Tập trung nguồn lực hoàn thiện Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc

Tập trung nguồn lực hoàn thiện Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc
PLVN- Chiều 20/1, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực năm 2022. Tham dự và đồng chủ trì Hội nghị có Bộ trưởng Lê Thành Long, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, Cục trưởng Nguyễn Công Khanh.

63/63 tỉnh thành ap dụng Phần mềm hộ tịch điện tử

Theo báo cáo tại Hội nghị, nhìn chung trong năm 2021, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng Cục đã nỗ lực triển khai thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ đúng theo kế hoạch đề ra. Đáng chú ý, về lĩnh vực hộ tịch, Cục đã đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc. Tính đến tháng 12/2021, tất cả cơ quan đăng ký hộ tịch tại 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chính thức áp dụng Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp.

Chú trọng tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký hộ tịch cho người di cư, người dân tộc thiểu số, trẻ em di cư và trẻ em là con của công dân Việt Nam và người nước ngoài tại một số tỉnh thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng biên giới. Về lĩnh vực quốc tịch, Cục đã tổ chức 06 đoàn khảo sát đánh giá tình hình người không quốc tịch, người chưa xác định được quốc tịch; tổ chức 02 lớp tập huấn một số nội dung cơ bản của Quyết định số 402/QĐ-TTg liên quan đến vấn đề quốc tịch và hộ tịch và hướng dẫn việc sử dụng biểu mẫu rà soát cho cán bộ, công chức làm công tác liên quan thuộc Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và công chức Tư pháp – hộ tịch…

Trong năm 2021, Bộ Tư pháp cũng đã trình Chủ tịch nước giải quyết 4.472 hồ sơ liên quan đến lĩnh vực quốc tịch, giảm 275 hồ sơ so với năm 2020; thực hiện việc tra cứu quốc tịch cho hơn 2.278 trường hợp để làm cơ sở cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, cấp Hộ chiếu Việt Nam (tăng 1.185 trường hợp, tương đương 108% so với cùng kỳ năm 2020).

Về lĩnh vực chứng thực, Cục đã xây dựng, chỉnh lý và hoàn thiện Báo cáo tổng kết 06 năm thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch và các văn bản hướng dẫn thi hành; xây dựng, chỉnh lý hoàn thiện tài liệu tập huấn nghiệp vụ chứng thực và tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức các Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp của các địa phương…

Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Nguyễn Công Khanh.

Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Nguyễn Công Khanh.

Trong năm 2022, Cục sẽ tập trung nguồn lực triển khai Dự án đầu tư công về xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, bảo đảm sớm đi vào vận hành đồng bộ với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, bảo đảm sớm đi vào vận hành đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân sư, tạo cơ sở để mở rộng phạm vi thực hiện đăng ký hộ tịch trực tuyến, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Đẩy mạnh chuyển đổi số

Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành; đẩy mạnh thực hiện nghiệm vụ của Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch; hoàn thiện, đổi mới hệ thống cơ quan làm công tác đăng ký, thống kê hộ tịch theo hướng tinh giản, gọn nhe, phục vụ tốt yêu cầu của người dân.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho công chức làm công tác hộ tịch; tiếp tục hướng dẫn triển khai, quán triệt việc thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch và các văn bản hướng dẫn thi hành…

Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Biểu dương các kết quả đạt được, Bộ trưởng Lê Thành Long đề cao các hoạt động trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực được triển khai đồng bộ, hiệu quả, tạo thuận lợi cho người dân. Nhất là tất cả cơ quan đăng ký hộ tịch trên cả nước đã chính thức áp dụng Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp; linh hoạt, chủ động đơn giản hoá một số thủ tục hành chính; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc về chuyên môn, nghiệp vụ cho Sở Tư pháp các địa phương…

Nêu một số vướng mắc trong năm qua, Bộ trưởng đề nghị thời gian tới, trong bối cảnh chưa kiểm soát được dịch bệnh Covid-19, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực cần tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong năm 2021 để kịp thời hướng dẫn các cấp chính quyền địa phương xử lý các vấn đề xảy ra liên quan đến hộ tịch, không để đứt đoạn, vướng mắc.

