Thị trường hàng không Việt Nam: Những tín hiệu tích cực

(PLO) - Với sự tham gia của Hãng hàng không Vietjet, nhiều người dân Việt Nam đã được tiếp cận với việc đi lại bằng máy bay, loại phương tiện giao thông từng được xem là... xa xỉ. 
Không chỉ đóng góp tích cực vào tăng trưởng hàng không nội địa, Vietjet đem đến sự thay đổi rõ nét cho thị trường hàng không kéo theo sự đổi mới tích cực của các hãng hàng không khác. Cùng với hạ tầng được nâng cấp, không ngừng hiện đại hóa, hàng không Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế với khu vực và thế giới.
Liên tục phát triển đội bay
Mới đây, tại Triển lãm Hàng không quốc tế Paris Air Show 2015, Vietjet và Airbus đã ký kết hợp đồng đặt mua thêm 6 chiếc máy bay dòng A321 với tổng trị giá công bố là 682 triệu USD. Các máy bay này dự kiến sẽ được giao hàng vào năm 2017 nhằm phục vụ kế hoạch mở rộng hoạt động của hãng. 
Cũng tại sự kiện này, Vietjet còn ký kết hợp đồng tài trợ tín dụng mua máy bay với trị giá 60 triệu USD. Trước đó, Ngân hàng BNP Paribas (Pháp) cũng đã tư vấn tài chính cho Vietjet trong giao dịch mua và thuê máy bay thuộc gói hợp đồng 100 máy bay với Airbus. Những máy bay đầu tiên đã được giao hàng ngay trong năm 2014 và đầu năm 2015. 
Song song với thỏa thuận tín dụng, Vietjet đã ký kết gói bảo hiểm cho đội máy bay với trị giá bảo hiểm 1,5 tỷ USD trong các năm 2015-2016. Nhà bảo hiểm gốc được chỉ định là Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí (PVI) và Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC).
Hãng hàng không Vietjet đang đầu tư mạnh mẽ để “đón bầu trời mở”
 Hãng hàng không Vietjet đang đầu tư mạnh mẽ để “đón bầu trời mở”
Vietjet và Hãng chế tạo máy bay Mỹ Boeing cũng đã ký kết biên bản hợp tác (Memorandum of Collaboration - MOC), là tiền đề cho hai bên tìm hiểu và phát triển hợp tác kinh doanh trong tương lai. Để tạo tiền đề cho ngân hàng của Hoa Kỳ tư vấn và thu xếp tài chính trong các hợp đồng thuê và mua máy bay cho những hợp đồng đã ký, các hợp đồng mới trong tương lai của Vietjet, hãng đã ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) với Ngân hàng JPMorgan Chase. 
Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Honeywell (Honeywell Aerospace) Hoa Kỳ cũng ký kết MOU với Vietjet nhằm hợp tác thiết kế và sản xuất các thiết bị quản lý dữ liệu trên máy bay, tổng trị giá 56 triệu USD. Vietjet đã lựa chọn và lắp đặt các động cơ phụ (APU) và bộ thiết bị điện tử (avionics suite) của Honeywell cho đội máy bay mới mà hãng sẽ nhận từ nay đến năm 2017. 
Hợp đồng 100 máy bay của Vietjet với Airbus, thương vụ ghi danh Vietjet trên thị trường quốc tế, hiện đang thực hiện tốt. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2015, Vietjet đã tiếp nhận và đưa vào khai thác thêm 6 máy bay.
Những ký kết quan trọng này là bản lề để Vietjet tự tin bay trong “bầu trời mở”. Theo ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc điều hành Vietjet, ngành hàng không mới mở cửa, còn không ít rào cản và thách thức, nhưng phía trước là bầu trời rộng mở, Vietjet tin tưởng rằng, với quyết tâm đổi mới và cải cách của Chính phủ, với nhu cầu đi lại bức thiết của người dân, hãng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ phát triển cả về quy mô và chất lượng, đóng góp xây dựng ngành hàng không văn minh, hội nhập.
Vietjet cũng đầu tư lớn cho những chỉ số kỹ thuật, an toàn khai thác, xây dựng hệ thống quản lý quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) mới đây đã trao chứng nhận An toàn khai thác IOSA cho Vietjet, trở thành hãng hàng không thứ hai (sau hãng hàng không quốc gia) và nằm trong số 16% hãng hàng không trên toàn thế giới được nhận chứng chỉ quan trọng này. 
