ biên tạp lục, một trong những tập khảo cứu rất có giá trị về Đàng Trong, nhất là xứ Thuận Quảng vào thế kỷ XVIII, hoạt động buôn bán nhộn nhịp, phát triển của Hội An, Quảng Nam được Lê Quý Đôn ghi chép như sau: “Thuyền từ Sơn Nam về chỉ mua được một thứ củ nâu, thuyền từ Thuận Hóa về cũng chỉ có một thứ hồ tiêu, còn từ Quảng Nam về thì các hàng không món gì không có, các nước phiên không kịp được. Phàm hóa sản vật sản xuất ở các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Bình Khang và dinh Nha Trang, đường thủy đường bộ, đi thuyền đi ngựa, đều hội tập ở phố Hội An, vì thế người khách phương Bắc đều đến tụ tập ở đấy để mua về nước”.

Hội An không chỉ là thương cảng sầm uất, trung tâm thương mại của Việt Nam mà còn là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới thương mại toàn cầu thời kỳ này. Các thương nhân người Nhật khi đó tới bán những đồ đồng, tiền đồng, sắt, đồ gia dụng… và mua lại đường, tơ lụa, trầm hương… Các thương nhân châu Âu đến Hội An để tìm kiếm các mặt hàng quý hiếm từ châu Á, đồng thời giới thiệu các sản phẩm từ phương Tây. Sự thịnh vượng của Hội An đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Đàng Trong, đồng thời tạo ra một môi trường đa văn hóa, đa tôn giáo hiếm có.

Phố Nhật Bản được thành lập, các Hội quán của người Trung Quốc được mở ra, khách thương Ấn Độ, Ba Tư, châu Âu kinh doanh, sinh sống, sinh hoạt nơi đây biến Hội An thành một đô thị đa sắc tộc, đa văn hóa, phóng khoáng và cởi mở hiếm thấy.

Theo phân tích của các nhà sử học, có 3 lý do chính yếu để Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong và cả khu vực. Thứ nhất, quan trọng hàng đầu là vị trí địa lý thuận lợi: Hội An là cửa ngõ ra - vào của các tỉnh và Biển Đông, có hải cảng sâu, rộng phù hợp cho các thuyền buôn trong và ngoài nước đến neo đậu, buôn bán. Thứ hai, hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang, Diên Khánh,… đều theo đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An. Thứ ba, việc Chúa Nguyễn nới lỏng cho phép tự do buôn bán của thương nhân nước ngoài, cho phép họ vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Tất cả những điều này đã góp phần khiến Hội An trở thành đầu mối giao thông biển quan trọng nhất của khu vực Đàng Trong và là trung tâm buôn bán sầm uất bậc nhất của cả vùng Đông Nam Á thời ấy.

Quang cảnh tấp nập trên sông phố Hội. (Nguồn: "Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792 - 1793)" của tác giả John Barraow, Nguyễn Thừa Hỷ dịch)

Quang cảnh tấp nập trên sông phố Hội. (Nguồn: "Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792 - 1793)" của tác giả John Barraow, Nguyễn Thừa Hỷ dịch)

Viên ngọc quý về văn hóa

Với vai trò là thương cảng sầm uất nhất khu vực, sự hiện diện của các thương nhân nước ngoài đã mang đến cho Hội An một diện mạo đa dạng về văn hóa và kiến trúc. Về di sản vật thể, Hội An hiện có hơn 1.360 di tích văn hóa - kiến trúc. Trong đó có 1273 di tích kiến trúc nghệ thuật bao gồm nhiều loại hình di tích như: Nhà ở, nhà thờ tộc, đình, chùa, hội quán, nhà thờ Công giáo, thánh thất, cầu, giếng, chợ, lăng - miếu và mộ...

Những ngôi nhà cổ, hội quán, đền chùa mang đậm dấu ấn phong cách kiến trúc Nhật Bản, Trung Quốc và châu Âu vẫn còn tồn tại đến ngày nay đã minh chứng cho một thời kỳ giao thoa văn hóa rực rỡ. Trong đó, Chùa Cầu là một kiến trúc rất đặc biệt, được nhiều người coi là một “biểu tượng” của công trình kiến trúc Hội An.

