'Thông đường' cho tiêu thụ lúa tại huyện Thới Bình, Cà Mau

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Công ty Cổ phần Lương thực A  An (thuộc Tập đoàn Tân Long) hôm nay, 1/12, thông báo về việc tiếp tục thực hiện thu mua lúa vụ Thu Đông 2022, đồng thời có phương án hỗ trợ đối với các hộ nông dân chịu thiệt hại trong thời gian chưa được thu mua lúa từ ngày 25/11 đến ngày 30/11 tại 3 Hợp tác xã Dân Phát, Hòa Phát, Ông Đuông theo hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo đã ký kết tại xã Bạch Biển Đông và xã Tân Bằng (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau).
Nông dân ấp Nguyễn Tòng (xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình) tận dụng không gian trống trong nhà phơi lúa sau thu hoạch.

Nông dân ấp Nguyễn Tòng (xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình) tận dụng không gian trống trong nhà phơi lúa sau thu hoạch.

Theo nội dung hợp đồng: Công ty A An cam kết thu mua lúa tôm ST24/ST25 do các HTX Dân Phát, Hòa Phát, Ông Đuông (huyện Thới Bình) sản xuất theo diện tích, sản lượng, tiêu chuẩn chất lượng và giá như đã thỏa thuận.

Xuyên suốt thời gian triển khai liên kết, Công ty vẫn luôn nhận được sự hỗ trợ của Sở Ban ngành, UBND xã và HTX để nông dân tổ chức sản xuất.

Tuy nhiên, tại thời điểm thu hoạch, công tác triển khai đã gặp một số khó khăn: mưa nhiều ảnh hưởng đến thời điểm thu hoạch làm giảm chất lượng lúa như vượt độ ẩm, bốc nóng, lên mộng, không đạt tiêu chuẩn sản xuất gạo thành phẩm chất lượng cao; địa hình di chuyển khó khăn trong khi các điểm thu mua còn nhỏ lẻ, cách xa nhau…

Đa số các HTX đều mới thành lập. Do đó, công tác quản lý và điều phối, phối hợp đánh giá chất lượng lúa chưa chặt chẽ và phù hợp với quy định hợp đồng giữa HTX và doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến một số trường hợp thu mua và giao nhận lúa chậm trễ.

Vì vậy, Công ty cũng chưa nắm bắt kịp thời tình hình thực tế, đội ngũ cán bộ trực tiếp tại cánh đồng chưa linh hoạt trong thu mua dẫn đến tiến độ thu mua chậm trễ, gây tồn đọng lúa không mong muốn cho nông dân.

Lúa ST25 thu hoạch gặp mưa liên tục, bị ẩm, bén rễ non.

Lúa ST25 thu hoạch gặp mưa liên tục, bị ẩm, bén rễ non.

Trước đó, chiều 30/11, đại diện Ban Lãnh đạo Tập đoàn Tân Long, ông Nguyễn Chánh Trung - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn đã trực tiếp gặp gỡ ông Nguyễn Phi Thoàng - Phó Chủ tịch UBND xã Bạch Biển Đông, ông Lê Tuấn An - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Bằng và đại diện Ban Giám đốc các HTX tại trụ sở UBND xã Bạch Biển Đông. Tinh thần là lắng nghe thông tin một cách khách quan, nhìn nhận thực tế triển khai và những vấn đề còn tồn đọng.

“Thời gian tới đây, tiếp tục tổ chức thu mua theo hợp đồng với các HTX đối với hơn 400 ha lúa chưa thu hoạch từ ngày 1/12 đến cuối tháng 12/2022; đối với lượng lúa tồn đọng (từ ngày 25/11 - 30/11): Công ty điều phối phương tiện để thu mua dứt điểm dựa trên thống kê của HTX. Đồng thời, số lượng lúa Công ty chưa thu mua kịp thời và nông dân đã bán ra bên ngoài (từ ngày 25/11- 30/11): Công ty phối hợp với UBND xã và HTX thống kê mức độ thiệt hại để đưa ra phương án hỗ trợ thiệt hại cho nông dân”, Công ty cam kết.

