Thừa phát lại giúp gì cho dân?

Một Thừa phát lại đang tiến hành lập vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà theo yêu cầu của người dân
Một Thừa phát lại đang tiến hành lập vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà theo yêu cầu của người dân
(PLO) - Cuộc sống thường ngày có vô vàn những tình huống, những sự kiện mà người ta muốn ghi nhận lại làm chứng cứ nhưng bế tắc vì không có một cơ quan chức năng nào làm công việc này. Thừa phát lại (TPL) ra đời giúp người dân được hưởng nhiều sự tiện ích hơn với phương châm “khi cần là có”. 
Nhiều việc cần đến Thừa phát lại
Mấy hôm nay, gia đình chị Lê Thị Nhung ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cứ như “ngồi trên đống lửa”. Chả là cách đây ít lâu, nhà hàng xóm liền kề với nhà chị khởi công xây nhà mới. Ngôi nhà dự kiến sẽ cao đến 5 tầng nên việc đào móng rất công phu, thợ thuyền làm cấp tập suốt cả ngày đêm. Ngôi nhà xây lên đến tầng 3 thì chị Nhung mới tá hỏa khi phát hiện trong căn nhà cấp 4 của chị bắt đầu xuất hiện những vết nứt dài. Biết rằng đây là hệ quả do nhà hàng xóm đang xây gây ra, tuy nhiên, khi chị Nhung yêu cầu hàng xóm sang chứng kiến để tìm cách giải quyết thì chủ ngôi nhà mới lại từ chối thẳng thừng. 
Sau nhiều lần như vậy, chị Nhung quyết đệ đơn ra chính quyền nhờ can thiệp. Tuy nhiên, vài ba lần cán bộ phường vào kiểm tra, thấy nhà hàng xóm có sổ đỏ, có giấy phép xây dựng đàng hoàng nên họ lại ra về sau khi nhắc nhở dăm câu ba điều. Làm đơn lên Công an phường thì chị được trả lời không thuộc thẩm quyền. Trong khi đó, mỗi ngày khi ngôi nhà xây lên cao hơn thì những vết nứt trong nhà chị càng nhiều và to hơn. 
Đúng lúc bế tắc vì không biết kêu ai thì chị Nhung được một đồng nghiệp ở cơ quan chỉ đến Văn phòng TPL đóng ngay trên địa bàn. Thế là chỉ bằng một cú alô, các TPL đã đến tận nơi lập vi bằng ghi nhận hiện trạng ngôi nhà của chị. Có lẽ vì thấy “động”, gia đình hàng xóm đã xuống nước đề nghị chị Nhung cùng ngồi lại để nói chuyện bồi thường…”Nếu họ không bồi thường, có vi bằng do TPL lập, tôi sẽ kiện họ ra Tòa án” - chị Nhung quả quyết.
Không giống như chị Nhung, chị Nguyễn Bông Mai ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là người được thi hành án trong một bản án đã có hiệu lực của TAND TP.Hà Nội. Theo án tuyên, chị Phượng Vy (ở cùng quận) phải trả cho chị số tiền đã vay là trên 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi chị đến nộp đơn thì được cán bộ thi hành án giải thích trong đơn chị phải có thông tin về tài sản của người phải thi hành án. 
Thực ra, là chỗ quen biết lâu ngày, chị Mai biết chị Vy là người có nhiều tài sản như nhà mặt phố, xe hơi đắt tiền. Tuy nhiên, đấy là bề ngoài, còn thực chất tài sản đó có đứng tên chị Vy không hay của bố mẹ, người thân thì chị Mai không thể biết chính xác. Vì điều kiện công việc, chị cũng không thể đi “gõ cửa” các cơ quan chức năng để tìm hiểu nên được người thân mách, chị Mai đã tìm đến Văn phòng TPL để nhờ giúp đỡ.
Không bị thiệt hại và cũng không phải là người được thi hành án, nhưng anh Lê Công Định ở phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình lại tìm đến TPL trong một trường hợp khác. Sau nhiều năm chắt chiu dành dụm, gia đình anh Định mới có đủ tiền để mua một căn hộ tập thể ở Thành Công với giá 1,4 tỷ đồng. Vì căn nhà của bên bán đã có sổ đỏ nên việc mua bán diễn ra hết sức thuận lợi. Đôi bên đưa nhau ra Phòng Công chứng để lập hợp đồng mua bán nhà. Hợp đồng này cũng nêu rõ, ngay sau khi hợp đồng được công chứng, bên mua sẽ giao 1,2 tỷ đồng (bằng tiền mặt) cho bên bán. Số còn lại sẽ thanh toán nốt khi bên mua nhận được sổ đỏ. 
Ngày giao tiền, anh Định hết sức băn khoăn vì với anh, 1,2 tỷ đồng là số tiền rất lớn. Trong khi vợ anh Định có ý tưởng nhờ một người hàng xóm đến làm chứng việc giao tiền thì anh Định lại nhớ ngay đến một Luật sư quen từ thuở học đại học. Qua Luật sư này, anh Định được tư vấn tìm đến Văn phòng TPL cách nhà anh chị khoảng 400m. Chưa đầy 30 phút sau, TPL đã có mặt ghi nhận cho anh chị việc giao tiền. 
