Xây dựng Báo cáo thường niên về biến đổi khí hậu: Kỳ vọng một tiếng nói độc lập?

Xây dựng Báo cáo thường niên về biến đổi khí hậu: Kỳ vọng một tiếng nói độc lập?
(PLO) -“Báo cáo thường niên về biến đổi khí hậu (BĐKH) tại Việt Nam do Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam chủ trì (VUSTA), Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI) điều phối và thực hiện kỳ vọng sẽ là một tiếng nói độc lập của cộng đồng và các tổ chức khoa học kỹ thuật ngoài công lập về hiệu quả và tác động của các chính sách, chương trình, dự án đã, đang và sẽ được triển khai tại Việt Nam”, thạc sỹ Nguyễn Tiến Đức, Chủ tịch AMDI chia sẻ với PLVN bên lề hội thảo diễn ra sáng nay, 27/5 tại Hà Nội.

Ông Đức cho biết: "Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số báo cáo về BĐKH do các cơ quan Chính phủ như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ NN&PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ và một số tổ chức quốc tế như UNDP thực hiện. Đây là những báo cáo có giá trị tham khảo cao, với số liệu được cập nhật chi tiết và có hệ thống. Tuy nhiên, các báo cáo này đều có khuynh hướng bao quát những vấn đề lớn của môi trường và khí hậu, phương pháp tiếp cận từ trên xuống, chưa có sự tham gia rộng rãi của các tổ chức nghiên cứu độc lập, các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng nên chưa phản ánh đầy đủ quan điểm của các bên liên quan đang trực tiếp tham gia vào nỗ lực ứng phó với BĐKH tại Việt Nam".

Vậy thưa ông, báo cáo BĐKH mà AMDI tham gia lần này với tư cách đơn vị điều phối và thực hiện sẽ khắc phục những bất cập nêu trên như thế nào?

- Báo cáo thường niên về BĐKH tại Việt Nam do Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam chủ trì (VUSTA), Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI) điều phối và thực hiện, hàng năm sẽ tổng kết những khó khăn, cơ hội và thách thức của Việt Nam trước những tác động của BĐKH toàn cầu, đồng thời thảo luận có chọn lọc một số vấn đề quan trọng của năm đó và/hoặc có vai trò quan trọng trong những năm tiếp theo. Báo cáo thường niên về BĐKH kỳ vọng sẽ là một tiếng nói độc lập của cộng đồng và các tổ chức khoa học kỹ thuật ngoài công lập về hiệu quả và tác động của các chính sách, chương trình, dự án đã, đang và sẽ được triển khai tại Việt Nam.

- AMDI được Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam giao chủ trì việc xây dựng Báo cáo thường niên BĐKH tại Việt Nam. Ngoài việc góp phần thực hiện nhiệm vụ phản biện chính sách của VUSTA, Báo cáo BĐKH thường niên còn nhằm đánh giá vai trò và nỗ lực của Chính phủ, cộng đồng và các tổ chức xã hội trong việc ứng phó với BĐKH.

Qua báo cáo này, các mô hình, kinh nghiệm và thực tiễn tốt trong việc ứng phó với BĐKH sẽ được phân tích và đánh giá, đưa ra những gợi mở về chính sách định hướng cho công tác ứng phó với BĐKH ở Việt Nam trong thời gian tới.

Trồng rừng ngập mặn ven biển để ứng phó biến đổi khí hậu, ảnh MH
Trồng rừng ngập mặn ven biển để ứng phó biến đổi khí hậu, ảnh MH 

Cụ thể, báo cáo này sẽ tập trung vào vấn đề gì, thưa ông?

- Báo cáo thường niên về BĐKH tại Việt Nam năm 2015 với tiêu đề “Biến đổi khí hậu tại Việt Nam: Góc nhìn từ cộng đồng” sẽ tập trung vào vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong nỗ lực ứng phó với BĐKH ở Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Nội dung chính của báo cáo sẽ bao gồm 3 phần chính với 12 chuyên đề (dự kiến), nhằm cung cấp khái quát về tình hình BĐKH và ứng phó tại Việt Nam, phân tích những đóng góp của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH và đưa ra những gợi mở và tầm nhìn chính sách về sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động ứng phó với BĐKH. Dự kiến Báo cáo thường niên về Biến đổi Khí hậu tại Việt Nam năm 2015 sẽ ra mắt bạn đọc vào giữa năm 2016.

