Thủ tướng chủ trì bàn biện pháp “gỡ khó” trong sản xuất kinh doanh

(PLO) - Hôm qua (27/5), tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2015.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 5/2015
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 5/2015 
Nhiều dấu hiệu tích cực
Tại phiên họp, Chính phủ nghe, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2015; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 và một số báo cáo quan trọng khác.
Theo báo cáo của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2015 tiếp tục chuyển biến tích cực. CPI tháng 5 tăng 0,16%, 5 tháng tăng 0,2%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tiếp tục xu hướng tăng và tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước, 5 tháng tăng 9,2%. 
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng tiếp tục tăng cao và đạt 9,05%. Tín dụng đối với nền kinh tế đến 20/5 tăng 4,26%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện đạt  4,95 tỷ USD, tăng 7,6%; vốn ODA giải ngân đạt 749 triệu USD, tăng 11,8%.
Bên cạnh đó, các thành viên Chính phủ cũng tập trung thảo luận, phân tích làm rõ các hạn chế, khó khăn nổi lên thời gian qua như sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ; hạn hán diễn ra nghiêm trọng ở nhiều nơi, nhất là Nam Trung bộ và Tây Nguyên; tiêu thụ một số mặt hàng nông sản khó khăn, nhất là gạo, cao su, trái cây, ảnh hưởng đến đời sống nông dân. Xuất khẩu của khu vực trong nước giảm 2,7%; khách quốc tế đến Việt Nam giảm 12,6% so với cùng kỳ năm 2014...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Trong đó, triển khai đồng bộ các biện pháp khơi thông dòng vốn, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh; bảo đảm sự phục hồi vững chắc của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán.
Không tập trung xuất khẩu vào chỉ một thị trường Trung Quốc 
Đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải về tình hình xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam trong buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ.
Theo thống kê, trong 5 tháng đầu năm, các mặt hàng nông sản kể cả thủy sản đều xuất khẩu giảm sút. Hiện nay, những thị trường lớn trong đó có Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, kể cả một số thị trường khác, một số thị trường tiềm năng thì chúng ta mới đạt ở bước đầu mà chưa phát huy được, trong khi các thị trường chính thì lại sụt giảm.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, những biện pháp tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa không phải lúc này chúng ta mới ngồi lại bàn mà Bộ Công Thương được giao làm đầu mối, phối hợp với các Bộ, ngành và có những giải pháp từ rất lâu rồi. Trước hết chúng ta thâm nhập các thị trường thông qua các đàm phán thương mại tự do… 
Thời gian vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và bước đầu đã giành được thành công đáng mừng. Chúng ta đã ký với thị trường Hàn Quốc và trong thời gian ngắn nữa sẽ ký hiệp định với Liên minh Á - Âu, trong tháng 6 ký với EU. Hy vọng trong thời gian gần nhất, chúng ta ký được Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP). 
Từ việc trên nó mang lại lợi ích hết sức lớn cho các mặt hàng Việt Nam, trong đó có mặt hàng nông sản. Song song với đó, chúng ta đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Chính phủ hết sức quan tâm và đã dành một khoản kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó có chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, kể cả trong nước chúng ta tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, kể cả việc trước đây chúng ta ít khi làm, đó là  phát triển thị trường thương mại miền núi, biên giới và hải đảo. 
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, chúng ta phải nhất quyết đẩy mạnh chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Thời gian qua, chúng ta đã làm rất tốt việc nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua các chương trình nghiêm ngặt hơn đối với việc xuất khẩu sản phẩm. Tuy nhiên, còn nhiều sản phẩm chúng ta hạn chế, ra nước ngoài bị trả lại và đã ảnh hưởng rất nhiều đến các công ty khác có mặt hàng tương tự, để rồi sau đó khách hàng không ký hợp đồng với chúng ta nữa. 
Về thị trường vải thiều, chúng ta lặp đi lặp lại được mùa mất giá, được giá mất mùa. Tại sao như vậy? Đó là thị trường. "Tôi nghĩ hoàn toàn tự nhiên, đương nhiên. Chúng ta phải xác định, người nông dân không có lỗi nào, người nông dân có quyền trồng trọt tất cả những gì trên mảnh đất của họ. Chúng ta đã làm rất nhiều, nhưng cần tổng thể", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói. 
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cần quy hoạch cụ thể để có những cánh đồng mẫu lớn. Từ đó, chúng ta đưa công nghệ vào sản xuất với năng suất cao, có giá thành tốt cạnh tranh với các nước quanh chúng ta.
Có rất nhiều biện pháp chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu mà không tập trung chỉ vào một thị trường Trung Quốc. Như trước đây, chúng ta xuất khẩu 60 - 70% sản lượng vải thiều sang Trung Quốc. Nhưng năm ngoái chúng ta chỉ xuất 40% sang Trung Quốc và mở rộng sang các thị trường khác. Đặc biệt, chúng ta tập trung vào thị trường Việt Nam ở những nơi không có vải thiều với giá thành hợp lý.
“Ngay từ đầu năm 2015, Bộ Công Thương đã bàn với các tỉnh có liên quan đến vải thiều. Một mặt, chúng tôi tổ chức các hội nghị kết nối các tỉnh trong phía Nam, cần phải nhanh chóng đưa vào các tỉnh, thành trong đó. Mặt khác, chúng tôi đưa vải thiều vào các nước EU  như Hà Lan, Đức” - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay.

Đọc thêm

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.