Văn hóa & Pháp luật

Tết cổ truyền - 'sức mạnh mềm' của văn hóa

Giữ gìn nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền. (Ảnh minh họa)
Giữ gìn nét đẹp văn hóa Tết cổ truyền. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tết Nguyên đán là Tết cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, mang đậm bản sắc dân tộc, trong văn hóa của người Việt Nam. Những ngày Tết dịp để mỗi người được trở về với những giá trị nhân văn sâu sắc trong tâm thức thiêng liêng của mỗi con người…

Thiêng liêng những ngày Tết đến, Xuân về

Tết Nguyên đán hay còn được gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết. Đây là Tết lớn nhất trong năm, diễn ra vào mùa xuân, thời điểm kết thúc một chu kỳ bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông để bước vào một chu kỳ mới, một khởi đầu mới, nên luôn được gửi gắm nhiều ước vọng. Nguyên nghĩa của Tết chính là “tiết”. Thuở xưa, theo chu kỳ canh tác nông nghiệp, một năm thời gian được phân chia thành 24 tiết khí khác nhau và ứng với mỗi tiết khí có một thời khắc “giao thừa”, trong đó tiết khí quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên đán sau này gọi là Tết Nguyên đán.

Theo các nhà nghiên cứu, Nguyên đán (nguyên - cái đầu tiên, khởi đầu; đán là ánh mặt trời mới mọc) có nghĩa là ngày đầu tiên nhìn thấy mặt trời mọc hay còn gọi là buổi rạng đông của sự khởi đầu. Buổi sáng đầu tiên của một năm có ý nghĩa linh thiêng, đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp với những khát vọng, mong ước của con người về năm mới dồi dào sức khoẻ, vạn sự an lành, hanh thông, may mắn. Tết Nguyên đán diễn ra vào đúng giao thời kết thúc mùa đông giá rét chuyển sang mùa xuân khí trời mát mẻ, cây cối đâm chồi nẩy lộc. Và như thế, hàng ngàn năm trước, Tết Nguyên đán hay còn gọi là Tết cổ truyền, “Tết cái” của dân tộc diễn ra trong khoảnh khắc giao mùa, trong sự chuyển vần của vũ trụ.

Với người Việt, Tết vừa gần gũi, vừa linh thiêng. Gần gũi vì Tết là một sinh hoạt văn hóa mỗi năm một lần. Người Việt dù có ở đâu trên thế giới, ngày Tết vẫn luôn hướng về quê hương, tổ tiên, gia đình. Nơi mỗi người dường như như nhìn thấy bản ngã của mình với những bước đường đời từ lúc sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Tết như cánh cửa thời gian khép lại một năm cũ qua đi để đón chào một năm mới với những rộn ràng, bâng khuâng, mong nhớ. Tết cũng là quãng thời gian mà mỗi cá nhân được bồi đắp thêm những tri thức, kinh nghiệm dân gian, phong tục tập quán, những nét đẹp truyền thống lịch sử - văn hóa. Những bài học đạo lý, cách đối nhân xử thế thông qua những trải nghiệm, thực hành văn hóa cùng ông bà, cha mẹ, người thân.

Truyền thống người Việt ngày Tết, trước đây dù kinh tế khó khăn đến mấy thì mỗi gia đình cũng phải có cặp bánh chưng, mâm cơm tươm tất thờ cúng tổ tiên… Và còn đó truyền thống nghĩa cử: Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy.

Tết cũng là dịp mỗi người thắt chặt tình thân, tình bè bạn; được du xuân khám phá cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, trữ tình. nạp thêm cho mình những nguồn năng lượng mới để cống hiến và yêu hơn quê hương, Tổ quốc mình.

Nhắc đến Tết là nhắc đến những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ, những chặng đường gian khó, những kỷ niệm buồn vui, những tháng ngày tươi đẹp của mỗi người, mỗi gia đình, thậm chí là những bước đường lịch sử của dân tộc. Vì thế Tết là sợi dây gắn bó, kết nối giữa quá khứ với hiện tại; là hành trình của thời gian, giúp con người trở về với cội nguồn.

Sự thiêng liêng của Tết cổ truyền thể hiện rõ trong những nghi thức tâm linh mà người Việt sửa soạn, cử hành từ Tết ông Công, ông Táo, đến lễ cúng tất niên, đêm giao thừa, lễ tân niên trong phạm vi gia đình, dòng họ đến những nghi thức tế lễ trời đất, thánh thần, biết ơn Thành hoàng làng và các vị anh hùng có công với dân với nước ở các đình, đền, chùa, am miếu. Trước hương án, trong khói trầm thơm ngào ngạt, tiếng chuông chùa ngân vang, đánh thức miền kí ức xa xưa; khơi dậy những khát vọng của con người về cái thiện, cái đẹp cùng những mong ước, hy vọng vào cuộc sống, tương lai tươi sáng.

