Hai phương pháp giải độc mới với nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Trẻ bị nhiễm chất độc da cam
Trẻ bị nhiễm chất độc da cam
(PLO) - Sau ba năm nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2013, nhóm bác sĩ tại Bệnh viện quân y 103 (Hà Nội) vừa công bố hai phương pháp giải độc mới với nạn nhân chất độc da cam/dioxin, bằng phương pháp vận động, xông hơi và sử dụng thuốc y học cổ truyền. 

Tác hại của dioxin 

Đầu tháng 8/2016, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc tế "Đánh giá tác hại của chất độc da cam/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam".

Tham dự hội thảo, nhóm các bác sĩ Bệnh viện quân y 103 đã chia sẻ những thông tin bổ ích về các phương pháp giải độc họ vừa nghiên cứu, thực hiện thí điểm thành công. Đây được xem là cơ hội cho hàng ngàn người đang phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin.

TS.BS Nguyễn Bá Vượng, Phó chủ nhiệm bộ môn Máu – độc – xạ & Bệnh nghề nghiệp Bệnh viện quân y 103 (Học viện quân y) đại diện nhóm nghiên cứu cho biết: Dioxin là chất hóa học rất độc, tồn tại rất lâu trong môi trường và trong cơ thể khi đã xâm nhập. 

Tác hại của dioxin đến sức khỏe rất đa dạng, tùy thuộc vào cơ địa từng cá nhân. Các nhà khoa học đã xác định dioxin có khả năng gây tổn thương đa dạng, làm phát sinh nhiều bệnh lý về ung thư, tim mạch, hô hấp, thần kinh, suy giảm miễn dịch và dị tật bẩm sinh cho thế hệ sau.

Dioxin gây tổn thương nhiều bệnh lý cho người phơi nhiễm nhưng tới nay khoa học chưa làm rõ được cơ chế cơ chế gây bệnh, cũng như chưa có chất chống độc, giải độc đặc hiệu. Mặc khác do dioxin có ái lực cao với mô mỡ nên việc đào thải ra khỏi cơ thể càng phức tạp.

Riêng ở Việt Nam, ô nhiễm dioxin trong chiến tranh chống Mỹ phun rải rất nghiêm trọng. Trên 70.000m3 đất và trầm tích tại vùng nóng nhiễm dioxin với nồng độ trên 1000 lần mức cho phép nên ảnh hưởng càng nặng nề.

Máy bay rải chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam
Máy bay rải chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam

Vận động kết hợp xông hơi giải độc

Phương pháp này có tên Hubbard. Đây là phương pháp giải độc không đặc hiệu, đang được ứng dụng làm giảm các hợp chất đối với người bị nhiễm độc mạn tính như thủy ngân, chì và phóng xạ dựa trên cơ chế vận động, xông hơi ở nhiệt độ 60-80 độ C; đồng thời bổ sung các vitamin, dầu thực vật, bù điện giải nhằm tăng khả năng bài tiết mồ hôi, qua đó tăng khả năng đào thải chất độc qua đường nước tiểu và đại tiện.

Cụ thể phương pháp giải độc Hubbard được áp dụng như sau: Người bệnh chạy thể dục khoảng 30 phút, sau đó ngồi phòng xông hơi trong khoảng 4 - 5 giờ.

Song song quá trình này, người nhiễm chất độc dioxin được uống vitamin, bổ sung dầu thực vật và chất muối khoáng, được nhân viên y tế theo dõi mạch, huyết áp, cân nặng và hỗ trợ kịp thời.

Giải thích về tác dụng của phương pháp trên, nhóm bác sĩ Bệnh viện 103 cho hay quá trình chạy bộ trước tiên giúp tăng khả năng tuần hoàn, giúp cho các chất thải của tế bào được đưa ra ngoài nhanh hơn. Từ đó làm cho các khu vực bị đình trệ có thể loại bỏ được các chất tồn đọng sinh hóa tích tụ trong cơ thể. 

Còn việc xông hơi ở nhiệt độ cao trong thời gian dài giúp cơ thể thoát nhiều mồ hôi, thải các chất độc trong máu ra ngoài theo đường mồ hôi và các đường bài tiết khác. Từ đó chất dioxin và các đồng phân của nó được đào thải ra khỏi cơ thể.

Các xét nghiệm cho thấy chỉ số chống oxy hóa sau điều trị giảm. Các chỉ số miễn dịch tế bào và dịch thể đều thay đổi theo hướng có lợi.

