Tăng tính nhân đạo trong chính sách hình sự

(PLO) - Từ lâu, trong chính sách hình sự của nước ta vẫn tồn tại quan điểm coi trừng trị là mục đích đầu tiên, cao nhất của hình phạt, từ đó dẫn đến khốc liệt hóa hệ thống hình phạt cũng như áp dụng hình phạt trên thực tế. Tuy nhiên, những năm gần đây, chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong việc xử lý người phạm tội đã được đề cao, thể hiện trên nhiều khía cạnh.
Nghiên cứu sửa đổi Bộ luật Hình sự (BLHS) lần này, Bộ Tư pháp đề xuất tăng cường tính hướng thiện, giáo dục con người lầm lỗi trở thành người có ích cho xã hội.
Những năm gần đây, chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong việc xử lý người phạm tội đã được đề cao. Ảnh minh họa
 Những năm gần đây, chính sách nhân đạo
của Đảng và Nhà nước trong việc xử lý người phạm tội
đã được đề cao. Ảnh minh họa
Giảm phạt tù, mở rộng phạt tiền
Bộ Tư pháp cho rằng, tính nhân đạo trong chính sách hình sự được thể hiện trước hết ở việc giảm nhẹ các hình phạt có tính hà khắc đối với người phạm tội, giảm bớt hình phạt tù đối với người phạm tội. Theo đó, muốn giảm khả năng áp dụng các hình phạt tù thì cần nghiên cứu điều chỉnh theo hướng hình phạt tù chủ yếu áp dụng đối với các tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; đối với các tội phạm nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng, chỉ nên áp dụng khi xét thấy nếu để người phạm tội ở ngoài xã hội sẽ còn gây hại cho xã hội; đối với những trường hợp còn lại thì xem xét áp dụng các hình phạt không phải là tước tự do. Như vậy, cần nghiên cứu loại bỏ khả năng áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với các tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng với lỗi vô ý. 
Bên cạnh đó, cần đồng thời quy định theo hướng mở rộng khả năng áp dụng hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ; nghiên cứu mở rộng khả năng áp dụng hình phạt tiền đối với các nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm xâm phạm an toàn, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm xâm phạm sở hữu. Mặt khác, nghiên cứu sửa đổi quy định của BLHS về hình phạt cải tạo không giam giữ theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng và tăng tính cưỡng chế của loại hình phạt này.
Nguyên Chánh tòa Hình sự TANDTC Đinh Văn Quế thận trọng cho rằng, cần nghiên cứu xem chỉ giảm đối với loại tội phạm nào, còn tội phạm nào không thể giảm, thậm chí không áp dụng các hình phạt không mang tính giam giữ như đối với tội phạm về tham nhũng, các tội phạm có tính chất xã hội đen, các băng nhóm tổ chức phạm tội… Ngoài ra, ông Quế kiến nghị nghiên cứu bỏ chế định án treo hoặc không áp dụng án treo đối với các tội phạm về tham nhũng và các tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Bổ sung chế định tha tù trước hạn có điều kiện
Cũng theo Bộ Tư pháp, cần nghiên cứu bổ sung chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện, với mục đích chủ yếu là để sớm đưa người chưa thành niên bị kết án phạt tù trở về với cộng đồng. Không những thế, nghiên cứu bổ sung thêm quy định về xóa án tích đối với trường hợp phạm nhiều tội, trong đó có tội thuộc nhóm đương nhiên được xóa án tích và có cả tội thuộc nhóm xóa án tích theo quyết định của Tòa án; xóa án tích đối với người bị kết án tù chung thân, tử hình khi được ân giảm… 
Bên cạnh đó, BLHS cần có quy định xác định rõ việc ưu tiên áp dụng quy định bắt buộc miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) cho bị can, bị cáo trong trường hợp họ thỏa mãn các điều kiện và cần quy định cụ thể, rõ ràng các điều kiện được miễn TNHS, nhất là đối với các trường hợp “có thể” được miễn cũng như nghiên cứu mở rộng hơn nữa các trường hợp được miễn TNHS.
Đồng tình với việc bổ sung chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện để sớm đưa người chưa thành niên bị kết án phạt tù trở về với cộng đồng, chuyên gia Nguyễn Quốc Việt nhận định đây là một chủ trương lớn, mang tính nhân văn sâu sắc. 
Tuy nhiên, để chủ trương này thành hiện thực, theo ông Việt, phải nghiên cứu thật thấu đáo, “nếu không muốn nói là có một đề án thật cụ thể” mọi khía cạnh của vấn đề, từ điều kiện tha tù trước thời hạn đến việc có nơi tiếp nhận sau khi ra tù để chứng tỏ sự cải tạo tiến bộ, có cơ chế giám sát theo dõi người đó trở về với cộng đồng…
Ông Quế phân tích thêm, thực tiễn nhiều trường hợp không thuộc trường hợp chuyển biến tình hình, cũng không do thay đổi quy định của pháp luật nhưng vẫn được miễn TNHS với lý do đã bồi thường thiệt hại, có nhân thân tốt, khai báo thành khẩn. Vì vậy, BLHS sửa đổi vẫn cần quy định trường hợp được miễn TNHS và có thể được miễn TNHS. 
Có điều, nên nghiên cứu trường hợp nào BLHS hiện hành quy định “có thể” song cần quy định “được miễn”, đồng thời có thể mở rộng thêm các trường hợp cần được miễn TNHS hoặc có thể được miễn TNHS như trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc đối với tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý.

