'Thủ phủ' hàu Vân Đồn nâng cao giá trị sản phẩm phục vụ thị trường trong nước

Công nhân đang chế biến ruốc hàu tại nhà máy Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thuỷ sản Quảng Ninh. Ảnh: công ty cung cấp
Công nhân đang chế biến ruốc hàu tại nhà máy Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thuỷ sản Quảng Ninh. Ảnh: công ty cung cấp
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với 4.000 ha mặt nước nuôi hàu với sản lượng 70.000 tấn /năm, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh được mệnh danh là thủ phủ nuôi hàu của miền Bắc. Trong những năm qua, Vân Đồn đã đầu tư xây dựng, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm từ con hàu đạt tiêu chuẩn quốc tế nên ngày càng được người tiêu dùng trong nước tin tưởng, lựa chọn. 

Hàu sữa Thái Bình Dương Vân Đồn – Món quà từ đại dương

Vùng biển của huyện Vân Đồn có diện tích khoảng 1.600 km2với hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ, ở đây có lợi thế rất lớn về nuôi trồng thủy hải sản nói chung, đặc biệt là con hàu sữa.

Hàu sữa với giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao đã được nuôi cấy ở nhiều vùng biển nước ta. Tuy nhiên, tại vùng biển Vân Đồn của Quảng Ninh khá lặng sóng, nhiều ghềnh đá, độ mặn đậm, môi trường sống lý tưởng, đã tạo ra hương vị hàu đặc trưng.

Với lợi thế đó từ năm 2012, diện tích mặt nước nuôi hàu sữa tại vùng biển Vân Đồn dần mở rộng. Đến nay, huyện Vân Đồn được đánh giá là địa bàn lớn nhất cả nước về sản lượng và quy mô nuôi hàu với khoảng 4.000ha nuôi hàu, sản lượng cung cấp ra thị trường đạt trên 70.000 tấn/năm. Hàu sữa nuôi tại Vân Đồn được đánh giá có chứa rất nhiều protein, kẽm và các vi chất có lợi khác, rất tốt cho sức khỏe.

Ngư dân giới thiệu về đặc trưng của hàu sữa Thái Bình Dương. Ảnh: Quang Hà
Ngư dân giới thiệu về đặc trưng của hàu sữa Thái Bình Dương. Ảnh: Quang Hà

Năm 2007, hàu sữa Thái Bình Dương được đưa vào nuôi lần đầu tiên tại khu vực đảo Cống Tây, sau đó chuyển sang khu vịnh kín ở Cống Nứa (xã Bản Sen, huyện Vân Đồn). Đơn vị tiên phong nuôi thử nghiệm là Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long (Tập đoàn BIM).

Là vật thể nuôi ngoại lai, nhưng hàu sữa Thái Bình Dương phù hợp và thích nghi tốt với môi trường tại vùng biển Vân Đồn. Những năm sau đó, chương trình này luôn được sự hỗ trợ của Dự án tiêu chuẩn chất lượng an toàn vùng nuôi và Chương trình giám sát chất lượng (Bộ NN&PTNT). Nhờ đó, việc nuôi hàu được thực hiện quy củ, khoa học theo tiêu chí vùng nuôi sạch, giá thể và quá trình nuôi tự nhiên... Đó là cơ sở để hàu sữa trở thành vật nuôi phổ biến, xóa đói giảm nghèo, làm nền tảng phát triển các sản phẩm gia tăng giá trị.

Từ vật nuôi mới mẻ, những năm qua con hàu sữa Thái Bình Dương đã trở thành vật nuôi chủ lực, thế mạnh của nuôi trồng thủy hải sản ở "vựa hàu" Vân Đồn.

Ông Hà Văn Ninh - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn cho biết, trong thời gian năm 2020-2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh và thị trường nên giá hàu sữa có lúc xuống thấp còn 6000đ/kg đã chỉ ra cho địa phương nhiều vấn đề về việc chế biến sâu, phát triển các sản phẩm gia tăng giá trị từ con hàu,mở ra hướng đi mới. Hiện trên địa bàn huyện một số doanh nghiệp đang quan tâm, phát triển nhằm tận dụng lợi thế của nguồn giống, vùng nguyên liệu tốt.