Bên cạnh kinh doanh vận tải hàng không và thúc đẩy du lịch, Vietjet đặt ra các mục tiêu thu hút đầu tư tài chính nước ngoài thông qua các giao dịch máy bay, động cơ và các trang thiết bị kỹ thuật; thu hút đầu tư sản xuất linh kiện máy bay và hàng không vũ trụ vào các khu công nghiệp của Việt Nam; thu hút các hoạt động đầu tư nước ngoài vào các cơ sở bảo dưỡng kỹ thuật máy bay, cơ sở đào tạo tầm vóc quốc tế và khu vực.
Đóng góp 70% vào tăng trưởng hàng không nội địa
Với chiến lược đầu tư bài bản, kế hoạch phát triển bền vững, chính sách xã hội hóa thị trường hàng không của Chính phủ, sau hơn 3 năm cất cánh, Vietjet đã “cán đích” vận chuyển hơn 12 triệu lượt hành khách. Sự tham gia của Vietjet đã góp phần tạo nên cạnh tranh tích cực trên thị trường hàng không. Chỉ trong một thời gian ngắn, đi máy bay không còn là sự... xa xỉ, mà đã thực sự trở thành phương tiện giao thông phổ biến cho mọi người dân Việt Nam. 
Chưa bao giờ giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hằng ngày có hơn 50 chuyến bay, trung bình 15 đến 20 phút một chuyến, giữa TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng trên dưới 30 chuyến bay mỗi ngày. Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, vận chuyển hàng không nội địa 6 tháng đầu năm 2015 tăng trưởng hơn 26% và Vietjet đã đóng góp 70% vào mức tăng trưởng vận chuyển hàng không nội địa. Các sân bay địa phương dần trở nên tấp nập hơn với những chuyến bay nội địa và quốc tế của Vietjet.
Đổi mới mạnh mẽ cũng đã và đang đến với ngành hàng không Việt Nam, từ pháp luật, cơ chế chính sách xã hội hóa, nâng cấp hạ tầng, đổi mới công tác điều hành. Nhờ chính sách mở cửa, Vietjet đã phát triển đội bay với 26 máy bay mới, hiện đại; nhận 8 máy bay trong hợp đồng thuê, mua 107 máy bay với Airbus mà hoàn toàn không có bảo lãnh hay cấp vốn của Chính phủ. 
Trên thị trường hàng không quốc tế, Vietjet mang đến hình ảnh hiện đại và sinh động từ đất nước Việt Nam đổi mới, góp phần tạo nên sự cuốn hút mới mẻ cho đầu tư và du lịch vào Việt Nam. Vietjet có thể tự hào vì đã cùng với toàn ngành hàng không Việt Nam làm nhân tố đóng góp tích cực cho những thay đổi mạnh mẽ này.    

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Thêm trường hợp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh từ 1/6

(PLVN) - Nhà xe sẽ bị thu hồi giấy phép nếu không kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên Giấy phép kinh doanh (GPKD) từ 6 tháng trở lên, kể từ ngày được cấp GPKD hoặc ngừng kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên GPKD 6 tháng liên tục trở lên...

Đọc thêm

Dồn sức thông xe hai dự án cao tốc Bắc - Nam trước 30/4

Thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt. (Ảnh: Nhà thầu dự án cung cấp)
(PLVN) - Không chỉ thi công 3 ca, 4 kíp suốt ngày đêm, nhiều nhà thầu còn sẵn sàng tăng cường máy móc, nhân lực sang hỗ trợ nhà thầu khác đang gặp khó để nỗ lực đưa 2 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào hoạt động trước dịp 30/4.

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.

Xe tải va chạm xe khách, 23 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
(PLVN) - Chiều 13/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, trên tuyến đường Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách khiến một người chết, 22 người bị thương.

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường.
Dự án được thông xe kỹ thuật đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết TP Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang; kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc...