Thực hư uống nước sôi gây ung thư

Thực hư uống nước sôi gây ung thư
(PLO) -Những ngày qua, thông tin uống nước sôi để nguội lâu ngày tăng nguy cơ ung thư được lan truyền trên các diễn đàn sức khỏe khiến các bà nội trợ hoang mang, lo lắng.

Sau 2 giờ, nước đun sôi đã có vi khuẩn

Nhiều gia đình hiện có thói quen đun nước sôi để nguội đổ vào bình lọc và để lưu trữ từ ngày này qua ngày khác. Nhưng không phải ai cũng biết rằng thói quen này đã vô tình biến sự cẩn thận của họ trở thành vô ích.

Theo các bác sĩ ở Viện dinh dưỡng Quốc gia, nước đun sôi 100 o C đã diệt được vi khuẩn nhưng để nguội trên 2 giờ đồng hồ vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại và sau 24 giờ, lượng vi khuẩn đã tăng lên rất nhiều.

Giải thích về hiện tượng này trên Zing news, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội nhận định, trước đây, nguồn nước tự nhiên không hoặc ít bị ô nhiễm và chứa nhiều vi khuẩn như bây giờ. Trong nước có chứa lượng oxy và chất khoáng cực tốt, đặc biệt là khí oxy khi uống vào sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật trong ruột tiêu hóa rất tốt. Với những nguồn nước sạch tự nhiên, có thể uống và dùng được ngay. Đây là loại nước tốt nhất cho cơ thể.

nuoc dun soi

Tuy nhiên hiện nay, nguồn nước vừa bị nhiễm hóa chất, vừa chứa nhiều vi sinh vật và kí sinh trùng nên khó có thể dùng ngay. “Uống nước đun sôi là giải pháp tốt của người dân. Bản chất của việc đun sôi là dùng nhiệt để tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật, kí sinh trùng gây ô nhiễm trong nguồn nước.

Tuy nhiên, việc đun sôi nước để uống cũng bộc lộ nhiều nhược điểm”, ông Thịnh nói.Thứ nhất, ở nhiệt độ đun sôi đã tiêu diệt được không ít vi khuẩn và các chất độc hại nhưng đồng thời cũng làm biến đổi cấu trúc tự nhiên của nước, làm mất oxy và một số nguyên tố vi lượng cần cho cơ thể. Do đó, khi con người uống loại nước này sẽ khó tiêu hơn.

Nhược điểm thứ hai là nguy cơ tái nhiễm khuẩn trong nước đun sôi để nguội rất cao. Càng để lâu, nước càng bẩn. Tiến sĩ Thịnh phân tích, trong nước càng nhiều vi sinh vật, càng nhiều trứng kí sinh trùng bao nhiêu, khi đun sôi, chúng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đồng thời bị phân rã tạo thành chất hữu cơ trong nước và tạo thành nguồn thức ăn dồi dào cho những vi sinh vật ở ngoài. Trong khi đó, môi trường bên ngoài chứa rất nhiều vi sinh vật.

Chính vì vậy đun nước để uống là cần thiết nhưng không phải là loại nước tốt nhất cho cơ thể. Bạn chỉ nên uống nước đun sôi để nguội trong một ngày, không để sang ngày hôm sau. Tuyệt đối không tích nước để nguội cả tuần.Ngoài ra, nước đun sôi để nguội cần phải được đảm bảo trong khu vực sạch sẽ, dụng cụ chứa nước phải đạt tiêu chuẩn của y tế đã quy định, tránh sử dụng các loại nhựa tái chế để chứa nước. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên bảo quản nước sôi để nguội trong bình kín.

Có hay không việc nước đun sôi để nguội gây ung thư?

Bên cạnh thông tin về vi khuẩn, thời gian vừa qua, nhiều người truyền tai nhau về việc uống nước đun sôi để nguội có thể gây ung thư. Tuy nhiên, các chuyên gia thuộc Viện Dinh dưỡng cho rằng, những kết luận này là chưa đủ căn cứ xác thực.

Kết quả hình ảnh cho Uống nước đun sôi có bị ung thư hay không

Trả lời Trí thức trẻ, BSCK II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết thêm, hiện nay chưa có bất cứ công bố khoa học nào của các cơ quan uy tín trên thế giới như Tổ chức Y tế thế giới hay hội nghị khoa học uy tín đề cập về vấn đề nước đun sôi để nguội có chất gây ung thư.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận những tác hại của việc cất trữ nước quá lâu. Nước đun sôi để nguội lâu ngày sản sinh ra một lượng muối nitrat - chất gây tổn hại đến nhiều tế bào trong cơ thể. Cụ thể, mỗi lít nước có thể sản sinh ra 0,004mg muối nitrat, để sau 3 ngày - lượng muối này là khoảng 0,011mg và sau 20 ngày lên tới 0,73mg.

Bên cạnh việc sản sinh ra muối nitrat, lượng oxy trong nước đun sôi để nguội cũng dần bốc hơi, những vật hữu cơ bị phân giải dần và vật vô cơ lắng xuống. Do đó, càng để lâu, những chất có lợi trong nước sẽ càng giảm xuống, thay vào đó, hàm lượng chất vô cơ, kim loại nặng tăng lên, đe dọa đến sức khỏe.

Ngoài ra, không ít người có thói quen đổ nước cũ và nước mới với nhau sau khi đun. Hành động này vô tình sẽ càng nhân số lượng vi khuẩn của nước tăng lên nhanh chóng, dễ sinh ra nấm mốc, gây hại cho cơ thể người.

Uống nước nào tốt nhất?

Nhiều gia đình hiện nay có thói quen uống nước khoáng, nước tinh khiết thay cho nước đun sôi bởi tính tiện lợi. Nhưng ít ai để ý, những loại nước này không đủ cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể. Mỗi loại nước khoáng lại có hàm lượng khoáng khác nhau như natri, magie... nên nếu chỉ dùng một loại, khó có thể bổ sung hàm lượng chất khoáng khác.

Kết quả hình ảnh cho Uống nước đun sôi có bị ung thư hay không

Có thể nói, loại nước mà được cho là tốt nhất hiện nay với nhiều người là nước đun sôi để nguội. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đun nước để uống là cần thiết nhưng không phải là loại nước tốt nhất cho cơ thể. Bạn chỉ nên uống nước đun sôi để nguội trong một ngày, không để sang ngày hôm sau. Tuyệt đối không tích nước để nguội cả tuần.

Ngoài ra, nước đun sôi để nguội cần phải được đảm bảo trong khu vực sạch sẽ, dụng cụ chứa nước phải đạt tiêu chuẩn của y tế đã quy định, tránh sử dụng các loại nhựa tái chế để chứa nước. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên bảo quản nước sôi để nguội trong bình kín./.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.