“Có vi bằng về việc giao nhận tiền này, cả tôi và bên bán đều yên tâm - anh Định nói và giải thích thêm - liên quan đến tiền bạc là cứ phải rõ ràng. Giao nhận mà chỉ có hai bên với nhau, người ngay thì không sao, người gian lại chối phăng đi thì có phải là “tiền mất, tật mang” không. Vả lại, khi chỉ có hai người ký vào biên bản, sau này bên kia chối không phải chữ ký của mình lại mất công đi giám định, rồi tranh chấp, mệt lắm”.
Văn phòng Thừa phát lại quận 5, TP.Hồ Chí Minh đang lập vi bằng ghi nhận tình trạng chất lượng một sản phẩm
Văn phòng Thừa phát lại quận 5, TP.Hồ Chí Minh đang lập vi bằng ghi nhận tình trạng chất lượng một sản phẩm
Thừa phát lại giúp tạo lập chứng cứ
TPL hữu ích như vậy nhưng vướng mắc nhất hiện nay là rất nhiều người dân chưa hiểu TPL là gì và khi nào thì họ cần đến TPL. Ngay như ở Hà Nội, nơi trình độ dân trí cao nhưng khi được hỏi TPL là gì, nhiều người dân vẫn lắc đầu… chịu.
“Ví dụ như anh muốn xác nhận tình trạng tài sản, nhà đất trước khi xây dựng, sau khi xây dựng; nhà đất trước, sau khi cho thuê; xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản, con dấu, sổ tiết kiệm, thẻ tín dụng trái pháp luật; xác nhận hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền của các tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp… thì đều có thể tìm đến với TPL” - Trưởng Văn phòng TPL Hai Bà Trưng Phạm Anh Dũng cho biết. 
Cũng theo ông Dũng, trong lĩnh vực lập vi bằng, không những chỉ là lập trên văn bản, giấy tờ mà TPL còn thiết lập hồ sơ, hình ảnh, băng ghi âm, ghi hình nhằm phản ánh, ghi nhận các sự kiện, hành vi. Vi bằng được dùng làm chứng cứ trong hoạt động xét xử, hòa giải, thỏa thuận, giao dịch và trong các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng cũng là chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án, là căn cứ để thực hiện các thỏa thuận, giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vi bằng chỉ được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.
Ngoài lập vi bằng, một lĩnh vực mà TPL được làm đó là xác minh điều kiện và tổ chức thi hành án. Việc điều tra xác minh điều kiện thi hành án được thực hiện bởi các TPL khi có yêu cầu bằng văn bản hoặc trực tiếp. Khi trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của TPL. Trường hợp cần thiết, TPL có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ nội dung cần xác minh.
Theo giải thích của Trưởng Văn phòng TPL Hoàn Kiếm Nguyễn Toàn Thắng: “TPL áp dụng các biện pháp nghiệp vụ truy tìm, điều tra, xác minh tài sản của người phải thi hành án gồm:  Động sản (xe cộ, tàu thuyền…..); bất động sản, giấy tờ có giá trị (sổ tiết kiệm, cổ phiếu…), tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, vốn góp tại Công ty, lương, tài sản có được do thừa kế, hôn nhân, ly hôn, cho vay… làm căn cứ để TPL có biện pháp kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, tư vấn, thực hiện việc thu hồi tài sản trả lại cho người được thi hành án nhanh chóng, hiệu quả.”
Như vậy, với tính ưu việt của chế định mới nói trên, người dân hoàn toàn có thể tìm đến các Văn phòng TPL khi có yêu cầu. Thậm chí, ngay cả trong trường hợp tổ chức thi hành án - việc mà từ trước đến nay chỉ có cơ quan thi hành án mới làm - thì nay nếu “ngại” đến cơ quan nhà nước, người dân cũng có thể lựa chọn TPL. Việc thu các khoản tiền liên quan đến hoạt động này dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên. Do đó, nếu người dân cảm thấy mức thu có thể chấp nhận được thì họ sử dụng dịch vụ và ngược lại.
1. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
2. Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật….
…Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.
Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu có thể thỏa thuận thêm về các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin nếu có; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác nếu có”.
(Nghị định 135/CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh)