Với tư cách chuyên gia trong lĩnh vực này, ông có khuyến nghị gì với Chính phủ và các cơ quan hữu quan về vấn đề đầu tư ứng phó hiệu quả với tác động của BĐKH tại Việt Nam?

- BĐKH toàn cầu đã và đang gây ra những tác động khó lường đối với con người, môi trường và hệ sinh thái. Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2010), Việt Nam xếp trong số những quốc gia hàng đầu trên thế giới dễ bị tác động bởi BĐKH. Vị trí địa lý, địa hình phức tạp và bờ biển dài làm cho Việt Nam là một trong những nước dễ bị thiên tai trên thế giới. BĐKH với sự gia tăng về tần suất và cường độ của các sự kiện thời tiết cực đoan làm cho hậu quả của thiên tai trở nên nghiêm trọng hơn và khó dự đoán hơn, gây nhiều tổn thất cho sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước.

Năm 2008, Chính phủ Việt Nam phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu năm và đưa ra danh mục các hoạt động và dự án ưu tiên. Về mặt tài chính, CTMTQG UPBĐKH nêu rõ “để đạt mục tiêu của Chương trình đã đềra, dự tính kinh phí cần cho những hoạt động thực hiện Chương trình giai đoạn 2009 – 2015 (không bao gồm kinh phí triển khai các Kế hoạch hành động của các bộ, ngành, địa phương) là 2.374 tỷ đồng.

Gần đây nhất, năm 2011 Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH, trong đó nêu rõ tài chính phục vụ cho cuộc chiến chống BĐKH, cần “đa dạng hóa các nguồn lực tài chính và tập trung đầu tư có hiệu quả”.

Theo Theo Ngân hàng Thế giới (WB), lượng vốn cần thiết cho việc giảm nhẹ thích ứng và công nghệ là rất lớn, có thể lên tới 140-175 tỷ USD mỗi năm trong vòng 20 năm tới. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2050, đầu tư toàn cầu cho biến đổi khí hậu có thể lên tới 30 - 100 tỷ USD.

Tuy nhiên, những nỗ lực nhằm huy động vốn cho ứng phó với BĐKH là chưa đủ, hiện mới chỉ đáp ứng 5% nhu cầu tính toán trong tương lai. Riêng tại Việt Nam, kết quả của một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy tác động đáng kể của biến đổi khí hậu lên kinh tế vĩ mô của Việt Nam, ước tính thiệt hại khoảng 2-4% GDP hàng năm vào năm 2050 và có thể lên đến trên 6,5%.

Để ứng phó hiệu quả với tác động của BĐKH, mỗi năm Việt Nam cần đầu tư cần ít nhất khoảng 0,5% GDP cho các hoạt động này. Trong những năm qua nguồn tài chính cho ứng phó với BĐKH của Việt Nam khai thác chủ yếu từ các nguồn ngân sách, các khoản vay hỗ trợ của Chính phủ, các dự án và chương trình viện trợ ODA, các nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật và các quỹ toàn cầu…

Xin cảm ơn ông!

Thac sỹ Nguyễn Tiến Đức là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản lý và phát triển, ông từng tham gia hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng cục Du Lịch, Vietnam Airlines…Là “đối tác” trong các chương trình hợp tác Công - Tư với Liên minh châu Âu (EU), Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)...

Ông Nguyễn Tiến Đức hiện là Chủ tịch Viện quản lý và phát triển Châu Á (AMDI) thuộc AMD Group, “quản” trong tay hơn 300 chuyên gia đầu ngành, đảm nhận việc tham vấn chính sách, khảo sát thị trường, tư vấn việc quản lý và vận hành các dự án sử dụng vốn ODA, FDI. Với triết lý con người là trung tâm của mọi sự phát triển, AMD Gruop được biết đến là một trung tâm tư vấn, nghiên cứu và đào tạo quy tụ những chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế, am hiểu điều kiện thực tế của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.