“Tái sinh” Luật Phá sản

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Ủy ban Kinh tế Quốc hội, TANDTC và Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM vừa phối hợp tổ chức hội thảo lấy ý kiến về một số nội dung của Dự án Luật Phá sản (sửa đổi lần 2).
Chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản?
Luật Phá sản 2004 gồm 9 chương, 95 điều. Sau 9 năm thực hiện luật này, cả nước chỉ có 83 doanh nghiệp được “khai tử”. Điều này cho thấy Luật Phá sản 2004 vẫn còn quá nhiều bất cập. Ngày 26/11/2011, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết xây dựng Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) và TANDTC được giao trách nhiệm chủ trì thực hiện. 
Theo đó, Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi lần 1) bổ sung 3 chương, sửa đổi 73 điều, bổ sung 44 điều luật mới, dự kiến trình Quốc hội thông qua vào tháng 10/2013. Nhưng khi lấy ý kiến góp ý thì Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi lần 1) vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, mâu thuẫn và thiếu tính khả thi. Do đó, Ban soạn thảo đã tiếp thu các ý kiến nhằm chỉnh lý và tiếp tục tổ chức lấy ý kiến để hoàn thiện luật.
Cụ thể, Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi lần 2) có 14 chương, 131 điều về cơ bản sửa đổi, bổ sung toàn bộ không giữ lại điều luật nào của Luật Phá sản 2004. Tuy nhiên, tại hội thảo ngày 3/3 tại TP.HCM, các đại biểu vẫn chỉ ra nhiều mâu thuẫn, chưa hoàn chỉnh của Dự thảo Luật Phá sản đã chỉnh lý này. 
Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM) chỉ ra: “Tại Khoản 1 Điều 15 Dự thảo dẫn chiếu, “quyền và nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 13 của Luật này”, nhưng Điều 13 lại quy định “nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên”, không liên quan gì đến người tham gia thủ tục phá sản. 
Tương tự, tại các Điều 16, 23, 29, 30, 40 Dự thảo cũng dẫn chiếu sai điều luật. Ngoài ra, Dự thảo quy định: “Lệ phí phá sản, tạm ứng phí phá sản và phí phá sản theo quy định của pháp luật” nhưng không nêu cụ thể là quy định nào vì hiện nay luật chưa có quy định nào về các loại phí, lệ phí này.
Bên cạnh đó, Dự thảo Luật lần này cũng cho phép chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ đến hạn trong thời hạn 3 tháng (kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu). 
Theo ông Trần Văn Sự (nguyên Phó Chánh án TAND TP.HCM), việc không thanh toán các khoản nợ đến hạn không phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và không đồng nghĩa với việc phá sản. “Đã từng có chủ nợ chỉ vì đòi 30 triệu đồng không được đã nộp đơn yêu cầu một doanh nghiệp phá sản, trong khi tài sản doanh nghiệp này còn rất nhiều. Do đó, căn cứ xác định một doanh nghiệp phá sản phải dựa vào báo cáo tài chính, bảng cân đối tài sản và công nợ trên vốn sở hữu” – ông Sự nêu ý kiến. 
Sẽ có “người quản lý tài sản phá sản”?!
Đối với quy định về người quản lý tài sản phá sản (NQLTSPS) thay thế cho tổ quản lý, thanh lý tài sản (quy định trong Luật Phá sản 2004 - bộc lộ nhiều bất cập) được đánh giá là một điểm mới có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan điểm tranh luận, như về danh xưng gọi là NQLTSPS hay quản tài viên, NQLTSPS chịu trách nhiệm tập thể hay cá nhân, chỉ định NQLTSPS, ai là người cuối cùng có thẩm quyền chỉ định NQLTSPS.
Đặc biệt, nhiều ý kiến lo ngại khi NQLTSPS có quá nhiều quyền, liên quan đến tài sản của doanh nghiệp nhưng Dự thảo lại quy định quá đơn giản. Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM) đánh giá, theo quy định của Dự thảo, NQLTSPS được xem là một nghề mới nhưng Dự thảo không quy định điều kiện xem xét cấp chứng chỉ hành nghề, trong khi để đảm đương được nhiệm vụ thì người này phải đòi hỏi có kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ cao. Vì vậy, Luật sư Hậu đề nghị quy định thêm điều kiện: “3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp”. 
Về vấn đề này, ông Trần Văn Sự cũng băn khoăn: “Doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản rồi thì lấy đâu ra tiền để thuê NQLTSPS. Đồng thời Dự thảo Luật quy định: NQLTSPS phải thực hiện rất nhiều việc để tiến hành phá sản một doanh nghiệp nhưng lại không quy định chế tài nếu họ không thực hiện nhiệm vụ thì xử lý ra sao?”. 
Chánh Tòa Kinh tế TAND TP.HCM Phan Gia Quý cũng e ngại: “Quy định NQLTSPS được đại diện cho doanh nghiệp khi đơn vị này không có người đại diện hợp pháp sẽ khó thực hiện khi không có ủy quyền của doanh nghiệp, chẳng hạn như trong trường hợp người đại diện pháp luật bỏ về nước (doanh nghiệp có vốn nước ngoài)”… 
Kết luận hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết sẽ tiếp thụ tất cả các ý kiến, tiếp tục tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi để hoàn chỉnh Dự thảo Luật.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon: Cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon
(PLVN) - Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, vì thế việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để thu hút và bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn, hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải có những bước cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế.

