Hoãn tất cả các cuộc họp để ứng phó với bão số 2

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng, Phó trưởng ban thường trực BCĐ Phòng chống thiên tai quốc gia chủ trì buổi họp trực tuyến ngày 16/7.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng, Phó trưởng ban thường trực BCĐ Phòng chống thiên tai quốc gia chủ trì buổi họp trực tuyến ngày 16/7.
(PLO) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng nay (17/7), cơn bão số 2 sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Trước đó, một số địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão đã có chỉ đạo hoãn tất cả các cuộc họp và các hoạt động chưa cần thiết để tập trung ứng phó với bão.

Cấm biển ngay từ sáng 16/7

Sáng qua (16/7), tại Hội nghị trực tuyến ứng phó với bão số 2, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương cho biết, dù trọng tâm của bão đổ vào 3 tỉnh Bắc miền Trung, song vùng có gió mạnh trên cấp 6 mở rộng khắp từ Hải Phòng đến Quảng Bình. Do ảnh hưởng bão, các tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An sẽ có mưa to đến rất to với lượng 250-350mm. Sau khi bão đổ bộ sẽ hình hành gió Đông Nam gây mưa dài ngày cho khu vực Đông Bắc Bộ. Các tỉnh Hoà Bình, Sơn La sẽ có mưa lớn khi áp thấp đi qua.

Đây là cơn bão đầu tiên đổ bộ vào nước ta, có thể có gió giật, lốc xoáy, trong khi công trình dang dở nhiều, bởi vậy Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa, Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cảnh báo người dân phải hết sức cẩn trọng và chủ động ứng phó với bão. “Bài học từ cơn bão số 1 năm ngoái vẫn còn nguyên nên không được chủ quan. Với những nhà cấp 4 thì cường độ bão này cũng đáng lo”, Thiếu tướng Nghĩa nhấn mạnh. 

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của bão, từ ngày 17-19/7, một đợt lũ sẽ xuất hiện trên thượng lưu hệ thống sông Hồng-Thái Bình với biên độ lũ lên từ 2-3m; trên các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh biên độ lũ lên từ 4-6m. Trong đợt lũ này, mực nước đỉnh lũ trên các sông ở mức báo động 1-báo động 2. Lũ quét, sạt lở đất, ngập úng ở vùng trũng có khả năng xảy ra tại nhiều tỉnh ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, đặc biệt là ở một số tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn… Ngay cả các khu đô thị và các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa, Vinh (Nghệ An), Hà Tĩnh cũng có nguy cơ xảy ra ngập úng.

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng, Phó Trưởng ban Thường thực Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai quốc gia  yêu cầu, các địa phương trọng yếu nơi bão đi qua phải thực hiện cấm biển ngay trong sáng 16/7, đồng thời hoàn thành di dời người dân, chằng chống nhà cửa, tàu bè trước 17h chiều. Thứ trưởng cũng yêu cầu các địa phương hạ lưu chủ động tiêu thoát nước đệm, đặc biệt vùng Đồng bằng sông Hồng; sẵn sàng phương án an toàn hồ đập, tăng cường cán bộ ứng phó kịp thời để cảnh báo nhân dân.

Dự báo đường đi của bão số 2. (Nguồn Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương).
Dự báo đường đi của bão số 2. (Nguồn Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương).

Ngừng cấp phép đối với gần 500 tàu du lịch

Để sẵn sàng ứng phó với bão số 2, nhiều địa phương trong cả nước đã huy động mọi lực lượng giúp dân phòng chống bão. Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa cho biết, lực lượng quân đội và dân quân tự vệ đã sẵn sàng 3.000 người cùng 3.000 phương tiện chống bão. 

Theo Báo cáo nhanh số 240/BC-CQTT ngày 16/7/2017 của Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến 6h00 ngày 16/7/2017, các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 65.755 phương tiện/263.503 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão số 02 để chủ động di chuyển phòng tránh hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm.

Ngay trong sáng 16/7, Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng cháy, chữa cháy của tỉnh Quảng Ninh đã họp triển khai công tác ứng phó cơn bão số 2. Từ 6 giờ ngày 16/7, tàu từ các tuyến đảo về đất liền đã ngừng hoạt động do biển động. Huyện Cô Tô đã chỉ đạo các đơn vị kinh doanh nhà nghỉ bố trí chỗ ở ổn định, an toàn cho du khách, thông báo cho tàu thuyền hoạt động về nơi tránh trú an toàn. UBND tỉnh Quảng Ninh cũng chỉ đạo Cơ quan Cảng vụ đường thủy nội địa ngừng cấp phép đối với 481 tàu du lịch từ 13 giờ ngày 16/7, đồng thời yêu cầu các tàu đang trên vịnh quay về đất liền trả khách, di chuyển về nơi tránh trú đã được thông báo.

Kế bên Quảng Ninh, Hải Phòng cũng đang gấp rút công tác ứng phó với bão. Dù không nằm trong vùng lõi của bão nhưng hiện nay công tác phòng chống, ứng phó với cơn bão số 2 tại các tỉnh Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh cũng đang ráo riết triển khai, sẵn sàng phương tiện cứu hộ, cứu nạn kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản có thể xảy ra.

Trước diễn biến của bão số 2, chiều 15/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã ban hành Công điện khẩn số 19 nhằm chủ động ứng phó phù hợp, hiệu quả với diễn biến mới của bão số 2 và mưa lũ lớn trên diện rộng.

Đọc thêm

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao
Bộ Chính trị ngày 18/9 họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, sau khi nghe Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.

70 năm Phú Thọ khắc ghi lời dặn của Bác Hồ

Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong ngày 19/9/1954 tại Đền Giếng (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Về thăm Đền Hùng tại Đền Giếng ngày 19/9/1954, Bác Hồ đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã cùng cả nước lập nhiều thành quả to lớn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Quân đội đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ

Đại diện BQP ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 40 tỷ đồng. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ tại các tỉnh miền Bắc những ngày qua, Quân đội đã điều động 143.700 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng thường trực và dân quân tự vệ; hơn 5.320 phương tiện quyết liệt tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng.

Trung ương thảo luận loạt vấn đề quan trọng tại Hội nghị lần thứ 10, khóa XIII

Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, phải chăng là tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, hoàn thiện đồng bộ và đột phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Cân nhắc, thận trọng trong xét duyệt đặc xá tha tù trước thời hạn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt danh sách đề nghị Chủ tịch nước đặc xá tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá nhân dịp 79 năm Quốc khánh và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024.

Tăng cường chế tài xử phạt các vi phạm về hóa chất

Toàn cảnh Phiên thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Từ thực tiễn các vụ việc xảy ra trong thời gian vừa qua, tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) vừa diễn ra, một số ý kiến đề nghị có các quy định rõ ràng, tăng cường chế tài xử phạt nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ các loại hóa chất độc hại, nguy hiểm tại dự thảo Luật.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân

Ông Nguyễn Túc. (Ảnh: Vân Anh).
(PLVN) - Qua giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng
Chiều 17/9, kết luận Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn vừa qua, đặc biệt phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong ứng phó, khắc phục bão lũ để triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, lý luận..., Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gợi mở 4 vấn đề, đề nghị Học viện quan tâm thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới chiều 17/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(PLVN) - Diễn biến của áp thấp nhiệt đới còn rất phức tạp, có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố khả năng bị ảnh hưởng và Bộ trưởng các Bộ chỉ đạo cấp, ngành liên quan chủ động ứng phó...