1.023 cây lâm nghiệp và cây xanh đô thị bị đổ gãy; 110 m kênh mương bị sạt đổ; 33 cột điện bị đổ...
Đặc biệt, tại huyện Lang Chánh, do mưa lớn, nước thượng nguồn đổ về khiến lũ các sông, suối dâng nhanh. Nhiều tuyến đường liên xã đã bị chia cắt, cô lập.
Sáng 17/7, huyện Lang Chánh đã phải sơ tán khẩn cấp 44 hộ dân tại Bản Trải 2 (thị trấn Lang Chánh) về địa điểm an toàn. Nhiều hộ dân khác ở các xã Tam Văn, Đồng Lương, Quang Hiến cũng buộc phải di dời.
Tại huyện Thường Xuân, ông Lương Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Luận Khê cho biết, xã bị cô lập hai đầu bởi nước lũ, mọi hoạt động giao thông của người dân bị ngưng trệ. Các xã vùng cao khác như Xuân Thắng, Xuân Lộc, Vạn Xuân là những nơi trọng điểm về mưa lũ của huyện này.
Từ 23h đêm 16/7, trên đoạn đường sắt từ Thanh Hóa đến Nghệ An có nhiều cột điện hạ thế và cao thế bị đổ vào đường sắt. Tính đến sáng 17/7, có 4.000 hành khách trên 10 chuyến tàu không thể di chuyển được vì mưa bão. Đến sáng 17/7, theo thống kê đã có 10 đoàn tàu SE1, SE3, SE4, SE17, SE18, SE19, SE20, QB1, NA1, NA2 bị ảnh hưởng phải nằm chờ tại các ga dọc đường. Hơn 4.000 hành khách đã bị ảnh hưởng chậm hành trình.