Những thực hành sinh hoạt văn hóa của người dân trước Tết (qua quang cảnh của những phiên chợ Tết; không khí sửa soạn, trang hoàng nhà cửa, vệ sinh đường làng ngõ xóm; mọi người quây quần bên bếp lửa hồng nấu bánh chưng xanh…). Và trong những ngày Tết (những nghi thức tâm linh tưởng nhớ, biết ơn tổ tiên, nguồn cội; đi thăm hỏi, chúc tụng ông bà, bố mẹ, người thân; những trò chơi dân gian; cảnh du xuân tấp nập…).

Và hàng trăm lễ hội diễn ra trong và sau Tết ở khắp các miền quê từ thành thị đến nông thôn, miền ngược đến miền xuôi là những biểu hiện sinh động của nền văn hóa giàu bản sắc. Hoà trong không khí, cảnh sắc xuân tươi đẹp, trong cái lất phất của mưa xuân là những bộ trang phục sặc sỡ, là lối chơi Tết, ăn Tết độc đáo của các tộc người đã dệt nên bức tranh xuân đa dạng, phong phú. Trải qua thời gian, những kí ức về Tết, phong vị Tết, hình ảnh Tết ngày càng được bồi đắp thêm những giá trị mới lắng đọng, sâu sắc hơn.

Mỗi người Việt luôn tự hào và có ý thức bảo tồn, phát huy những nét truyền thống văn hóa của Tết Việt. (Phiên chợ ngày Tết - Ảnh minh họa)

Mỗi người Việt luôn tự hào và có ý thức bảo tồn, phát huy những nét truyền thống văn hóa của Tết Việt. (Phiên chợ ngày Tết - Ảnh minh họa)

Tết trường tồn trong tâm thức người Việt

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, năm 2005, Công ước Bảo vệ phát huy sự đa dạng của các biểu đạt của văn hóa do Liên Hợp quốc định nghĩa các quốc gia có chủ quyền về văn hóa (đó là nhấn mạnh việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tránh sự xâm lăng văn hóa). Các quốc gia nhấn mạnh văn hóa là “sức mạnh mềm” của dân tộc. Và Tết cổ truyền chính là “sức mạnh mềm” của văn hóa.

Có thể thấy, trong số 14 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO vinh danh gồm: Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Hát Xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Nghi lễ và trò chơi kéo co, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, Nghệ thuật Bài chòi, Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái, Nghệ thuật Xoè Thái, đều diễn ra trong những ngày hội xuân, thể hiện niềm thành kính, biết ơn nguồn cội, tổ tiên. Tất cả đều phản ánh không khí rộn ràng, tươi vui, đầm ấm của cuộc sống; niềm lạc quan, tin tưởng cũng như mong ước, khát vọng của con người về cuộc sống bình an, hạnh phúc. Và qua thời gian, những thực hành văn hóa của cộng đồng lắng đọng, kết tinh thành di sản độc đáo mang tính đại diện của nhân loại. Điều đó cho thấy những hoạt động vui xuân đón Tết, những lễ hội, trò chơi dân gian truyền thống diễn ra trong những ngày đầu xuân là những biểu hiện sinh động của bản sắc văn hóa dân tộc.

Do đó, ngoài ý nghĩa truyền tải bản sắc văn hóa dân tộc, Tết cổ truyền còn biểu hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng, niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Tết là sự đoàn viên, sum vầy, là yếu tố quan trọng thắt chặt tình đoàn kết; sự gắn bó của cá nhân với gia đình, Tổ quốc, quê hương.

Khi con người lắng đọng, được hoà mình trong không khí mùa xuân, lễ hội, trong không gian của sự thành kính linh thiêng, trong nghĩa tình đồng bào, láng giềng, anh em, bầu bạn; trong không gian của những sắc màu, âm thanh, hình ảnh quen thuộc của phong vị Tết quê nhà, mỗi cá nhân như được tiếp thêm sức mạnh, động lực tinh thần để sống tốt và có ý nghĩa hơn, từ đó có nhiều cống hiến cho xã hội.

