Thầy cô cần hành xử đúng chuẩn mực

Một giáo viên đánh nhiều học sinh
Một giáo viên đánh nhiều học sinh
(PLVN) - Để xảy ra những câu chuyện đáng tiếc giữa phụ huynh và nhà trường, không chỉ bởi sự quá đáng, không trân trọng thầy, cô giáo của phụ huynh. Nhiều trường hợp, các thầy, cô giáo, với nhiều lý do đã hành xử lệch ra khỏi chuẩn mực “người thầy”.

Trong sự việc “chụp ảnh con đứng ở cổng trường” xảy ra tại Hải Phòng, phụ huynh đã nhận sai khi có hành vi dàn dựng nhằm trả đũa nhà trường. Nhưng cũng cần nhìn nhận lại gốc rễ sự việc. Trước đó, không đăng kí bán trú nhưng đến trường sớm, em học sinh nói trên đã bị cô giáo và sao đỏ đuổi ra ngoài vì sợ ảnh hưởng đến giấc ngủ của các em bán trú.

Không những thế, giáo viên còn bắt các em đi học sớm đứng lên bục giảng, chụp ảnh rồi đăng vào zalo của lớp, khiến phụ huynh học sinh xấu hổ, bức xúc và hành động bột phát. Rõ ràng, cả giáo viên và phụ huynh đều có những hành xử chưa thích hợp.

Ở vị thế của người dạy dỗ học sinh và cha mẹ học sinh, họ đã không có những cuộc trò chuyện thiện chí cùng nhau để đưa ra những quy định, thỏa thuận hợp lý hơn, thay vì liên tục làm tổn thương nhau.

Thời gian qua, không ít sự việc đình đám gây bức xúc trong xã hội đến từ hành xử “lệch chuẩn” của một bộ phận giáo viên. Đó là những thầy, cô giáo có thói quen hành hung, sỉ nhục học sinh, làm tổn thương học sinh của mình. Như một trường hợp ở Sóc Trăng, cả một lớp 12 cùng kí đơn xin đổi giáo viên dạy văn vì sợ hãi những trận đòn roi của thầy giáo.

Hay chuyện thầy giáo bắt học sinh liên tục tát vào mặt mình, dùng chân đạp học sinh trong lớp... Còn cả những thầy, cô giáo có nhận thức “lệch lạc”, kì thị giàu nghèo, thậm chí kì thị... mẹ đơn thân như trường hợp một cô giáo ở quận Hoàng Mai, Hà Nội đề nghị những phụ huynh không đủ điều kiện kinh tế, đơn thân không được tham gia Ban phụ huynh.

Đau lòng hơn, có những sự việc giáo viên lạm dụng chức trách của mình để gây ra những hành vi vô đạo đức, xâm hại chính học sinh của mình, như những sự việc đình đám đã được vạch trần thời gian qua trên cả nước.

Ngành Giáo dục cũng chứng kiến không ít sự việc tiêu cực, mà những người thầy đã bị tha hóa, biến chất bởi nhận thức sai lạc, bởi sự lóa mắt do vật chất, dục vọng... Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự mất niềm tin của xã hội, của phụ huynh và học sinh đối với một bộ phận thầy, cô giáo.

“Tôn sư trọng đạo” là một đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn xưa. Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, để có được sự “tôn sư trọng đạo” ấy, nhiều thầy, cô giáo đã hết sức nỗ lực, đạo đức và chuẩn mực, xứng đáng với danh hiệu “nhà giáo”.

Trong một xã hội hiện đại mà mọi thứ đều bị “phơi trần”, nhiều giá trị đổ vỡ thì hơn bao giờ hết, người thầy càng cần chuẩn mực, sống đúng với vị thế của mình, có như thế mới mong mối quan hệ phụ huynh - thầy, cô giáo, mối quan hệ thầy - trò còn được gìn giữ, trân trọng.

Đọc thêm

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...