Theo Nghị quyết phát triển kinh tế thủy sản định hướng 2030, Vân Đồn xác định kinh tế thủy sản là một trong những mũi nhọn. Trong đó, nuôi trồng, chế biến dạng hàng hóa, xuất khẩu là một thế mạnh. Chính vì thế, huyện Vân Đồn cũng có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích.

Theo ông Đào Văn Vũ, Phó chủ tịch UBND huyện Vân Đồn, nhiều năm qua, hàu là sản phẩm chủ lực, đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho ngư dân, là một trong những sản phẩm chủ lực cấp quốc gia của tỉnh Quảng Ninh. Hiện toàn huyện ghi nhận 39 cơ sở sơ chế hàu và Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Thủy sản Quảng Ninh (Bavabi) là một trong những doanh nghiệp chế biến hàu hàng đầu.

Phát triển chuỗi giá trị từ con hàu sữa

Là một công ty hàng đầu về chế biến hải sản, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thuỷ sản Quảng Ninh đã xây dựng thương hiệu BAVABI Seafood với nhiều sản phẩm chế biến, đặc biệt là các sản phẩm từ hàu.

Công nhân sơ chế tách vỏ hàu tại nhà máy. Ảnh: CT cung cấp
Công nhân sơ chế tách vỏ hàu tại nhà máy. Ảnh: CT cung cấp

Công ty có 5 vùng nuôi rộng trên 400ha, tập trung chủ yếu tại xã đảo Bản Sen, nơi có điều kiện sinh sống thuận lợi cho hàu sữa.Các vùng nuôi được kiểm soát điều kiện tự nhiên, không ô nhiễm, từ cuối năm 2019, con giống hàu được cung cấp và kiểm soát bởi chính BAVABI. Các sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền hiện đại với chu trình khép kín, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, chất lượng tốt nhất và đảm bảo các tiêu chí an toàn thực phẩm.

Ruốc hàu Vân Đồn, đặc sản ocop 5 sao Quảng Ninh. Ảnh: Công ty cung cấp
Ruốc hàu Vân Đồn, đặc sản ocop 5 sao Quảng Ninh. Ảnh: Công ty cung cấp

Các sản phẩm được công ty cung cấp ra thị trường hiện nay bao gồm: Ruột hàu tươi, ruốc hàu, bánh hàu, bột canxi nano vỏ hàu, ruột hàu sấy khô, dịch hàu thuỷ phân, tinh bột hàu, cốt dầu hào. Các sản phẩm được công ty phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng và các đại lý, nhà hàng.

Ngoài các sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng, các sản phẩm như; hàu sấy khô, dịch hàu thuỷ phân, cốt dầu hào, tinh bột hàu còn được cung cấp cho các doanh nghiệp làm tiền chất cho sản xuất các sản phẩm viên nén, các loại thực phẩm chức năng chăm sóc sức khoẻ.

Bà Phạm Thị Thu Hiền, Giám đốc Công ty Bavabi cho biết, Bavabi là doanh nghiệp tiên phong trong chế biến sâu các sản phẩm từ hàu, từ năm 2014 đến nay, công ty đã cho ra thị trường nhiều sản phẩm từ hàu, đặc biệt sản phẩm ruốc hàu Vân Đồn trở thành sản phẩm đặc sản, đạt OCOP 5 sao của Quảng Ninh.

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan văn hóa ẩm thực xứ Thanh năm 2024 tại TP Sầm Sơn đưa sản phẩm OCOP Thanh Hóa đến với hàng nghìn du khách.

