Thi hành án, xử lý thế nào đối với tài sản là vật nuôi, tài sản tươi sống, mau hỏng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Đây là vấn đề được đặt ra trong quá trình thi hành án dân sự, gây không ít khó khăn đòi hòi phải có văn bản hướng dẫn để tránh khiếu nại có thể xảy ra.

Thứ nhất, trong việc xử lý vật nuôi: Cưỡng chế giao nhà, trả nhà là biện pháp cưỡng chế bắt buộc của cơ quan thi hành án nhằm buộc đương sự (người phải thi hành án) có nghĩa vụ giao nhà, trả nhà và những người khác có mặt trong nhà ra khỏi nhà, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra khỏi nhà; nếu họ không tự nguyện thực hiện thì Chấp hành viên yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi nhà.

Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng chế nói trên còn gặp phải một số vướng mắc cần được giải quyết. Tại khoản 1 Điều 115 Luật THADS năm 2008 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014 quy định: “Trường hợp họ từ chối nhận tài sản, Chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và giao tài sản cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự và thông báo địa điểm, thời gian để người có tài sản nhận lại tài sản”.

Trên thực tế thi hành án tại địa phương khi cưỡng chế trả nhà, giao nhà thì ngoài các tài sản cố định còn có vật nuôi như chó, mèo, chim chóc v.v., thậm chí một số đương sự còn nuôi một số động vật hoang dã như gấu, trăn, hổ v.v...

Hiện tại, Luật THADS cùng các văn bản hướng dẫn thi hành còn chưa có quy định cụ thể trong việc xử lý vật nuôi. Pháp luật về thi hành án dân sự chỉ mới quy định về việc xử lý tài sản theo Điều 126 Luật THADS chứ chưa có quy định cụ thể đối với trường hợp nói trên. Việc xử lý vật nuôi gặp nhiều vướng mắc trong thực tiễn như tổ chức, cá nhân nào có điều kiện trông giữ, bảo quản vật nuôi (trong trường hợp trên địa bàn không có trung tâm cứu hộ động vật)? Chi phí trông giữ bao nhiêu là hợp lý? động vật hoang dã có giấy phép nuôi dưỡng thì xử lý ra sao? Không có giấy phép thì xử lý như thế nào?

Mặt khác, đối với các trường hợp thuộc khoản 3 Điều 115 Luật THADS, sau khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày thông báo mà người có vật nuôi không đến nhận thì việc xử lý theo khoản 2 Điều 126 Luật THADS gặp nhiều khó khăn do vật nuôi là động vật hoang dã thì không thuộc đối tượng được bán đấu giá. Do vậy, cần có quy định cụ thể, chi tiết trong việc xử lý vật nuôi khi cưỡng chế giao nhà, trả nhà để các cơ quan thi hành án áp dụng thống nhất trong cả nước.

Thứ hai, trong việc xử lý tài sản tươi sống, mau hỏng: Khái niệm tài sản tươi sống, mau hỏng được hiểu theo nghĩa thông thường là các loại tài sản đặc biệt mà trạng thái hoặc tính chất ban đầu có thể bị nhanh chóng hư hỏng khi chịu tác động của sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm hoặc các yếu tố vật lý, môi trường khác trong một thời gian ngắn. Các loại tài sản tươi sống, mau hỏng thường gặp có thể bao gồm các loại sau đây: Thịt, cá, hải sản, rau quả tươi hoặc đông lạnh, trứng ấp, cá, cua, tôm sống (đã đánh bắt, dùng để ăn) v.v...

Hiện tại, pháp luật về thi hành án dân sự chỉ mới có quy định liên quan về tài sản tươi sống, mau hỏng ở khoản 3 Điều 98 Luật THADS 2014. Nội dung điều khoản này quy định về việc Chấp hành viên xác định giá đối với các trường hợp tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng. Trước đây tại điểm b khoản 3 mục IV Thông tư liên tịch số 12/2001/TTLT/BTP-VKSTC ngày 26/2/2001 của Bộ Tư pháp và VKSNDTC hướng dẫn thực hiện một số quy định pháp luật về THADS quy định: “Đối với tài sản thuộc diện tươi sống, mau hỏng như: rau quả, thực phẩm tươi sống... sau khi kê biên, cơ quan thi hành án tổ chức bán ngay với sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp, UBND xã, phường nơi bán tài sản và phải lập biên bản về việc bán tài sản”.

Bên cạnh đó, đối với việc bảo quản và xử lý tài sản thì tại khoản 6 và khoản 7 mục II Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTC-BCA ngày 24/10/1998 của TANDTC,VKSNDTC, Bộ Công an, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về bảo quản và xử lý tài sản là vật chứng, tài sản bị kê biên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự: “Vật chứng là tài sản thuộc loại mau hỏng (như rau, quả, thực phẩm tươi sống, hoá chất...) thì cơ quan thu giữ tiến hành lập biên bản ghi rõ tình trạng vật chứng đó, tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật và gửi tiền vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước, đồng thời thông báo cho Viện kiểm sát, Toà án, cơ quan tài chính cùng cấp và chủ sở hữu tài sản (nếu biết).

Đối với vật chứng là tài sản thuộc loại có quy định thời hạn sử dụng ngắn, tài sản đã gần hết hạn sử dụng hoặc việc bảo quản gặp khó khăn, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể và căn cứ vào hiện trạng vật chứng, sau khi trao đổi thống nhất ý kiến với Toà án, Viện kiểm sát, Cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan đang bảo quản tài sản lập Hội đồng tổ chức bán đấu giá vật chứng đó và gửi số tiền thu được vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước, đồng thời thông báo cho chủ sở hữu tài sản”.

Các quy định trên đã hướng dẫn cụ thể việc xử lý tài sản tươi sống, mau hỏng một cách chi tiết, cụ thể mà cơ quan thi hành án dân sự có thể dẫn chiếu để áp dụng. Tuy nhiên, hiện tại hai văn bản nói trên đã hết hiệu lực. Do vậy, cần có văn bản thay thế văn bản trên để việc cưỡng chế, kê biên và công tác xử lý tài sản được thực hiện đúng, đầy đủ các trình tự, hạn chế việc khiếu nại, tố cáo có thể xảy ra.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...