Tập trung nguồn lực, triển khai Dự án đầu tư công về xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc sớm đi vào vận hành đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; báo cáo lãnh đạo các địa phương cho phép số hoá các giấy tờ bằng văn bản trong lĩnh vực này; kịp thời cấp số định danh cá nhân. Đồng thời đề nghị Bộ công an lưu tâm, chỉ đạo Công an địa phương phối hợp cùng với cán bộ hộ tịch – tư pháp chỉnh lý lại các sai lệch số liệu; thống nhất có buổi làm việc giữa lãnh đạo hai Bộ để làm rõ hơn về các vấn đề này.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Lê Thành Long lưu ý tăng cường thanh tra chuyên ngành; đảm bảo trình độ, tiêu chuẩn của công chức tư pháp – hộ tịch theo yêu cầu của pháp luật; cân nhắc việc luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác của đội ngũ thực hiện công tác hộ tịch… Bộ trưởng yêu cầu chuẩn bị kỹ lưỡng để giải quyết công văn, giấy tờ liên quan đến thôi/nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an xử lý vấn đề quốc tịch của người di cư tự do từ Campuchia về nước trên cơ sở đảm bảo tính chất chính trị, pháp lý.

Ngoài ra, tăng cường công tác thanh tra, đột xuất kiểm tra tại các địa phương, kịp thời chấn chỉnh, giải đáp thắc mắc, phối hợp với Cục Bổ trợ Tư pháp để sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng, Luật Chứng thực…

Đọc thêm

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng
(PLVN) -  Hầu hết các ý kiến đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”, do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27/3/2025 đều cho rằng, để quản lý tốt nhất sàn giao dịch tài sản mã hóa, cần liên kết với tài khoản ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013: Nghiên cứu kỹ lưỡng khi thiết lập bộ máy hành chính mới

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. (Ảnh: trong bài: PV)
(PLVN) - Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. Quá trình cải cách này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, vừa duy trì hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.

Nữ giảng viên người dân tộc Khmer nỗ lực đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Cô Hữu Kim Ly, giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau.
(PLVN) - Tại Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, mỗi khi nhắc đến cô Hữu Kim Ly, mọi người đều ấn tượng với trình độ chuyên môn và sự tâm huyết, trách nhiệm của một nữ giảng viên tiêu biểu . Đ ặc biệt , không chỉ đưa kiến thức pháp luật, nghiệp vụ đến cho học viên, mà còn tích cực đưa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số
(PLVN) - Các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư của công dân Việt Nam trong kỷ nguyên số, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

Luật Thủ đô 2024 - Kỳ 3: Để triển khai hiệu quả, cần sự đồng lòng của chính quyền, người dân và doanh nghiệp

TS. Mạc Quốc Anh.
(PLVN) - Ngày 1/1/2025 Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực. Văn bản pháp luật này được kỳ vọng tạo ra một khung pháp lý vững chắc nhằm giúp Hà Nội phát triển bứt phá, xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - công nghệ của cả nước. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và những nội dung mới của luật, PLVN đã có buổi trao đổi với TS. Mạc Quốc Anh - Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp (DN); Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội.

Quy định hạn chế về quyền quyết định số con không còn phù hợp

Quy định hạn chế về quyền quyết định số con không còn phù hợp
(PLVN) -  Chiều 25/3, tại trụ sở Bộ Tư pháp, chủ trì hội đồng thẩm định Hồ sơ xây dựng Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của pháp lệnh dân số , Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định Nguyễn Thị Hạnh , Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính y êu cầu cơ quan soạn thảo cần tính đến các cơ chế dài hạn, có tầm nhìn xa, dự báo xu hướng sinh sản, đồng thời xây dựng chính sách gắn kết mức sinh với chất lượng dân số .

Sở Tư pháp tỉnh Hủa Phăn thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La

Hai đoàn công tác ký kết biên bản làm việc.
(PLVN) - Ngày 25/3, bà Phu Hương Phổm Mạ Văn, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào làm Trưởng đoàn đã thăm, trao đổi và học tập kinh nghiệm công tác tư pháp, công tác thi hành án dân sự tại tỉnh Sơn La. Tiếp và làm việc với Đoàn có lãnh đạo Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự tỉnh.