Thú vị nghi thức đeo nhẫn cưới ở chân

Cặp vợ chồng hạnh phúc trong ngày cưới của mình.
Cặp vợ chồng hạnh phúc trong ngày cưới của mình.
(PLO) - Khác với lẽ thường tình, trên đất nước Ấn Độ lại có phong tục đeo nhẫn cưới vào ngón chân, đối với họ đây mới là minh chứng cho một tình yêu vĩnh cửu thuộc về nhau. 

Dấu hiệu của người phụ nữ đã kết hôn

Rất nhiều người thắc mắc về tục đeo nhẫn ở chân của người Ấn Độ như: Tại sao phụ nữ phải đeo nó? Hay lý do vì sao phụ nữ lại thích mang nó trên người?

Lý do đầu tiên và được nhiều người biết đến nhất đó là một người phụ nữ Ấn Độ khi đeo chiếc nhẫn này ở chân có nghĩa là người phụ nữ ấy đã có chồng. Theo truyền thống của người Ấn Độ, chiếc nhẫn được đeo phổ biến nhất là ở ngón chân thứ 2 bên cạnh ngón chân cả. Đây là ngón chân dài nhất trong tất cả 5 ngón và cũng là ngón dễ đeo nhẫn nhất. 

Được biết, chiếc nhẫn thường đeo ở bên chân trái của cô dâu. Ở Ấn Độ, những chiếc nhẫn đeo chân này đóng vai trò như những nhẫn cưới ở phương Tây, tuy nhiên chú rể lại không cần đeo chúng. 

Có thể nói, những chiếc nhẫn này là một nét văn hóa độc đáo mà chỉ có ở riêng Ấn Độ. Nhẫn đeo chân phổ biến ở khắp mọi nơi trên đất nước Ấn Độ và là thứ trang sức thời trang không thể thiếu và giành được sự quan tâm đặc biệt của người phụ nữ Ấn.

Những chiếc nhẫn này được gọi là “Bichiya”, được người Ấn Độ làm rất công phu, tỉ mỉ và đẹp mắt. Trước đây, những chiếc nhẫn thường không được làm từ vàng, vì người Ấn Độ rất tôn trọng thứ kim loại quý giá này, họ thường chỉ đeo trang sức bằng vàng từ eo trở lên.

Theo thời gian, chiếc nhẫn đeo chân cũng được biến hóa để phục vụ cho các cô dâu hiện đại. Ngoài bạc và những kim loại dùng làm trang sức, vàng và kim cương cũng đã được sử dụng rộng rãi để thiết kế ra những chiếc nhẫn bắt mắt, không chỉ một chiếc mà có khi là một bộ 2 hoặc 3 chiếc liền nhau với những họa tiết vô cùng đẹp và tinh tế. 

Đeo nhẫn ở chân tốt cho sức khỏe

Theo nhiều nhà nghiên cứu, việc đeo nhẫn ở chân cũng có những có sở khoa học nhất định rất tốt cho sức khỏe của người phụ nữ. Chiếc nhẫn bạc có chất dẫn rất tốt sẽ hấp thụ năng lượng từ trái đất và truyền nguồn năng lượng đó vào cơ thể.

Được biết, ngón chân thứ 2 là nơi xuất phát của một dây thần kinh đặc biệt kết nối với tử cung và truyền đến tim, những người phụ nữ đeo nhẫn ở ngón có thể giữ cho tử cung khỏe mạnh bằng cách điều hòa lượng máu chảy qua tử cung, nhờ vậy giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, giảm những cơn đau trong thời kỳ kinh nguyệt.

Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc có thai ở phụ nữ đã lấy chồng. Ngoài ra, những phụ nữ đã kết hôn còn đeo thêm một chiếc chuông nhỏ ở chân để tôn thêm nét đẹp, xua đuổi tà ma và có tác dụng ngăn chồng làm chuyện “ong bướm”.

Chú rể trao đeo nhẫn vào chân cô dâu trong ngày cưới.
Chú rể trao đeo nhẫn vào chân cô dâu trong ngày cưới. 

Nguồn gốc xa xưa

Nguồn gốc của nghi thức này được cho là bắt nguồn từ một truyền thuyết trong sử thi Ramayana. Khi nàng Sita, vợ của vua Râm bị con quỷ Ravana ở đảo Lanka bắt cóc về làm vợ, trên đường bị con quỷ Ravana bắt cóc, nàng Sita đã ném chiếc nhẫn ở ngón chân của cô lại để làm dấu cho chồng, nhờ vậy mà vua Rama mới có thể cứu sống người vợ xinh đẹp của mình. Câu chuyện thể hiện tình yêu vĩ đại của vua Rama dành cho người vợ của mình.

Vì vậy, cho đến nay người dân Ấn Độ đã lấy chiếc nhẫn đeo ở chân là biểu tượng cho tình yêu vĩnh cửu cho các cặp vợ chồng. Việc đeo nhẫn ở ngón chân cũng trở thành một phần trong cuộc sống, nét đẹp văn hóa độc đáo và khác lạ của người Ấn Độ. 