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Cán bộ, chiến sỹ đảo Trường Sa giao lưu trong một tiết mục giao lưu văn nghệ

Sức sống mới trên đảo Trường Sa

(PLVN) -Những ngày tháng Tư, Trường Sa đang là mùa khô, khí hậu khắc nghiệt, nắng cháy da người nhưng kỳ lạ trên đảo vẫn mướt một màu xanh, từ cảnh quan, cây trồng, đến vườn ươm, vườn rau trong khuôn viên của cán bộ, chiến sỹ. Sức sống mãnh liệt trên đảo giống như con người nơi đây, càng khó khăn, càng can trường, quả cảm, vì nhiệm vụ thiêng liêng canh giữ biển trời Tổ quốc.

Đọc thêm

Cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí kiên cường, bất khuất

Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam trao đổi với Thượng tá Phạm Tiến Điệp, Chính trị viên đảo Trường Sa.
(PLVN) -Những ngày này có mặt trên đảo Trường Sa, mỗi thành viên trong đoàn công tác số 10 đều cảm nhận khí thế phấn khởi, tươi vui, hào sảng của quân và dân trên đảo trong thời khắc đặc biệt - kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025) và chào mừng nhiều sự kiện lịch sử của đất nước. Nhân dịp này, Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi nhanh với Thượng tá Phạm Tiến Điệp, Chính trị viên đảo Trường Sa.

Công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý

Hướng dẫn người dân làm thủ tục công chứng, ảnh congchungmyduc.com
(PLVN) -  Trong bối cảnh kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, số lượng và quy mô của các giao dịch nói chung, giao dịch về bất động sản nói riêng ngày càng tăng, việc bãi bỏ quy định công chứng, chứng thực bắt buộc đối với một số giao dịch về đất đai, nhà ở sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về lừa đảo, tranh chấp .

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp về nguồn, thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp trước nhà của đồng chí Võ Văn Kiệt tại Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.
(PLVN) - Ngày 26/4, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Tây Ninh và nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp gồm đại diện Bộ Tư pháp, Học Viện tư pháp cơ sở 2, ĐH Luật Hà Nội do đồng chí Phan Thị Hồng Hà, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp dẫn đầu, đã đến thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.

Đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định dự án văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị không bỏ Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Một số ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) bởi thời gian qua, Hội đồng thẩm định đã phát huy hiệu quả rất tốt.

Sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành VBQPPL nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã)…

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới
(PLVN) - Ngày 25/4/2025, Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị chỉ đạo thích ứng thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ trong điều kiện mới và xây dựng kịch bản, phương án chuẩn bị tinh gọn, sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập các Cơ quan Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc, lấy ý kiến đối với các văn bản về các vấn đề phát sinh trong giai đoạn sắp xếp bộ máy; Dự thảo Luật THADS và xác định nhu cầu trụ sở Cơ quan THADS theo mô hình tổ chức mới.

Việt Nam – Lào: Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Việt Nam – Lào: Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào từ ngày 24-25/4/2025. Bộ Tư pháp vinh dự có đại diện (Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc) tham gia Đoàn chính thức của Chủ tịch nước.

Đà Nẵng sẽ xây dựng 5 đảo nổi nhân tạo, hướng đến hình thành Trung tâm tài chính quốc tế

Đà Nẵng sẽ xây dựng 5 đảo nổi nhân tạo, hướng đến hình thành Trung tâm tài chính quốc tế
(PLVN) - Ngày 25/4, tại buổi tiếp xúc cử tri các quận Hải Châu, Thanh Khê và Liên Chiểu, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, thành phố đang nghiên cứu một đề án chiến lược nhằm xây dựng khu đô thị nổi trên vịnh Đà Nẵng, với trọng tâm là hình thành tổ hợp trung tâm tài chính, thương mại – dịch vụ quy mô quốc tế.

Những nhà sư “giữ lửa” trong Văn hóa Khmer tại Bạc Liêu

Hòa thượng Dương Quân giới thiệu với du khách thập phương về dàn nhạc ngũ âm tại chùa Xiêm Cán.

(PLVN) - Nói đến những nhà sư luôn gìn giữ bản sắc dân tộc Khmer ở Bạc Liêu thì không thể không nhắc đến Hòa thượng Hữu Hinh - vị sư 40 năm “cõng chữ” lên phum sóc; Hòa thượng Tăng Sa Vong,Trụ trì chùa Cái Giá Chót, người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về tư tưởng của Bác Hồ đối với công tác tôn giáo và dân tộc hay Hòa thượng Dương Quân,Trụ trì chùa Xiêm Cán, người dành nhiều công sức bảo tồn các điệu múa Khmer. 

Khánh Hòa dẫn đầu cả nước về xử lý sai lệch dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Khánh Hòa dẫn đầu cả nước về xử lý sai lệch dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
(PLVN) -  Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn khẩn về việc đề nghị Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn phối hợp thực hiện một số nội dung nhằm tiếp tục triển khai rà soát, xử lý dữ liệu sai lệch đảm bảo hoàn thành đúng chỉ tiêu, tiến độ, đáp ứng việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước: Phát huy tinh thần đoàn kết, hoàn thiện tổ chức bộ máy trong giai đoạn mới

Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước: Phát huy tinh thần đoàn kết, hoàn thiện tổ chức bộ máy trong giai đoạn mới
(PLVN) -  Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (ĐKGDBĐ & BTNN), Bộ Tư pháp vừa tổ chức chuỗi hội nghị quan trọng nhằm công bố quyết định thành lập các chi bộ trực thuộc, bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng và tri ân các cán bộ, công chức đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác.