Tấn bi kịch của cha đẻ bom nguyên tử Trung Quốc

Dương Chấn Ninh và cô vợ trẻ hơn ông 54 tuổi
Dương Chấn Ninh và cô vợ trẻ hơn ông 54 tuổi
(PLO) -Năm 1979, trong một lần thử nghiệm, quả bom được thả từ trên máy bay xuống đất nhưng không thấy xuất hiện đám mây nấm (tức bom không nổ). Để xác định nguyên nhân thất bại, phải đến nơi bom rơi xuống tìm mảnh vỡ và một số bộ phận quan trọng. 

Các nhân viên cấp dưới xin đi, nhưng Đặng Gia Tiên nói: “Không ai được đi, để tôi đi. Các anh có đi cũng không tìm được mà lại bị nhiễm xạ, Tôi làm, tôi biết”, rồi ông lên xe jeep tự mình phóng tới hiện trường – nơi ông biết là mảnh đất chết chóc - để tìm mảnh vỡ của bom, mang về để xác định nguyên nhân. Chính vì  thế, ông đã bị nhiễm phóng xạ nghiêm trọng. 

Nhiễm phóng xạ tại hiện trường

Về sau khi làm rõ nguyên nhân bom không nổ do khi rơi xuống, dù hãm quả bom không mở, Đặng Gia Tiên mới yên tâm. Khi ông về nhà, bà Hứa Lộc Hy – một giáo sư y khoa hay tin chồng nhặt mảnh vỡ bom, hoảng hồn bắt ông đi kiểm tra thì tìm thấy trong nước tiểu của ông có chất phóng xạ, gan và tủy xương đều bị tổn hại vì bị nhiễm xạ nghiêm trọng.

Tuy vậy, Đặng Gia Tiên vẫn kiên quyết quay trở lại căn cứ thử nghiệm, giành làm những công việc khó khăn nguy hiểm nhất. 

Từ năm 1980, Đặng Gia Tiên đột nhiên suy lão rất nhanh do bị nhiễm xạ, năm 1985, ông phải rời căn cứ thử nghiệm Lop Nur về Bắc Kinh vào nằm viện quân y 301 vì các bác sĩ phát hiện ông đã mắc chứng ung thư nan y.

Biết mình bị ung thư, ông nói với vợ và các đồng nghiệp: “Tôi biết sẽ có ngày này, nhưng không ngờ nó đến nhanh thế!”. Tháng 6/1986, Dương Chấn Ninh vào viện thăm Đặng Gia Tiên, có chụp một bức ảnh.

Bức ảnh đó là lưu niệm về cuộc gặp mặt cuối cùng giữa họ, Nhìn kỹ, người ta thấy trên khóe miệng Đặng Gia Tiên có một vệt máu chưa được lau sạch. Bà Hứa Lộc Hy về sau tiết lộ: Khi đó cơ thể ông xuất huyết liên tục ở mọi chỗ, không thể nào cầm máu được.

Đặng Gia Tiên và vợ con năm 1958
Đặng Gia Tiên và vợ con năm 1958

Ngay khi đang nằm trên giường bệnh, Đặng Gia Tiên vẫn không quên quan tâm sự nghiệp phát triển vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Ông cùng đồng nghiệp Vu Mẫn làm được một việc quan trọng là khởi thảo thư kiến nghị, nội dung chỉ rõ: Trình độ lý luận của các cường quốc hạt nhân đã tiếp cận giới hạn cuối cùng, đã đạt tới trình độ mô phỏng trên máy tính, không nên tiếp tục phát triển thêm nữa.

Vì vậy có thể dùng cách hạn chế thử nghiệm của người khác để duy trì địa vị cường quốc hạt nhân của Trung Quốc. Đó được coi là ý kiến mang tầm nhìn xa của Đặng Gia Tiên. Sau đó 10 năm, cuối cùng Trung Quốc đã đạt được trình độ mô phỏng trong phòng thí nghiệm trước khi chấm dứt hoàn toàn các cuộc thử nghiệm hạt nhân.

Ngày 29/7/1986, Đặng Gia Tiên trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 62. Câu trăng trối cuối cùng của ông trước lúc lâm chung là “Đừng để người ta đi trước mình quá xa”. Đúng 10 năm sau, ngày 29/7/1996, kỉ niệm 10 năm ngày Đặng Gia Tiên qua đời, Trung Quốc đã tiến hành vụ thử hạt nhân cuối cùng rồi ngày hôm sau, họ tuyên bố trước thế giới: tạm chấm dứt mọi vụ thử nghiệm hạt nhân.

Tình bạn và những tấn bi kịch

Nhiều năm sau khi ông Đặng Gia Tiên qua đời, nhiều điều bí mật trong cuộc đời ông mới được người ta biết đến qua lời kể lại của vợ ông - Giáo sư y khoa Hứa Lộc Hy.

Đặng Gia Tiên và Dương Chấn Ninh là những bạn đồng hương An Huy. Cha họ, ông Đặng Dĩ Trập và Dương Vũ chỉnh hình đều là giáo sư Đại học Thanh Hoa, Đặng dạy lịch sử mỹ thuật, Dương dạy toán. Nhà riêng của họ cũng ở cạnh nhau: số 9 và 11khu Tây Thanh Hoa. Bà mẹ hai người cũng là những bậc “hiền thê lương mẫu”, quan hệ hai nhà rất tốt.

Dương Chấn Ninh sinh năm 1922. Đặng Gia Tiên ít hơn 2 tuổi, nhưng chơi rất thân với nhau. Hai người cùng học Đại học Tây Nam nhưng Dương Chấn Ninh học trước 3 lớp, Đặng Gia Tiên luôn coi là đại ca.

