Kết luận thanh tra: Núi Pháo chịu phạt 500 triệu đồng

Toàn cảnh nhà máy chế biến khai thác khoáng sản Núi Pháo (ảnh Huy Khánh)
Toàn cảnh nhà máy chế biến khai thác khoáng sản Núi Pháo (ảnh Huy Khánh)
(PLO) - Bộ Tài nguyên và Môi trường trong văn bản số 265/ KL- BTNMT đã kết luận chính thức về những vi phạm và mức độ xử lý đối với Công ty TNHH Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo và số 266/KL-BTNMT đối với Công ty TNHH tinh luyện vonfram Núi Pháo (H.C Stacrk).

Ngày 27 tháng 4 năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Kết luận thanh tra số 265/KL-BTNMT đối với Công ty Núi Pháo, trong đó yêu cầu khẩn trương xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và yêu cầu về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, đất đai và khoáng sản. 

Đoàn thanh tra Núi Pháo lần này gồm 31 thành viên của các sở ngành liên quan, trong đó có các chuyên gia, các nhà khoa học uy tín trong lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản và bảo vệ môi trường.

Đoàn đã thực hiện thanh tra 4 trong số 7 lĩnh vực hoạt động chính của công ty Núi Pháo. Quá trình thanh tra tại Núi Pháo từ ngày 29.9 đến 30.11.2016, có sự tham gia của chính quyền và người dân địa phương trong việc kiểm tra, thu thập mẫu và xác nhận kết quả.

Xử phạt nghiêm theo luật hiện hành

Ông Hoàng Văn Thức, Trưởng Đoàn thanh tra, cho biết, Kết quả thanh tra 4 lĩnh vực: Bảo vệ môi trường, khoáng sản, đất đai và tài nguyên nước tại Núi  Pháo như sau: 

Về chấp hành pháp luật đất đai, dự án Núi Pháo đã cơ bản thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đúng mục đích, xây dựng các công trình của dự án đúng quy hoạch. 

Về chấp hành pháp luật khoáng sản, Núi pháo là doanh nghiệp có đầu tư quy mô lớn về công nghệ sản xuất, đã đóng thuế tài nguyên khoáng sản, nộp tiền khai thác khoáng sản theo quy định, có nguồn nhân lực chất lượng cao. 

Về chấp hành pháp luật tài nguyên nước, Núi Pháo đã chấp hành các quy định của nhà nước về tài nguyên nước, đã thực hiện việc quan trắc, giám sát tài nguyên nước, báo cáo định kỳ tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước. 

Về chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, công ty đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, có hệ thống thu gom và thoát nước trong nhà máy, xây dựng trạm xử lý nước thải và sinh hoạt và nước thải công nghiệp, đã lắp đặt các thiết bị xử lý khí thải, giảm thiểu ô nhiễm, bụi phát sinh trong quá trình chế biến khoáng sản. 

Về các vi phạm của Công ty TNHH Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo và Công ty TNHH tinh luyện vonfram Núi Pháo (H.C Stacrk), kết luận của thanh tra như sau: 

Thứ nhất, chưa hoàn thành công tác tái định cư cho một số hộ dân nằm trong khuôn viên nhà máy và một số hộ dân thuộc xóm 3,4 thuộc xã Hà Thượng.

Thứ hai, thực hiện đổ thải chưa đúng quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn khai thác mỏ lộ thiên; chưa lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cục bộ trước khi thải ra các hồ lắng; chưa lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động làm phát tán hơi dung môi hữu cơ, hóa chất; chưa lập đề án cải tạo môi trường bổ sung. 

Kết luận thanh tra đã áp dụng hai khoản phạt về vi phạm hành chính cho các vi phạm: Chưa hoàn tất thủ tục bảo vệ môi trường giai đoạn 2 và 3 với các đập thải quặng đuôi; phát hiện khoáng sản mới là sắt trong quá trình khai thác mà không báo cáo bằng văn bản cho các cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Tổng mức phạt là 510 triệu đồng.

Các chuyên gia Nhóm đặc trách về khai khoáng (MTF) thăm mỏ Núi Pháo ngày 12.5.2017".
Các chuyên gia Nhóm đặc trách về khai khoáng (MTF) thăm mỏ Núi Pháo ngày 12.5.2017".