Có thể nói, Tết cổ truyền bao chứa những giá trị nhân văn, nhân bản, những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, có tác dụng nuôi dưỡng, khơi dậy những cảm xúc đẹp, thánh thiện trong mỗi người. Và cũng chính không khí Tết thấm đượm tình người đã tiếp thêm nguồn năng lượng, sức mạnh tinh thần để dân tộc vượt qua những khó khăn, trở ngại, bảo vệ và gìn giữ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn phát huy văn hóa Việt Nam, cùng với hệ thống lễ hội, hệ thống lễ Tết ở Việt Nam thể hiện tình cảm cộng đồng dân tộc sâu sắc, nối kết giữa các thế hệ, nối kết giữa quá khứ và hiện tại, giàu ý nghĩa nhân văn và văn hóa Việt. Trải qua bao biến thiên của thời đại, đến nay, Tết Việt đã có nhiều thay đổi. Những thay đổi đó cũng tác động đến suy nghĩ và nhận thức của các thế hệ sau này. Giữ gìn nét đẹp văn hóa của Tết cổ truyền Việt Nam là trách nhiệm không của riêng ai. Bởi vậy, mỗi người dân dù đang sinh sống trên đất nước mình, hay học tập, công tác và định cư ở nước ngoài cần bảo tồn và phát huy những nét truyền thống văn hóa của Tết Việt. Đồng thời, chúng ta cũng cần phê phán, đấu tranh loại bỏ những hủ tục lạc hậu trong dịp Tết Nguyên đán, như: Hoạt động mê tín dị đoan; nạn cờ bạc, rượu chè; các lễ hội phản cảm, tốn kém; các hiện tượng gây mất trật tự an ninh, an toàn xã hội...

Ở góc độ khác, PGS.TS Trần Hữu Sơn cho rằng, dù ngày nay, người ta quan niệm là “nghỉ Tết”, “chơi Tết” chứ không còn là “ăn Tết”. Khi cái ăn, cái mặc không còn là vấn đề quan trọng trong ngày Tết thì người ta hướng đến tinh thần nhiều hơn. Đối với nhiều người hiện nay, Tết không hẳn là dịp trở về quê, hay ăn Tết tại gia mà là dịp để thực hiện những chuyến đi ngắn: Du lịch, đi nghỉ trong nước và ngoài nước, khám phá những vùng đất mới, đi lễ cầu may, đi thăm bè bạn nơi xa...

Thế nhưng, không vì thế vẻ đẹp Tết cổ truyền mất đi. Ngày nay, bắt đầu sau rằm tháng Chạp, rất nhiều hoạt động văn hóa mang tính đặc trưng của ngày Tết đã được mở ra, khơi gợi bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống đương đại, làm cho mọi người càng thêm yêu quê hương, đất nước, càng gắn bó mật thiết với gia đình, với cộng đồng và sống có trách nhiệm hơn với quá khứ, với hiện tại và tương lai của mỗi con người…

Tết Việt không ngừng được giữ gìn và bồi đắp qua hàng ngàn năm lịch sử

Trải qua diễn trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, người Việt cũng như một số dân tộc khác như Mường, Tày, Nùng… qua các thế hệ đã không ngừng giữ gìn, trao truyền và bồi đắp các lớp văn hóa thông qua thực hành sinh hoạt lễ tiết. Tết Nguyên đán trở thành sinh hoạt văn hóa đầu tiên và quan trọng nhất trong một năm của hệ thống lễ hội/lễ tiết Việt Nam. Theo đó, góp phần tô đậm cho bản sắc văn hóa dân tộc, phản ánh một cách sinh động nhất cho tinh thần hòa điệu giữa con người và tự nhiên, theo chu kỳ ứng xử với vận hành vũ trụ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Công đoàn Việt Nam: Phấn đấu thực hiện tốt chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức bộ máy

Công đoàn Việt Nam: Phấn đấu thực hiện tốt chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) - Tại Hội nghị Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam lần thứ 6 (Khoá XIII) diễn ra sáng 13/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã phát động phong trào thi đua yêu nước tới các cấp Công đoàn, đoàn viên và công nhân, viên chức, lao động cả nước.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.
(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Cần đẩy mạnh công tác phòng, chống lao trong trại giam

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn...

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

10 sự kiện, hoạt động công đoàn tiêu biểu năm 2024

10 sự kiện, hoạt động công đoàn tiêu biểu năm 2024
(PLVN) -  Năm 2024 là một năm đặc biệt đối với Công đoàn Việt Nam, đánh dấu kỷ niệm 95 năm thành lập và là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Công đoàn. Các hoạt động nổi bật của tổ chức công đoàn đã không chỉ củng cố niềm tin của người lao động, mà còn khẳng định vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của đoàn viên.

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Gần 3.000 người cao tuổi Hà Nội tham gia Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi

Gần 3.000 người cao tuổi Hà Nội tham gia Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi
(PLVN) -  Sáng 13/12, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, Hà Nội), Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi TP Hà Nội năm 2024 nhằm chào mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024). Sự kiện có sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold.

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Tại sao thí sinh 'lệch' khối thi xã hội?

Những năm gần đây, thí sinh lựa chọn khối ngành xã hội luôn áp đảo khối tự nhiên. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHKHXHNV- ĐHQGHN)

(PLVN) - Năm 2024, hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, chỉ 37% chọn bài thi Khoa học tự nhiên, số học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội cao áp đảo chiếm 63%. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), so với năm 2023, số thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội tăng 7,7% và cao nhất kể từ năm 2017 trở lại đây..