Đại diện Tập đoàn Tân Long và Công ty A An cho biết thêm: “Tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ nhằm hướng đến mục tiêu lâu dài là xây dựng vùng nguyên liệu ổn định và bền vững, đáp ứng nguồn lúa thu mua đầu vào chất lượng cao, tạo nên sản phẩm gạo sạch cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Do đó, chúng tôi luôn phải đảm bảo chất lượng tốt nhất ngay từ nguồn lúa thu mua đầu vào. Công ty rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự chia sẻ, đồng hành của nông dân, HTX và chính quyền địa phương để công tác triển khai liên kết diễn ra thành công”.

Ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 cùng với những thiệt hại do chưa được thu mua lúa như trên khiến nông dân các địa phương trên gặp nhiều khó khăn. Những động thái mới của Đại diện Tập đoàn Tân Long và Công ty A An "thông đường" cho tiêu thụ lúa tại huyện Thới Bình, hy vọng đời sống bà con sẽ được cải thiện và ngày càng đi lên.

Đọc thêm

Thương hiệu mỹ phẩm Việt nuôi dưỡng 'vẻ đẹp của sự tử tế'

Sản phẩm nước sen Hậu Giang của Cocoon đạt chứng nhận Fair for life - Cam kết đồng hành phát triển bền vững cùng người nông dân.

(PLVN) - Tự hào là thương hiệu mỹ phẩm tiên phong 100% thuần chay từ thực vật Việt Nam, không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật... Cocoon không chỉ mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng mà còn không ngừng thể hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến một tương lai xanh bằng những việc làm thiết thực.

Tơ lụa – Đẳng cấp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Bền bỉ và dẻo dai, lụa tơ tằm Việt Nam luôn có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. (Ảnh internet).
(PLVN) -  Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.

Online Friday 2024 - Lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12/2024, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 đặc biệt chú trọng tôn vinh hàng Việt và ứng dụng công nghệ số, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận trực tiếp với công nghệ và sản phẩm Việt chính hãng.

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước
(PLVN) - Là đơn vị đầu tiên trong cả nước khi đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng thủy sản, HTX Chế biến Thương mại Dịch vụ nuôi trồng thủy sản Cái Bát mang đến các sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, HTX đang vươn xa, xây dựng thương hiệu thủy sản sạch Cà Mau và khẳng định vị thế trên thị trường.

Thanh Hóa trưng bày 260 gian hàng nông sản, thực phẩm an toàn

Hoạt động trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024 diễn ra từ ngày 24 đến 28/10.
(PLVN) - Sáng 24/10, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, Lễ khai trương “Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” đã được tổ chức với 260 gian hàng đến từ các huyện, thị xã trên địa bàn và nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

(PLVN) - Gia Lai không chú trọng tăng sản lượng cà phê bằng cách mở rộng diện tích canh tác mà đi vào chế biến sâu, sản xuất theo hướng hữu cơ, kết hợp trồng cà phê với phát triển văn hóa, du lịch… Đó là những định hướng về chiến lược phát triển ngành hàng cà phê được ông Rah Lan Chung – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà
(PLVN) - Cà phê Thu Hà khiêm nhường với những bộ bàn ghế mộc mạc trên phố Nguyễn Thái Học, TP Pleiku, Gia Lai. Đơn giản nhưng Thu Hà lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Hơn 60 năm nay, cà phê Thu Hà đã được không ít khách đến Pleiku lựa chọn mua về như món quà không thể thiếu của núi rừng Tây Nguyên.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng
(PLVN) - Với niềm đam mê cà phê từ nhỏ, anh Liêng Jrang Ha Hoang (sinh năm 1981, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã mạnh dạn xây dựng, cho ra đời thương hiệu cà phê Chư Mui. Người đàn ông K’Ho này mong muốn khi thương hiệu cà phê quê hương lớn mạnh, dân làng sẽ có có cuộc sống ấm no hơn, từ đó chăm chút nương rẫy và không còn phá rừng nữa.

Đẩy mạnh nhận diện sản phẩm và kết nối tiêu thụ nông sản, làng nghề tỉnh Hưng Yên

Trao chứng nhận và cúp sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024 cho 5 sản phẩm, bộ sản phẩm của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
(PLVN) - Nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông sản, làng nghề của địa phương, tỉnh Hưng Yên đã triển khai dự án “Hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề” giai đoạn 2021 - 2025.