Đọc thêm

Tham vấn chính sách - tiếp cận “từ sớm, từ xa” đối với các chính sách do Chính phủ quyết định

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh tiếp thu giải trình về dự thảo Luật. (Ảnh Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Báo cáo làm rõ hơn một số vấn đề lớn liên quan đến dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) được nhiều đại biểu Quốc hội góp ý trong phiên thảo luận tại hội trường chiều 13/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, việc bổ sung các quy định về tham vấn chính sách giúp các đối tượng liên quan tiếp cận “từ sớm, từ xa” đối với các chính sách do Chính phủ quyết định.

Chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sẽ nâng lên

Quang cảnh phiên thảo luận về dự án Luật chiều 13/2 (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Chiều 13/2, thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với những nội dung mới, được sửa đổi, bổ sung lần này tại dự Luật và cho rằng những quy định mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong thời gian tới.

Thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng phát biểu thảo luận. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, việc triển khai Nghị quyết 18 mới đang là bước đầu, còn một số nhiệm vụ cần triển khai trong năm 2025 và trong nhiệm kỳ tới. Nhưng trước mắt phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp, trong đó có quy định về số lượng cấp ủy, ban thường vụ các cấp.

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt: Người chép sử bằng bút lông trên hành trình dặm dài đất nước

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt (Ảnh: Thanh Hiệp)
(PLVN) - Họa sĩ Đặng Ái Việt nguyên là phóng viên báo Phụ nữ Giải phóng trong kháng chiến chống Mỹ. Là một chiến sĩ, nghệ sĩ, bà thấu hiểu sự mất mát, đau thương do chiến tranh gây nên và càng trân trọng hơn sự hy sinh của những người Mẹ Việt Nam anh hùng. Mong muốn tri ân, trả “nợ đời, nợ nghiệp, nợ cố nhân”, bà đã thực hiện cuộc hành trình vẽ chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Khát vọng dở dang và đợi chờ một phép màu đến với Thư ký thi hành án Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển

Dù đang tạm dừng công việc nhưng có dịp, anh Hiển (phái trái) vẫn ghé cơ quan trò chuyện, chia sẻ cùng đồng nghiệp để nguôi nỗi nhớ nghề.
(PLVN) - Hơn 5 tháng trôi qua cũng là quãng thời gian anh Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển – Thư ký Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP Đà Lạt , Lâm Đồng sống trong bóng tối khi đôi mắt bỗng d ư ng bị mù. Điều đáng khâm phục là tinh thần lạc quan, khát vọng cống hiến vẫn tràn trề trong khối óc con tim người cán bộ thi hành án ấy. Anh luôn tin tưởng đôi mắt sẽ sáng trở lại để sớm quay lại với công việc, hoàn thành những ước mơ dang dở .

Rút gọn quy trình, phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy

Các đại biểu QH rất quan tâm đến Dự án Luật Ban hành VBQPPl (sửa đổi)
(PLVN) - Ngày 12/2, ngay sau Phiên khai mạc, Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV đã nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại các Tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi, một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật.

Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

Các đại biểu dự phiên làm việc chiều 12/2. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc ban hành Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, qua đó xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, tránh khoảng trống pháp luật, bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước và toàn xã hội…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: “Luật làm luật” sẽ tác động đến cả hệ thống pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
(PLVN) - Một trong 4 dự án Luật quan trọng sẽ được Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 12/2 thảo luận và thông qua là dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) , một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh về dự án Luật này.

Quy trình xây dựng, ban hành văn bản có thể rút gọn từ 22 xuống 10 tháng

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách gồm 4 bước cơ bản, trên cơ sở chính sách được thông qua thì sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình gồm 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Với quy trình này, có thể rút ngắn thời gian ban hành luật có thể từ 22 xuống 10 tháng.