Thanh Hóa nỗ lực đưa sản phẩm OCOP tiếp cận người tiêu dùng

(PLVN) - Với mục tiêu quảng bá, đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, những năm qua, Thanh Hóa chú trọng công tác tuyên truyền, tổ chức các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Đọc thêm

Mộc Châu Milk: Thương hiệu sữa tươi Việt có quy trình chăn nuôi và sản xuất hiện đại

Chăn nuôi bò sữa tại Mộc Châu. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Nhiều chuyên gia chăn nuôi đánh giá, cao nguyên Mộc Châu là vùng đất tốt nhất để có thể phát triển đàn bò sữa quy mô lớn với khí hậu trong lành và vùng đất màu mỡ. Không chỉ có vùng thảo nguyên xanh với những đồi cỏ, đồi ngô xanh mướt, nhắc đến cao nguyên Mộc Châu, còn phải kể đến những nông trại bò sữa có quy mô chẳng khác gì ở Hàn Quốc hay Australia cùng sự tận tụy của những người nông dân chăm chỉ.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

Hà Nội có thêm 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao

14 làng đạt danh hiệu "Làng nghề Hà Nội" và "Làng nghề truyền thống Hà Nội".
(PLVN) - Ngày 12/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố năm 2023. Theo đó, Hà Nội có thêm 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023.

Chung tay tìm giải pháp đưa ngành tôm phát triển hiệu quả, bền vững

Chung tay tìm giải pháp đưa ngành tôm phát triển hiệu quả, bền vững
(PLVN) - Ngày 20 - 22/3, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau, Hội Thủy sản Việt Nam phối hợp với Cục Thủy sản, Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, Tạp chí Thủy sản Việt Nam... tổ chức Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5/2024 (VietShrimp - Đồng hành cùng người nuôi tôm).

Nâng cao hiệu quả vùng nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau

Nâng cao hiệu quả vùng nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau
(PLVN) - Xác định được lợi ích thiết thực mà loại hình nuôi tôm sinh thái mang lại, trong những năm qua, tỉnh Cà Mau đã chú trọng phát triển loại hình nuôi tôm sinh thái nhằm để tận dụng tiềm năng và lợi thế vốn có của địa phương để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm thủy sản.

Nam sinh người Thái gìn giữ vải thổ cẩm từ bẹ chuối

Vi Dương Phong (ngoài cùng bên trái) tại cuộc thi Olympic Phát minh và Sáng chế khoa học Quốc tế
(PLVN) - Vượt qua rất nhiều đề tài của những thí sinh khác, sản phẩm vải thổ cẩm làm từ bẹ chuối của Vi Dương Phong, học sinh lớp 12 tại Trường Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An, đã giành Huy chương Vàng và giải Đặc biệt trong cuộc thi Olympic phát minh và sáng chế khoa học Quốc tế năm 2023.

Nhớ nếp bầu quê

Nếp bầu Tam Mỹ - một đặc sản thân cao 1,4m cho hương vị khác biệt được phục tráng thành công. Ảnh: Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp Núi Thành
(PLVN) - “Nếp nào thơm bằng nếp bầu Tam Mỹ/Trầu nào thơm cho bằng trầu Trung Lương” - câu ca dao ấy là lời nhắc nhở những người con đất Tam Mỹ (nay là xã Tam Mỹ Đông, Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, Quảng Nam) không chỉ nhớ đến một đặc sản ở vùng đất trung du bán sơn địa quê mình mà còn nhớ đến hương vị của Tết - hương vị của sự đoàn viên.

Làng cá khô Gành Hào vào vụ Tết

Nghề làm cá khô tại thị trấn Gành Hào phải bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ thương hiệu sản phẩm, đồng thời còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
(PLVN) - Làng nghề cá khô ở vùng biển Gành Hào, huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) đang tăng tốc sản xuất phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Gắn "sao" cho sản phẩm OCOP Cà Mau

Gắn "sao" cho sản phẩm OCOP Cà Mau
(PLVN) - Chiều 25/1, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chủ trì Hội nghị đánh giá, kết quả thực hiện Chương trình OCOP gắn với lễ công bố trao Giấy chứng nhận cho 26 sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh năm 2023.

Về Quảng Ninh thưởng thức loại đặc sản 'đắt như vàng'

Với giá bán 4-6 triệu/kg, sá sùng khô là loại đặc sản "quý như vàng". Ảnh: Quang Hà
(PLVN) - Sá sùng hay còn gọi là địa sâm, sâu đất hay trùn biển, sống nhiều ở các vùng biển Vân Đồn, Quan Lạn, Đầm Hà, Hải Hà. Với giá bán trên thị trường hiện nay khoảng 4-6 triệu đồng/kg sá sùng khô tuỳ chủng loại, đặc sản này được ví "đắt như vàng".