“Thần y” xứ Mường và bí kíp chữa rắn độc cắn bằng “khí công”

Ông Đặng ra vườn nhà chỉ cho phóng viên những lá thuốc dùng để cứu người khỏi độc rắn.
Ông Đặng ra vườn nhà chỉ cho phóng viên những lá thuốc dùng để cứu người khỏi độc rắn.
(PLO) - Chỉ cần một bát nước giếng, vị “thần y” này dùng khí từ miệng thổi vào là có thể cứu chữa được hàng trăm người bị rắn độc cắn. Người có biệt tài này là ông Bùi Văn Đặng (65 tuổi) ở thôn Nghẹn, xã Thành Minh, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa). 
Dùng “khí công” để chữa rắn độc cắn
Vượt hơn 100km từ Hà Nội về vùng đất Mường, chúng tôi được người dân địa phương giới thiệu về một người chuyên chữa rắn độc cắn bằng nước lã. Ông được người dân nơi đây gọi một cách trìu mến là “thần y” chữa rắn cắn. 
Khi chúng tôi tìm đến nhà, ông Đặng đang ăn cơm trưa. Thấy có khách, ông bỏ đũa để tiếp chuyện. Hỏi về cách chữa rắn độc cắn, ông Đặng bảo: “Phương pháp này do tổ tiên truyền lại. Cha tôi là Bùi Văn Hào, từng là một ông Mo nức tiếng ở trong làng. Ông có thể trừ tà, biết phép thuật yểm trợ và chữa rắn độc cắn cực giỏi”. 
Thừa hưởng bí quyết từ người cha truyền lại, ông Đặng đã vận dụng để cứu hàng trăm người thoát khỏi lưỡi hái tử thần.
Ông Đặng bảo: “Với phương pháp chữa rắn độc cắn gia truyền, tôi còn chữa được cho cả trâu bò”. Trong làng, ngoài xã nếu không may ai bị rắn độc cắn là ông Đặng lại đến chữa trị, chỉ cần người nhà đọc tên loại rắn cắn là ông làm phép ngay.
Ông chia sẻ: “Thực ra cũng chẳng có gì kỳ lạ đâu, quan trọng là mình phải biết  thuật thôi miên”. Tôi tỏ ý không hiểu thôi miên là như thế nào, ông cười bảo: “Đó là phương pháp gia truyền của tổ tiên, không thể tiết lộ được”. 
Để chứng minh cho điều mình nói, ông liền gọi đứa con ra giếng múc một bát nước lã đem vào để làm thử. Sau khi có bát nước, ông cầm lên nhìn chăm chăm vào trong bát, đồng thời thổi hơi và đọc nhẩm trong miệng những câu gì đó bằng tiếng Mường rồi đặt bát nước xuống.
Với bát nước đã được ông Đặng làm phép, một nửa được rót cho người bị rắn độc cắn uống ngay sau đó, nửa còn lại ông vuốt lên cơ thể. Theo ông Đặng, nguyên tắc là phải vuốt xuôi từ trên đầu xuống dưới chân. Vuốt đến đâu thấy da hồng hào trở lại là người bị rắn cắn đã qua cơn nguy kịch.
Bát nước được ông Đặng hà hơi rồi vuốt lên cơ thể, lá thuốc dùng để đắp lên vết thương mà rắn độc vừa cắn.
Bát nước được ông Đặng hà hơi rồi vuốt lên cơ thể, lá thuốc dùng để đắp lên vết thương mà rắn độc vừa cắn.
 