Chùa Cầu được các thương nhân Nhật Bản góp tiền xây dựng vào thế kỉ 17. Vào năm 1719, Chúa Nguyễn Phúc Châu khi thăm Hội An đã đặt cho chiếc cầu cái tên là Lai Viễn Kiều (ý nghĩa: Cầu đón khách phương xa). Theo niên đại khảo cứu ở xà nóc và văn bia tại đầu cầu thì chiếc cầu đã được xây dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa trên đó có lẽ cũng được xây dựng lại vào thời điểm này. Đến ngày 17/12/1990, Chùa Cầu được cấp bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia.

Hiện nay, Chùa Cầu đang được trùng tu lại, tuy có một số ý kiến trái chiều nhau, nhưng tất cả cho thấy được sự yêu mến của người dân đối với công trình cổ này của Hội An.

Cạnh đó, các hội quán như Hội Quán Phúc Kiến, Hội Quán Triều Châu là những công trình nổi bật, không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là nơi tụ họp, giao lưu của cộng đồng người Hoa tại Hội An.

Về mặt đời sống tinh thần, người dân Hội An có tính nhạy bén, cởi mở nhưng vẫn giữ trọn vẹn được các tập tính truyền thống. Các lễ hội, tập quán đặc sắc và ẩm thực đa dạng cũng làm nên bản sắc văn hóa đặc biệt của vùng đất này.

Trong “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn có ghi một đoạn lời kể của một thương gia họ Trần (người Quảng Đông) khi chở hàng đến Hội An: Người Minh Hương và người Thanh (Trung Quốc) chọn Hội An làm nơi định cư đã mang theo đèn lồng từ quê hương đến và có thói quen thắp sáng đèn mỗi khi màn đêm buông xuống. Thời kỳ này, Phố cổ Hội An chia thành 3 khu phố chính: Phố An Nam của người Việt, Phố Khách của người Hoa và Phố Hoài của người Nhật… Họ cùng nhau chung sống, giao lưu, buôn bán dưới sự cai quản của Chúa Nguyễn, tạo sự đan xen, hội nhập kinh tế ngay từ thời gian này. Năm 1639, khi nước Nhật chủ trương đóng cửa với thế giới bên ngoài thì Phố Hoài của người Nhật đã để lại cho người Việt và người Hoa quản lý.

Cuối thế kỷ 18, thương cảng Hội An bắt đầu suy tàn do sự cạnh tranh của các cảng mới và sự thay đổi trong tuyến đường thương mại. Đến thế kỷ 19, thương cảng Hội An đã nhường bước cho Đà Nẵng, một cảng đa chức năng phát triển theo mô hình cảng cận hiện đại. Tuy nhiên, di sản văn hóa và kiến trúc của Hội An vẫn được bảo tồn một cách kỳ diệu. Năm 1999, Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, khẳng định giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt của nơi này.

Trải bao cuộc đổi dời của lịch sử, Hội An - Hoài Phố - Faifo đã hoàn tất sứ mệnh lịch sử thiêng liêng của mình trong quá khứ, đảm trách vai trò của ngõ giao thương lớn nhất khu vực, đem lại sự phồn thịnh cho nền kinh tế trong nước, mở rộng tầm văn hóa, tri thức, đồng thời góp phần củng cố sức mạnh của quốc gia. Ngày nay, đô thị cổ ven sông Hoài giữ vai trò là một “viên ngọc quý” về văn hóa, bảo tồn những giá trị đẹp đẽ để lưu giữ cho đời sau, cho người Việt và cư dân quốc tế đến ngắm nghía, chiêm ngưỡng, thưởng thức, được bình chọn là 1 trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh... Ở thời nào đi nữa, Hội An vẫn luôn là một điều gì đó rất lạ, rất đặc biệt, rất tỏa sáng trong lòng người Việt.

Đọc thêm

Hà Nội bảo tồn, giữ gìn trầm tích văn hóa ngàn năm

Hồ Hoàn Kiếm đẹp thơ mộng. (Ảnh: Q.T)
(PLVN) - Không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục quan trọng của cả nước, Hà Nội còn chứa đựng trầm tích văn hóa được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc sắc. UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. TP Hà Nội dự kiến chi ngân sách hơn 14.000 tỷ đồng để đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn.