Theo ông Hoàng Văn Thức, hoạt động thanh tra tại Công ty Núi pháo được tổ chức thường kỳ, đồng thời với việc thanh tra nhiều doanh nghiệp khác trên phạm vi cả nước. 

Ngoài việc xử phạt hành chính theo pháp luật hiện hành, Đoàn thanh tra đã yêu cầu công ty Núi Pháo kiểm soát chặt hơn các chất độc hại; giảm thiểu bụi, mùi, hơi hóa chất, đồng thời tiếp tục bổ sung phương án cải tạo phục hồi môi trường, xây lắp và nâng cấp các công trình xử lý chất thải theo đúng quy định về bảo vệ môi trường; lắp đặt các thiết bị quan trắc tự động đánh giá kịp thời các vấn đề ảnh hưởng môi trường trong quá trình sản xuất và chế biến.

Trưởng Đoàn thanh tra đặc biệt lưu Núi Pháo cần phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Thái Nguyên để “chốt” kế hoạch di dân ra khỏi khu vực có nguy cơ ảnh hưởng bụi và mùi thuốc tuyển từ nhà máy để không làm ảnh hưởng thêm đến môi trường sống và sản xuất của người dân. 

Vị Trưởng Đoàn thanh tra cũng nhắc nhở Núi Pháo nỗ lực hơn nữa trong quá trình khai thác và chế biến; tiết kiệm tài nguyên; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế; tăng cường công tác đối thoại với nhân dân; có kế hoạch công khai cung cấp thông tin thường xuyên về quy trình sản xuất; giải đáp thỏa đáng những vấn đề môi trường phát sinh.

Di dời dân xóm 2, 6 theo lộ trình

Tại buổi thông báo kết luận thanh tra công ty Núi Pháo đến người dân các xã 2,3,4,5,6 xã Hà Thượng, ngày 7-7, ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Thái Nguyên, cho biết, ngay trong quá trình thanh tra, công ty  Núi Pháo đã tích cực thực hiện ngay một số công việc thực tế theo yêu cầu như hoàn thiện hồ sơ, công trình bảo vệ đập và đã trình Bộ Tài Nguyên Môi trường. 

Ông Nguyễn Thanh Tuấn cũng thay mặt cơ quan chuyên môn tỉnh Thái Nguyên xác nhận, Công ty Núi Pháo đã hoàn thành bãi thải ở bờ kè phái bắc của dự án và tiến hành các thủ tục để mua sắm để lắp đặt trạm quan trắc tự động. 

Theo ông Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên, các đơn vị chức năng, cơ quan chuyên môn tỉnh Thái Nguyên, công ty Núi Pháo đang tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương triển khai kế hoạch di dân ra khỏi vùng ảnh hưởng của dự án. 

Hiện, xóm 3 và 4 đã có kế hoạch di dời. Nhưng riêng với 26 hộ dân xóm 2, trên cơ sở xác định số hộ di dời, mức độ bồi thường, các đơn vị liên quan sẽ xác định cụ thể kế hoạch di dời. 

Đối với xóm 6, kết luận thanh tra đã đánh giá được toàn diện mức độ ô nhiễm môi trường của dự án, nhưng đề nghị Công ty Núi Pháo hỗ trợ thêm nước sử dụng trong sinh hoạt cho các hộ dân trong khi chờ Tổ công tác xác định địa điểm và số hộ phải di dời. Do khối lượng công việc nhiều nên quá trình di dời phải thực hiện theo lộ trình. 

Cũng tại buổi làm việc này, ông Phạm Duy Hùng, Chủ tịch UBND huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cho biết, chính quyền địa phương đang nỗ lực cùng các bên triển khai những giải pháp phù hợp, nhằm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Đọc thêm

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Xây dựng hệ sinh thái FTA cho ngành cà phê bền vững: Yêu cầu cấp thiết

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành cà phê đang trở thành yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ sinh thái này không chỉ tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân, góp phần nâng cao vị thế cà phê Việt trên thị trường toàn cầu.