Ngoài phụ nữ, người đàn ông trong văn hóa Tamil ở miền Nam Ấn Độ cũng đeo nhẫn ở ngón chân. Tuy nhiên, những chiếc nhẫn của những người đàn ông này thường rất đơn giản và không có họa tiết. Việc đeo nhẫn này cũng thể hiện rằng người đàn ông đó đã lập gia đình. 

Lễ cưới đầy màu sắc

Để có một đám cưới tuyệt vời, tục đeo nhẫn ở ngón chân chỉ là một trong những tập tục độc đáo của người Ấn Độ. Ngoài ra còn có một số các kiểu trang điểm và trang sức dành cho các phụ nữ đã kết hôn, không chỉ tôn thêm nét đẹp của họ mà còn là những dấu hiệu quan trọng đánh dấu một cuộc đời mới của người phụ nữ. 

Đầu tiên là dấu Sindoor, đây là dấu hiệu quan trọng nhất để biết một phụ nữ đã có chồng. Sindoor là bột màu đỏ được người chồng vẽ lên đường rẽ chính giữa tóc kể từ chân tóc trên trán của cô dâu. Cô dâu sẽ phải vẽ Sindoor suốt cuộc đời mình khi gắn bó với chồng.
Dấu hiệu Sindoor chỉ dừng khi người phụ nữ ly dị hoặc chồng mất, và tiếp tục vẽ lại nếu người phụ nữ tái giá. Dấu hiệu Sindoor còn thể hiện sự chung thủy sắt son người phụ nữ với chồng cũng mong ước có một cuộc sống hạnh phúc dài lâu với người chồng của mình. 

Khi trang điểm, cô dâu Ấn sẽ vẽ henna để biểu tượng hóa tình yêu của họ. Henna là một loại hình nghệ thuật xăm được vẽ trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là lòng bàn tay của các cô dâu sắp về nhà chồng.

Tên của chú rể sẽ được viết cách điệu rất nhỏ trong tay và “nhiệm vụ” của chú rể là tìm ra được tên mình ẩn sau những hình vẽ thơm mùi thảo mộc- một điềm lành giúp cho tình yêu của họ được thăng hoa và bền chặt.

Ngoài ra, những loại trang sức khác như: Trang điểm tóc Keshapasharachana, đeo vòng mũi Nath, vòng đeo cổ chân, thắt lưng, Hoa tai của cô dâu – Jhumka, bông hoa trên ngón tay cái,  Chuỗi đeo cổ Magal Sutra Vòng đeo trên bắp tay- Baajuband Vòng tay Choodiyan... mỗi loại trang sức đều có những ý nghĩa khác nhau, mang lại may mắn, hạnh phúc dài lâu... 

Của hồi môn là thước đo địa vị cô dâu

Có thể nói đám cưới truyền thống của người Ấn Độ có nhiều màu sắc nhất thế giới. Mặc dù xã hội đã rất phát triển và có nhiều đổi mới nhưng hầu hết phụ nữ ở nước này đều thích mặc trang phục truyền thống Sari trong ngày cưới.

Trang phục truyền thống Sari của phụ nữ Ấn Độ đến nay đã có mấy ngàn năm lịch sử. Chất liệu, màu sắc, hoa văn của nó ngày càng đa dạng. Mũ dành cho chú rể còn gọi là khăn Kalgi. Phụ kiện của chú rể còn có thêm mạng che mặt bằng những sợi chuỗi.

Đám cưới của người Ấn Độ được tổ chức tới tận 5 ngày liền. Trước ngày cưới, các cô dâu Ấn Độ phải trải qua rất nhiều nghi thức. Theo phong tục, 3 ngày trước khi cử hành hôn lễ, mỗi ngày, các cô dâu Ấn Độ đều phải tắm 3 lần.

Sau khi tắm, cô dâu phải ngồi yên để bà con họ hàng đến chúc phúc. Trong lúc chúc phúc, từng người thân sẽ đến bên cạnh và dùng một số loại hương thảo đã được xay nhuyễn thoa lên người cô dâu. Kem nghệ được dùng để thoa lên da mặt, tay và chân của cô dâu. Người Ấn cho rằng, kem nghệ không những có tác dụng làm đẹp da mà còn mang đến phước lành cho cô dâu.

Khi lấy chồng, của hồi môn được ví như thước đo thân phận, địa vị của cô dâu. Của hồi môn là phần tài sản cha mẹ cho cô dâu mang theo về nhà chồng. Số tài sản đó có thể giúp con gái có được cuộc sống đủ đầy hơn. Của hồi môn càng nhiều, cô dâu càng được bên nhà chồng tôn trọng. Của hồi môn mà các cô gái mang theo về nhà chồng thường là tiền, vàng, đồ gia dụng, đôi khi còn được cha mẹ ruột cho giường ngủ, nhà lầu, xe hơi…, trong đó vàng là phổ biến nhất.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.