Khi nạn nhân đã qua cơn nguy kịch, ông Đặng sẽ lấy 3 loại lá cây rừng nhai hoặc giã đắp vào vết thương cho khỏi bị nhiễm trùng. Nói về 3 loại lá này, ông Đặng tiết lộ“Lấy ngay ở bờ rào chỗ nào cũng có. Ba thứ lá đó theo tiếng Mường được gọi là lá quả nọc, lá riêng riêng và lá cây giăng”. 
Khi chữa cho trâu bò, ông Đặng kỵ nhất là con vật bị lấm bùn đất hoặc sắp chết, những trường hợp như vậy rất khó để tìm vết thương. Cách chữa cho trâu bò bị rắn cắn cũng tương tự như ở người, tức là phải vuốt nước từ sống lưng xuống chân. 
Thấy chúng tôi chăm chú lắng nghe, vợ ông Đặng nói xen vào: “Mới năm ngoái anh Bùi Văn Thảo chết tím khi mang đến, may mà được ông nhà chữa khỏi”. Ông Đặng góp chuyện: “Nghe đâu anh Thảo đi làm nương, thấy con hổ mang chúa bò trong bụi cỏ nên túm đuôi để bắt. Nhưng bất ngờ đầu rắn vướng vào chiếc quần rách và anh lãnh trọn miếng cắn vào bắp đùi”.    
Thời trai trẻ ông Đặng từng đi bộ đội đóng quân ở Bắc Thái (Bắc Kạn và Thái Nguyên). Có một kỷ niệm mà ông vẫn nhớ như in: “Ngày ấy, tiểu đội hành quân trong rừng. Lúc nghỉ trưa ở bờ suối, đồng chí Hà Mạnh Chiến người ở Nghệ An đi tiểu, bất ngờ con rắn lục cuộn trên cành đớp thẳng khiến cánh tay sưng vù. Do bệnh viện ở xa, không còn cách nào khác nên tôi phải ra tay và cứu được đồng chí Chiến”. 
Đến giờ ông Đặng cũng không nhớ nổi là mình đã chữa cho bao nhiêu người: “Với tôi, nghề này là phải có cái tâm, làm phúc để cứu người chứ không vì danh lợi”. Hàng năm cứ đến ngày lễ tết, những người được ông chữa khỏi lại về thăm ông rồi thắp nhang lên bàn thờ tổ tiên. Nhờ phước được ông cứu sống nên họ luôn coi ông Đặng là người cha của mình.
Nghe người bị rắn độc cắn kể chuyện
Tò mò về phương pháp chữa rắn độc cắn đầy bí ẩn và kỳ lạ này, chúng tôi tìm đến nhà những người đã được ông Đặng chữa khỏi để tìm hiểu. Đầu tiên là gia đình chị Quách Thị Thành có đứa con thứ 2 là Quách Văn Trường được ông chữa khỏi.
Chân dung vị “thần y” Bùi Văn Đặng chữa độc rắn bằng khí công.
Chân dung vị “thần y” Bùi Văn Đặng chữa độc rắn bằng khí công.  
Khi đến nhà, chị Thành đang phơi sắn ở ngoài sân. Thấy tôi nhắc đến chuyện đứa con bị rắn cắn, chị Thành kể: “Hôm ấy khoảng 2h, con tôi đang thả trâu ở vạt rừng sau nhà thì hốt hoảng về nhà kêu bị rắn cắn.”. 
May lúc đó, bà Hiền (hàng xóm) có mặt bảo phải mời ông Đặng ngay, bởi bà cũng có đứa con thứ 4 trong nhà từng bị rắn độc cắn và được ông Đặng chữa khỏi. Chị Thành bàng hoàng nhớ lại: “Khi ông Đặng đến, con tôi đã tím tái một nửa người. Ông Đặng bảo tôi múc một bát nước lã lên, sau đó tôi thấy ông hà hơi đọc chú vào bát nước, rồi ông lấy một nửa bát nước cho cháu uống, nửa còn lại vuốt xuôi lên cơ thể và một hồi sau da con tôi hồng hào lại. Một lúc sau ông Đặng dặn tôi ra vườn hái ba thứ lá mang về giã ra đắp lên vết thương, con tôi đắp đến lần thứ 4 thì khỏi hẳn”. 
Một trường hợp “thập tử nhất sinh” bị rắn cạp nia cắn được ông Đặng cứu sống là anh Bùi Văn Bường ở xóm dưới. Khi nhắc đến chuyện bị rắn cắn, anh Bường vẫn chưa hết run sợ kể lại: “Năm trước tôi bị rắn cạp nia cắn, nọc độc phát tán rất nhanh, chỉ sau mấy phút toàn thân tôi cứng đờ, ngất lịm. May mắn có người hàng xóm biết ông Đặng nên mới gọi đến chữa trị. Sau hơn 30 phút tôi tỉnh dậy, cảm giác đau đớn do rắn cắn dần biến mất. Khi tỉnh lại, tôi chỉ nghe mọi người bảo ông Đặng dùng hơi thổi vào bát nước rồi vuốt cho tôi, đúng là điều thần kỳ”.
Mặc dù đã cứu rất nhiều người thoát khỏi cái chết nhưng ông Đặng không màng đến danh lợi hay ơn huệ gì của ai cả. Khi chúng tôi hỏi đến chuyện trả ơn, ông Đặng cười bảo: “Việc tôi cứu chữa người khỏi độc rắn xuất phát từ cái tâm cứu người. Tổ tiên từ trước đến nay không ai xem nó là nghề mưu sinh, tôi làm việc là chỉ mong muốn cứu người thôi, nhà báo à”.
Theo chị Thành - mẹ của cháu Trường, những người bị nguy kịch khi đến nhà để xin thuốc chữa độc rắn đều được ông Đặng nhiệt tình cứu chữa. Hàng năm, chị cũng chỉ mua một chai rượu hoặc lạng chè, nếu năm nào gia đình có điều kiện thì mang thêm con gà trống dâng lên bàn thờ “thánh sư” thắp hương là ông quý lắm rồi./.

