Tăng cường vai trò của Tòa án trong bảo vệ môi trường

(PLO) - Trong 2 ngày 13 – 14/12, TANDTC Việt Nam đã đăng cai và phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á tổ chức Hội nghị bàn tròn Chánh án các nước ASEAN lần thứ tư. Vai trò của Toà án trong bảo vệ môi trường là chủ đề “nóng” được Hội nghị quan tâm, chia sẻ.
Các Thẩm phán chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị bàn tròn lần thứ tư
Các Thẩm phán chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị bàn tròn lần thứ tư
Vấn đề hợp tác khu vực về môi trường đã được xem xét từ Hội nghị bàn tròn lần thứ hai diễn ra năm 2012 và tại Hội nghị bàn tròn lần thứ ba, các quốc gia đều cho rằng phải xây dựng Kế hoạch hành động đối với vấn đề này. 
Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (TANDTC Việt Nam) Ngô Cường cho biết, trước Hội nghị bàn tròn lần thứ tư đã diễn ra Cuộc họp Nhóm Thẩm phán chuyên trách về môi trường. Cuộc họp Nhóm Thẩm phán chuyên trách đề xuất các nước chưa lập Nhóm Thẩm phán chuyên trách ở cấp quốc gia thì tiến hành thành lập; đồng thời các nước trong khu vực ASEAN nên chia sẻ các văn bản pháp luật về môi trường trên trang web của Mạng lưới Thẩm phán ASEAN cũng như tổ chức hội thảo chung cho các thành viên Nhóm Thẩm phán.
Tham dự Hội nghị lần này, Thẩm phán Takdir Rahmadi (Tòa Dân sự, Tòa án Tối cao Indonesia) hoàn toàn ủng hộ ý tưởng xây dựng Kế hoạch hành động. Indonesia cũng thực hiện chương trình cấp chứng chỉ luật môi trường theo Tuyên bố chung Jakarta và mong muốn tiến tới thành lập Nhóm Thẩm phán chuyên trách ASEAN về môi trường. 
Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình thì khẳng định trong bối cảnh hiện nay, Tòa án với chức năng và nhiệm vụ của mình; đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường. “Các nước trong khu vực đang nỗ lực phát triển hệ thống tư pháp để giải quyết tốt các tranh chấp về môi trường, qua đó ngày càng có nhiều đóng góp nhiều hơn cho việc bảo vệ môi trường và những nỗ lực ấy sẽ được phát huy, tạo thành một sự cộng hưởng lớn có sức lan tỏa mạnh mẽ không chỉ trong phạm vi khu vực mà còn trên cả thế giới” – ông Bình tin tưởng.
Cần mạnh tay với tội phạm về môi trường là quan điểm khi xét xử của các Thẩm phán các nước ASEAN. Tại Malaysia, mặc dù có những quy định miễn trừ cho người bản địa nhưng Tòa án Malaysia luôn đưa ra những bản án nghiêm khắc đối với loại tội phạm môi trường, nhất là những hành vi vi phạm hoạt động bảo vệ động vật hoang dã. 
Tuy vậy, Thẩm phán Richar Malanjum (Chánh án Tòa án cấp cao khu vực Sabah và Sarawak, Malaysia) vẫn tâm niệm, việc truy tố hành vi vi phạm không phải là giải pháp triệt để, thay vào đó cần tuyên truyền, giải thích pháp luật cho người dân và hỗ trợ họ để có thể có giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả nhất.
Ở nước ta cũng đưa ra nhiều chính sách để bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng, trong đó có cả chính sách hình sự đối với các hành vi xâm phạm tài nguyên rừng. Thẩm phán Lê Văn Minh (Viện trưởng Viện Khoa học xét xử, TANDTC) chia sẻ, Việt Nam quy định trong Bộ luật Hình sự một số loại tội phạm liên quan đến phá hoại, khai thác, vận chuyển buôn bán gỗ trái phép. 
Trong thời gian qua, cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam đã điều tra, truy tố và xét xử hàng nghìn vụ án hình sự về loại tội phạm này. Đây là một trong những nỗ lực của Việt Nam nhằm trừng trị tội phạm xâm phạm tài nguyên rừng nói riêng, tội phạm về môi trường nói chung. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Nhiều khó khăn, thi hành án vẫn tăng gần 10.088 tỷ đồng

Nhiều khó khăn, thi hành án vẫn tăng gần 10.088 tỷ đồng

(PLVN) -Trong bối cảnh số việc, số tiền phải thi hành đều tăng so với cùng kỳ năm 2024, nhiều vụ việc giá trị phải thi hành án đặc biệt lớn, nhiều vướng mắc phát sinh.. nhưng 6 tháng đầu năm 2025 toàn Hệ thống Thi hành án dân sự đã khắc phục khó khăn, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt để duy trì ổn định kết quả thi hành án, trong đó, kết quả thi hành xong về tiền tăng cả về giá trị tuyệt đối và tỷ lệ thi hành.

Đọc thêm

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật Ban hành VBQPPL vào cuộc sống

Quang cảnh phiên làm việc thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19/2 tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có Văn bản số 1240/UBTVQH15-PLTP về việc triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2025. Trong đó, yêu cầu các cơ quan khẩn trương tổ chức quán triệt, phổ biến các quy định mới của Luật, thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật vào cuộc sống

Tiếp tục tham mưu, hoàn thiện pháp luật theo định hướng tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 31/3, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì buổi làm việc vs các đơn vị về báo cáo lãnh đạo Chính phủ về hoàn thiện pháp luật do sắp xếp cơ quan địa phương 2 cấp và triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú cùng tham dự buổi làm việc.

Ông Trần Văn Triều - Người giữ cho đời một phần “công bằng”, tử tế

Ông Trần Văn Triều, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Lao động TP HCM, hiện là Chủ tịch Hội Luật Gia Quận 12 TP HCM, ông cho biết, sẽ tiếp thực hiện con đường “đồng hành” hỗ trợ pháp lý cho những người lao động yếu thế.
(PLVN) - Không dễ để thuyết phục ông Trần Văn Triều chia sẻ . Vị cán bộ vừa khép lại đúng 40 năm công tác, trong đó có hơn 17 năm gắn bó với công tác Công đoàn và người lao động (Liên đoàn Lao động TP HCM và Trung tâm Tư vấn pháp luật), chỉ cười nhẹ: “Tôi chỉ làm đúng phần việc của mình thôi, có gì đáng để viết đâu.” Chỉ đến khi nhắc về những người lao động từng được ông âm thầm hỗ trợ, ông mới chậm rãi nhận lời - k hông để kể thành tích, mà để nhìn lại những ký ức đậm dấu chân công lý mà ông đã bền bỉ đi qua.

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.