Phương pháp khử độc tố trên còn bổ sung không chỉ vitamin mà còn các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Nhóm bác sĩ trên giải thích:

“Nạn nhân chất độc da cam/dioxin đều có thể bị suy mòn và gây suy giảm miễn dịch. Khi bổ sung các vitamin, khoáng chất, các loại dầu thực vật có tác động chọn lọc lên các tế bào khác nhau của hệ miễn dịch sẽ có tác dụng làm bình thường các quá trình chuyển hóa trong tế bào của hệ miễn dịch. Qua đó điều hòa chức năng hệ miễn dịch và phục hồi sức đề kháng cơ thể”.

Bài thuốc đông y giải độc dioxin

Một phương pháp khác cũng được nhóm bác sĩ Bệnh viện quân y 103 chia sẻ là xây dựng bài thuốc đông y giải độc dacam/dioxin, trên cơ sở kế thừa các bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng tăng đào thải qua đường mồ hôi, nước tiểu, thông qua đó có tác dụng giải độc. 

Bài thuốc đã được nghiên cứu trên động vật thực nghiệm tại Học viện quân y và được kiểm nghiệm tại Viện dược liệu (Bộ Y tế) cho kết quả khả quan.

Bài thuốc nói trên có tên GĐ-103 có tác dụng kiện tỳ, tiêu đờm, dưỡng phế, bổ khí huyết, an thần và gây ra mồ hôi. Thuốc được ứng dụng giải độc cho những người phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin. 

Thành phần bài thuốc gồm các dược liệu sau: đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo, đương quy, bạch thược, mạch môn, chỉ thực, đan sâm, bán hạ, thổ phục linh, trạch tả, sài hồ, thăng ma, sinh khương, viễn chí, quế chi, hương nhu, kinh giới, khương hoạt và cây sả. 

Về cách dùng, bài thuốc gồm hai dạng là uống và xông hơi. Với thuốc uống, có tất cả 16 vị như trên với tổng trọng lượng 250g. Còn xông hơi toàn thân với liều lượng 400g. Tùy từng trường hợp bệnh nhân mà hàm lượng các dược liệu sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Đối với thuốc uống đem sắc lấy nước uống mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và chiều. Còn thuốc xông thực hiện 1 lần/ngày với thời gian xông 45-60 phút.  Phương pháp này cũng theo dõi huyết áp, mạch, huyết áp và cân nặng bệnh nhân trước và sau khi kết thúc xông hơi cũng như uống thuốc.

TS Nguyễn Bá Vượng giải thích khi dioxin thâm nhập vào cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau sẽ hình thành tróc khí (đàm ẩm là sản phẩm bệnh lý hình thành do rối loạn trao đổi chất, thủy dịch gây ra).

Sau khi hình thành đàm ẩm là nhân tố tác động đến cơ thể gây trì trệ kinh lạc và khí huyết, ảnh hưởng đến công năng tạng phủ, từ đó hình thành các bệnh lý. Do đó khi điều trị các bệnh này cần loại bỏ đàm ẩm ra khỏi cơ thể.

Bài thuốc đông y còn gồm các dược liệu bổ huyết nhằm nâng cao chính khí (tăng sức đề kháng) của cơ thể. Đó là lý do bài thuốc làm thay đổi chỉ số miễn dịch theo chiều hướng có lợi.

Hai phương pháp giải độc trên là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu của nhóm bác sĩ Bệnh viện quân y 103. Họ đã chọn 69 trường hợp sống ở “vùng nóng” về chất độc da cam/dioxin là Đà Nẵng và Đồng Nai chia làm hai nhóm điều trị theo hai phương pháp giải độc trong bốn tuần.

GS Hoàng Mạnh An, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết thành công của bài thuốc đông y cũng như phương pháp Hubbard mới chỉ ở bước đầu. Hiện chưa thể triển khai đồng loạt do kinh phí cho mỗi ca xét nghiệm chất độc dacam lên tới 500USD, chưa tính các chi phí kèm theo. 

Các chuyên gia y tế đã có nhiều ý kiến như đề nghị các hội chất độc da cam các tỉnh/thành chủ động hỗ trợ về kinh phí đi lại, vận động nhiều tổ chức xã hội cùng vào cuộc, tiến tới nhân rộng bài thuốc để có thể áp dụng giải độc tại chỗ.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.