'Có xem chèo Khuốc với anh, thì về…'

Hát chèo đã trở thành một phần sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu của người dân Thái Bình. Ảnh TXVN.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã đồng ý đệ trình hồ sơ để UNESCO xem xét, đưa “Nghệ thuật Chèo” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm tự hào của cả nước và người dân quê lúa Thái Bình - một trong những cái nôi của nghệ thuật Chèo truyền thống Việt Nam…

Chuyện xưa Hà Nội qua những tour du lịch hấp dẫn

Câu chuyện làm thuốc của một gia đình làm thuốc ở phố cổ Hà Nội trong Chuyện phố hàng. (Ảnh: Hoàng Lân)
(PLVN) - Thông qua những tour khám phá di sản, di tích về đêm tạo sự lôi cuốn đặc biệt với du khách, Hà Nội đang nắm bắt cơ hội đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn liền với bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của mảnh đất Thăng Long ngàn năm.

Thăm đền Đông Cuông trải nghiệm lễ hội cúng cơm mới

Đền Đông Cuông- nơi khởi nguồn thờ Mẫu Thượng ngàn. (Ảnh trong bài: Bảo Mi)
(PLVN) - Đền Đông Cuông (thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) là điểm nhấn tâm linh, không gian hội tụ, lan tỏa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, là địa điểm du lịch tâm linh ở Tây Bắc. Cùng với lễ hội cúng cơm mới, du khách thập phương đến chiêm bái và trải nghiệm không gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn của người Việt.

Chuyện giữ nghề ở Hà Nội

Để phục vụ khách du lịch, các cơ sở kinh doanh tại làng lụa Vạn Phúc đã sản xuất đa dạng các sản phẩm làm quà tặng nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách các sản phẩm làng nghề. (Ảnh: ĐH)
(PLVN) - Hà Nội từ lâu được biết đến là mảnh đất có nhiều nghề, phố nghề, làng nghề truyền thống nổi tiếng. Tuy nhiên, qua những biến thiên của thời gian, nhiều nghề đã và đang bị mai một hoặc đang tồn tại một cách lay lắt. Sự mai một của nghề truyền thống, không chỉ làm mất đi kế sinh nhai của người dân, mà còn mất đi một chiều cạnh văn hóa đã từng gắn bó với một vùng đất…

Để người trẻ yêu Tuồng

Cảnh trong vở diễn “Nghêu Sò Ốc Hến” của Nhà hát Tuồng Việt Nam.
(PLVN) - Hiện nay, có một điều đặc biệt là rất nhiều bạn trẻ từ tò mò, lạ lẫm đã bắt đầu có thói quen mua vé đi xem diễn Tuồng và đã có những người trẻ làm cho bộ môn nghệ thuật cổ điển, khó xem này đi vào đời sống giải trí. Phóng viên đã có buổi trò chuyện với Bùi Yến Linh - Trưởng nhóm Marketing - Truyền thông, thuộc Phòng Tổ chức Biểu diễn Nhà hát Tuồng Việt Nam về cách làm mới thu hút người trẻ mua vé xem tuồng như đi nghe nhạc trẻ.

Ký ức về sân bay Nội Bài và đời sống Hà Nội 45 năm trước

Mặt trước giấy thu hồi hộ chiếu cùng dấu nhập cảnh ở Nội Bài của Công an ngày 17/7/1979 vẫn với tên “CỬA KHẨU GIA LÂM”. Mặt sau tờ giấy thu hồi hộ chiếu ngày ấy với nhằng nhịt những chữ ký cho phép tạm trú và đong gạo.
(PLVN) - Hà Nội vừa kỷ niệm 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô. 70 năm đã qua, biết bao nhiêu đổi thay… Chứng kiến sự phát triển không ngừng ở Hà Nội hôm nay ngày càng văn minh, hiện đại nhiều người cũng chưa quên về những năm tháng Hà Nội còn khó khăn, thiếu thốn.

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long
(PLVN) - Cửa ô - một kiến trúc rất nhỏ bé trong tổng thể các công trình kiến trúc nổi tiếng của Hà Nội qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhưng lại lưu giữ trong mình một câu chuyện thật dài của Hà Nội. Đó là lịch sử, là chính trị, là văn hóa, là đời sống xã hội. Cửa ô gần gũi, thân thương trong kí ức bao người, nhắc ta về quá khứ vàng son của cha ông, để ta thêm trân trọng hiện tại và dựng xây tương lai.

