Thầy cô đang coi bạo lực học đường là điều bình thường?

Chú ruột của nữ sinh cho rằng nhà trường đang cố tình coi sự việc là bình thường.
Chú ruột của nữ sinh cho rằng nhà trường đang cố tình coi sự việc là bình thường.
(PLVN) - Việc học sinh bị bạo hành, dâm ô, bị lợi dụng thể xác, hiếp dâm... đang không còn là chuyện hiếm hoi trong trường học, nếu chưa nói nó diễn ra khá nhiều, thường xuyên và đang là căn bệnh trầm kha, đau đớn của ngành giáo dục. Xử lý cũng nhiều rồi, nhưng "bệnh" không giảm. 

Nguyên nhân diễn ra bạo lực, lạm dụng tình dục tại nhà trường do đâu?. Phải chăng một phần bởi thầy cô giáo biết chuyện nhưng câm nín, "nhắm mắt" coi đó là “chuyện bình thường”. Đến khi sự thật lộ ra, cộng đồng lên tiếng thì xử lý lấy lệ, chứ chưa “nhổ cỏ tận gốc”.

Cách đây không lâu Hiệu trưởng một trường dân tộc nội trú ở Thanh Sơn, Phú Thọ có hành vi dâm ô với học sinh nam. Điều đau xót là vụ việc kéo dài nhiều năm, học trò phản ánh có người biết nhưng không ai lên tiếng bảo vệ nhân phẩm học sinh. Phải chăng việc hồn nhiên thấy "các em lên phòng thầy" liên tục đã vô tình tiếp tay cho tội ác?.

Nữ sinh hiền lành, nhút nhát bị tấn công giữa lớp một cách tàn bạo ở Hưng Yên không phải chỉ xảy ra 1 lần, nạn nhân kể, hành động côn đồ của nhóm bạn đã diễn ra từ lâu, em từng báo cô chủ nhiệm. Việc xảy ra, hiệu trưởng xem clip nhưng lại cho xóa clip đi, với lý lẽ "bảo vệ học sinh".

Dù cô giáo chủ nhiệm tuyên bố là “cô đã làm hết trách nhiệm” những thực sự cô giáo chủ nhiệm đã không hề thông tin đầy đủ cho gia đình em nữ sinh về tình trạng của em, thậm chí, theo phản ánh của một học sinh lớp 9A mà phóng viên tiếp xúc được, cô chủ nhiệm đã yêu cầu cả lớp không được thông tin sự việc ra bên ngoài, xóa clip.

Nếu dư luận không biết đến clip ấy, người nhà em không nghe hàng xóm nói về clip ấy, thì vụ việc đi đến đâu?.

Một phản ứng rất khó hiểu nữa của một số thầy cô giáo của Trường THCS Phù Ủng khi phóng viên đến làm việc, đều cho rằng sự việc “không có gì nghiêm trọng”.

Còn thầy hiệu trưởng Nhữ Mạnh Phong thì bày tỏ một cách vô cảm là nguyên nhân bị bắt nạt có thể chỉ vì em "quá hiền".

Ông Nguyễn Văn Doanh (33 tuổi, trú tại xã Phù Ủng, chú ruột của nữ sinh) cho biết sau khi sự việc xảy ra, cô giáo T. cũng đã làm bản tường trình vụ việc gửi lên UBND xã Phù Ủng. Giáo viên chủ nhiệm chỉ nói quan điểm đã giải quyết ổn thoả, trong khi gia đình đang quá bức xúc khi thấy hình ảnh con, cháu mình bị lột đồ, đánh đập dã man.

"Cô giáo viết là “việc nhóm học sinh nữ đánh nhau”. Cách hành văn của cô chủ nhiệm đã không trung thực vì đây không phải là việc đánh nhau mà là một nhóm học sinh đang tấn công, nhục mạ một em khác mà em này không có khả năng chống trả. Ngày 28/3, cô chủ nhiệm làm tường trình thì trước đó clip cháu tôi bị làm nhục, lột đồ, đánh đập đã tràn lan trên mạng”, ông Doanh nói.

Ông Doanh cũng đặt câu hỏi có hay không việc cô giáo và nhà trường muốn làm giảm tính chất nghiêm trọng của sự việc nên đã không nói đến việc nữ sinh bị lột đồ, hành hung?.

Bản tường trình của cô giáo không trung thực khi cho rằng "nhóm học sinh nữ đánh nhau"
Bản tường trình của cô giáo không trung thực khi cho rằng "nhóm học sinh nữ đánh nhau"

Ngành giáo dục vốn bị sức ép quá lớn từ thành tích, danh hiệu thi đua nên có thể "chuyện bê bối" trong nhà trường được ban giám hiệu nhà trường thực hiện với phương châm “đóng cửa bảo nhau”?. Nếu gia đình không phản ứng mạnh mẽ, truyền thông không lên tiếng có lẽ nạn nhân phải “ngậm đắng nuốt cay”?.

Đã có giáo viên bị xử lý thích đáng, có đối tượng đi tù vì hành vi tệ hại với học sinh, nhưng môi trường trường học vẫn dang khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Truyền dạy kiến thức là nhiệm vụ chính của giáo viên, nhưng việc bảo đảm an toàn tính, mạng nhân phẩm, bồi dưỡng nhân cách học sinh trong nhà trường cũng thuộc trách nhiệm của thầy cô. Nếu biết học trò của mình bị đe dọa, thậm chí bị đánh đập, bạo hành dã man như thể mà thầy cô bỏ qua thì đã làm đúng vị trí, lương tâm nhà giáo?.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh minh họa.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Diễn biến sự việc thép HRC bị đề nghị điều tra chống bán phá giá: Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) yêu cầu bổ sung hồ sơ

HRC là nguyên liệu chính để sản xuất các loại tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, ống thép… (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Mới đây, như PLVN đã có bài phản ánh, sau khi một số DN đưa ra ý kiến cần điều tra chống bán phá giá (CBPG) với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam; thì một số DN sản xuất tôn mạ, ống thép lại không đồng ý với đề nghị này, vì cho rằng nhu cầu liên tục tăng trong khi nguồn cung nội địa chưa đáp ứng được.