Đặng Gia Tiên (phải) và Dương Chấn Ninh thời du học ở Mỹ
Đặng Gia Tiên (phải) và Dương Chấn Ninh thời du học ở Mỹ

Năm 1947, khi Đặng Gia Tiên sang Mỹ du học bằng tiền công, khi đó Dương Chấn Ninh đang học ĐH Chicago, học phí rất đắt, ông giúp bạn liên hệ vào học trường Purdue University ở gần đó để hai người tiện qua lại.

Ngày 29/8/1950, Đặng Gia Tiên nhận bằng Tiến sĩ về nước, Dương Chấn Ninh đến chia tay. Từ đó hai người rất lâu không liên hệ với nhau. Tháng 10/1964, sau khi Trung Quốc thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên, báo chí Mỹ đưa tên những người tham gia nghiên cứu.

Mặc dù báo tiếng Anh đăng tên phiên âm nhưng Dương Chấn Ninh đoán ngay một người là Đặng Gia Tiên. Về sau, bà Hứa hỏi ông: “Sao anh biết ngay đó là nhà tôi”. Dương đáp: “CIA không thể bịa ra cái tên đồng âm với Đặng Gia Tiên được”.

Năm 1971, khi Dương Chấn Ninh lần đầu được mời về Trung Quốc khi quan hệ Mỹ - Trung bước vào thời kỳ hòa dịu; sau khi đến Thượng Hải ông có ghi ra danh sách những bạn bè ông muốn gặp, người đầu tiên là Đặng Gia Tiên.

Bà Hứa Lộc Hy kể: khi đó, “Bè lũ 4 tên” có kế hoạch loại bỏ hết những người nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân. Những người trẻ tuổi bị đàn áp thê thảm, những người trung thực, có công lao lớn đều bị gán cho là đặc vụ, rất nhiều người chịu tai vạ. Hồi đó có khẩu hiệu: “Kẻ nào biết tiếng Anh là gián điệp Mỹ, biết tiếng Nga là đặc vụ Liên Xô”.

Tiền Tấn, một chuyên gia có nhiều cống hiến trong chế tạo bom bị tra tấn dã man nhằm buộc ông  nhận là đặc vụ, nhưng ông kiên quyết không chịu nên đã bị đánh chết tươi. Sau khi diệt hết những người trẻ thì đến lượt lớp già ở tầng lớp cao.

Do không thể tới Bắc Kinh để làm, họ đã lập kế điều Đặng Gia Tiên đến “Căn cứ 221” ở tận vùng Thanh Hải xa xôi hẻo lánh để tổ chức cho binh lính và công nhân đấu tố ông; lý do đưa ra là có hai lần thử nghiệm không đạt hiệu quả như dự tính, họ định nắm lấy sai sót trong thử nghiệm khoa học để kết tội, mục đích là trừ khử Đặng Gia Tiên.

Giữa lúc nguy khốn đó, Dương Chấn Ninh về nước và yêu cầu gặp Đặng Gia Tiên. Chu Ân Lai liền ra lệnh đưa Đặng Gia Tiên về Bắc Kinh nên ông đã may mắn được cứu sống. Bà Hứa Lộc Hy cho rằng: “Trời Phật đã sắp đặt để Dương Chấn Ninh cứu sống Đặng Gia Tiên”. Năm 1990, khi bà sang Mỹ, gặp Dương Chấn Ninh, khi nói chuyện có nhắc lại vụ đó, ông kinh ngạc: “Có chuyện như thế sao?”.

Bà Hứa Lộc Hy, vợ ông Đặng Gia Tiên
 Bà Hứa Lộc Hy, vợ ông Đặng Gia Tiên

Đặng Gia Tiên và Dương Chấn Ninh là đồng hương, bạn thân, cùng sang Mỹ du học; nhưng về sau hai người chọn hai lối đi hoàn toàn khác nhau. Trong khi Đặng Gia Tiên về nước để giúp Trung Quốc phát triển vũ khí hạt nhân, cuối cùng chết trẻ vì nhiễm phóng xạ; thì Dương Chấn Ninh chọn cách ở lại Mỹ, đoạt giải Nobel vật lý năm 1957, cuối đời mới về Trung Quốc hưởng cuộc sống sung sướng nhàn hạ bên cô vợ Ông Phàm trẻ hơn 54 tuổi.

Chính vì vậy, trên báo chí Trung Quốc đã xuất hiện những ý kiến coi Dương Chấn Ninh là “kẻ bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa”. Họ cho rằng: Dương Chấn Ninh bất trung vì khi đất nước khó khăn đã gia nhập quốc tịch Mỹ, người cha ra sức khuyên ngăn cũng không nghe, không chịu về nước phục vụ.

Dương bất hiếu bởi vào quốc tịch Mỹ, vì điều này mà người cha ông ta cho đến chết vẫn không chịu tha thứ. Nói Dương bất nhân bởi khi đất nước giàu có mới kết hợp với một trường đại học (Thanh Hoa) để tự tâng bốc bản thân, về nước để dưỡng già, nhưng từ khi về nước chỉ đi đây đi đó tuyên truyền cho bản thân, không chịu làm điều gì thiết thực.

Dương Chấn Ninh bất nghĩa bởi đã lấy cắp thành tựu nghiên cứu của Lý Chính Đạo. Sau khi giành giải Nobel còn xuất bản sách nói xấu Lý Chính Đạo dẫn đến việc Lý Chính Đạo tuyên bố từ mặt bạn. Sau khi bà Maria Curie vừa qua đời đã tìm cách cướp đoạt công lao của bà…/.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.