Đọc thêm

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'
(PLVN) - Bộ Y tế và Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số VTV Digital, công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam vừa phối hợp cùng phát động chương trình “Vaccine - Hành trình Miễn dịch” cùng thông điệp “Chia sẻ hiểu biết đúng về Vaccine (Vắc xin) để cùng nhau đi trên hành trình đến ngày mai không dịch bệnh”.

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc
(PLVN) - Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Covid-19 (Vero Cell), Inactivated, được sản xuất tại Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn dược Sinopharm, Trung Quốc, nhằm phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch tại Việt Nam.

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục
(PLVN) - Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, nhức nặng mặt là các dấu hiệu điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Tình trạng bệnh thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi, môi trường khói bụi, không khí ô nhiễm , hoặc tiếp xúc với các yếu tố lạ như lông vật nuôi, phấn hoa,…

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột
(PLVN) - Thực hiện sớm các biện pháp phòng viêm hô hấp cho trẻ là giải pháp chủ động, hiệu quả giúp bảo vệ trẻ trước những tác động xấu từ môi trường, nhất là khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Không những thế, đây còn là giải pháp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong thời điểm dịch bệnh khó khăn như hiện nay.

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới
(PLVN) Bệnh viện C Thái Nguyên tiền thân là Bệnh viện Công ty xây lắp II trực thuộc Bộ Cơ khí luyện kim, từ năm 1988 bệnh viện được chuyển về theo sự quản lý của Sở Y tế Bắc Thái (nay là sở y tế Thái Nguyên). Theo dòng chảy thời gian, trải  qua 32 năm phát triển được sự quan tâm và đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng, sự chú trọng bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ đến nay Bệnh viện C Thái Nguyên đã trưởng thành về mọi mặt và trở thành Bệnh viện Đa khoa hạng I với quy mô 700 giường bệnh, được tổ chức thành 31 khoa, phòng và 610 cán bộ viên chức, người lao động (CBVCLĐ).

5 biện pháp giúp bảo vệ người tiểu đường trước đại dịch

PGS, TS. Đoàn Văn Đệ -  chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết
(PLVN) - Tiểu đường là bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao, nhiều biến chứng mạn tính và đặc biệt dễ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng và khả năng nhiễm Covid-19 cao. Vậy người tiểu đường cần làm gì để bảo vệ mình trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết -  PGS, TS. Đoàn Văn Đệ.

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày
(PLVN) - Trên thị trường hiện nay có hàng loạt các sản phẩm đông dược điều trị bệnh dạ dày nhưng cái tên Sản phẩm vẫn đang tạo nên cơn sốt bởi sở hữu những ưu thế vượt trội. Đặc biệt hiện nay, phiên bản mới của sản phẩm được nâng cấp nhờ công nghệ lõi tân tiến mang đến kết quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất cho người bệnh.

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả
(PLVN) - Tiểu nhiều lần là một trong những rối loạn tiểu tiện phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe người mắc. Để hỗ trợ cải thiện tiểu nhiều lần an toàn, hiệu quả, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu không ngừng và cho ra đời giải pháp từ thiên nhiên mang tên Ích Tiểu Vương.