Báo Pháp luật Việt Nam đạt giải B cuộc thi viết 'Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long' năm 2024

Phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương (áo dài đen bên phải) giành giải B cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024
(PLVN) - Chiều 8/10, tại Hà Nội, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024. Bài báo “Có một Hồ Tây như thế” của phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương thuộc Báo Pháp luật Việt Nam được vinh danh tại lễ trao giải.

Lão tướng giữ thành Hà Nội

Điện kính thiên. (Ảnh trong bài của bác sĩ người Pháp Hocquard)
(PLVN) - Nguyễn Tri Phương khi bị thương nặng đã nằm gan lì trong thành Hà Nội, quân Pháp mang thuốc và cháo cho ăn ông đều cự tuyệt. Ông mất lúc 74 tuổi và xứng đáng là một trung thần của triều Nguyễn.

Phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô: Cần bảo tồn, lưu giữ tinh hoa ẩm thực mùa thu Hà Nội

Một số món ăn đặc trưng của mùa thu Hà Nội đang dần bị thất truyền. (Nguồn: Travellive)
(PLVN) - Mùa thu Hà Nội không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn nức tiếng với những món ăn truyền thống hấp dẫn. Đây là một trong những thế mạnh để Hà Nội khai thác trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay có một số “đặc sản” mùa thu Hà Nội đang dần bị mai một.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa theo đúng cam kết của Việt Nam với UNESCO

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Nét văn hóa dân gian của người Việt. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
(PLVN) - Tiếp sau bài báo “Lộng ngôn” trong cộng đồng Tín ngưỡng thờ Mẫu: Đừng để di sản văn hóa bị ảnh hưởng” đăng báo in số 272 phát hành ngày 28/9/2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực của bạn đọc và các chuyên gia văn hóa xung quanh vấn đề giải pháp để bảo vệ phát triển di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”. 

Quận Tây Hồ sẽ diễu hành, giới thiệu nhiều di sản văn hóa tại “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình”

Hội thề Trung Hiếu có nhiều nghi lễ độc đáo. (Ảnh Đinh Thuận)
(PLVN) - Chương trình “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình” là ngày hội lớn, giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc nhất của Thủ đô Hà Nội tổ chức vào ngày 6/10/2024 tại hồ Hoàn Kiếm nhằm biểu dương lực lượng gắn với quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố. Trong Ngày hội này, Quận Tây Hồ Quận Tây Hồ sẽ diễu hành, giới thiệu nhiều di sản văn hóa Hà Nội được tôn vinh.

Sống lại thời khắc lịch sử huy hoàng qua những bức ảnh quý

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ra mắt quốc dân đồng bào sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng tại Quảng trường Ba Đình, ngày 01/01/1955. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tài liệu ảnh giai đoạn (1954 - 1985) (LIV), SLT 1439)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), nhiều cuộc triển lãm được tổ chức tại Hà Nội. Thông qua các tài liệu, công chúng sẽ được sống lại những giây phút huy hoàng, thời khắc lịch sử mà dân tộc ta đã kiên trì đấu tranh bền bỉ để giành lại độc lập cũng như cảm nhận được những giây phút hân hoan của người dân Thủ đô khi lần đầu tiên được làm chủ vận mệnh của mình.

'Lộng ngôn' trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu gây bức xúc

Hiện tượng công kích, xúc phạm nhau trên mạng xã hội trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu khiến nhiều người bức xúc.
(PLVN) - Những lời nói thiếu kiểm soát, lạm dụng danh xưng để thao túng tâm lý đệ tử hoặc thậm chí biến tín ngưỡng thành nơi “buôn thần, bán thánh” đang tạo ra một hình ảnh méo mó về tín ngưỡng thờ Mẫu và gây ra sự bất bình trong cộng đồng những người thực hành di sản này.

Trùng tu di tích - Cần có khung khổ pháp lý chặt chẽ

Hình ảnh Chùa Cầu ở Hội An trước và sau trùng tu. (Ảnh: SGTT)
(PLVN) - Hiện nay, do yếu tố thời gian, nhiều di tích ở các địa phương có hiện tượng xuống cấp cần được trùng tu. Tuy nhiên, việc trùng tu để bảo đảm di tích giữ nguyên giá trị kiến trúc, thẩm mỹ, tăng khả năng di tích chống đỡ lại tác động của thời gian là không hề đơn giản.