Bảo vệ nhà đầu tư và minh bạch tài chính: Nền tảng pháp lý cho Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí LongNguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính)
(PLVN) -Trong tiến trình hội nhập sâu rộng với kinh tế toàn cầu, việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) không chỉ là mục tiêu chiến lược mà còn là bước đi tất yếu nhằm thu hút dòng vốn chất lượng cao, nâng tầm vị thế quốc gia trên bản đồ tài chính thế giới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và nâng cao chuẩn mực minh bạch tài chính là yêu cầu cấp thiết, đóng vai trò then chốt trong việc kiến tạo niềm tin và thu hút nguồn lực quốc tế.

TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam có lợi thế của “người đi sau” khi xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong
(PLVN) -Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam

Khuyến nghị mô hình Trung tâm tài chính quốc tế cho Việt Nam

Quang cảnh Hội thảo Trung tâm tài chính quốc tế.
(PLVN) - Thế giới có hàng trăm trung tâm tài chính nhưng chỉ có 21 trung tâm tài chính quốc tế. Trong đó, có các trung tâm đã ra đời khoảng vài chục năm nhưng cũng có trung tâm chỉ mới xuất hiện khoảng 10 năm nay. Việt Nam nên đi theo mô hình nào là nội dung được đề cập trong Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và vai trò của hệ thống ngân hàng trong xây dựng Trung tâm tài chính” được tổ chức hôm qua - 16/4.

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh Trần Phương Hồng: "Nghề nghiệp gắn với cuộc đời mình"

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh Trần Phương Hồng
(PLVN) - “Nhiều năm làm nghề, tôi từng có thông tin đồng nghiệp bị chống đối trong quá trình thi hành công vụ dẫn đến tai nạn thương tâm. Còn bị lăng mạ, chửi bới là chuyện thường xuyên xảy ra đối với lực lượng thi hành án dân sự (THADS). Làm nghề này có vất vả, có hiểm nguy nhưng cũng có nhiều kỷ niệm không thể quên. Bây giờ nếu cho tôi được chọn lại, tôi cũng vẫn sẽ chọn nghề thi hành án - nghề nghiệp gắn với cuộc đời mình”

Bảo đảm khung pháp lý vững chắc cho Trung tâm tài chính quốc tế

 Luật sư Nguyễn Hưng Quang.
(PLVN) -  Chúng ta đang tập trung và rốt ráo xúc tiến xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam, với những hướng đi rất cụ thể và các ưu đãi đặc biệt cho việc thu hút và vận hành có hiệu quả Trung tâm. Là người có nhiều kinh nghiệm và rất quan tâm đến việc làm này, Luật sư (LS) Nguyễn Hưng Quang - Trưởng Văn phòng LS NHQuang & Cộng sự (Đoàn LS TP Hà Nội) đã có những chia sẻ với PLVN.

Dự án Luật Tương trợ Tư pháp về dân sự: Tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về tương trợ Tư pháp

Quang cảnh phiên họp chiều 15/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) -  Chiều 15/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về 4 dự án: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ Tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ Tư pháp về hình sự.

Báo Pháp Luật Việt Nam trao tặng mái ấm Tư pháp cho 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh

Báo Pháp Luật Việt Nam trao tặng mái ấm Tư pháp cho 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh

(PLVN) - Trong những ngày giữa tháng Tư đầy nắng, tại Hà Tĩnh, ba mái ấm mới đã kịp hoàn thiện, mang theo hơi ấm của tình người, của sẻ chia. Ba mái ấm này là sản phẩm do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với một số đơn vị và Công ty cổ phần MBN Jupiter mang đến tặng 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh.

THADS tỉnh Hải Dương linh hoạt, chủ động trong thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ

Các cơ quan THADS tỉnh Hải Dương tổ chức cưỡng chế thành công 48 trường hợp trong 6 tháng đầu năm 2025
(PLVN) - Trong bối cảnh, các cơ quan, đơn vị phải sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; thực hiện chủ trương sáp nhập một số tỉnh, bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị cấp xã , gắn với nhiệm vụ chuẩn bị phục vụ Đại hội Đảng các cấp... các cơ quan THADS của tỉnh Hải Dương đã có nhiều giải pháp linh hoạt, chủ động để đảm bảo thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.

Hội thảo bàn về vấn đề văn hóa tuân thủ pháp luật

Hội thảo bàn về “văn hóa tuân thủ pháp luật” do Cục PBGDPL&TGPL tổ chức.
(PLVN) - Làm thế nào để mọi người cảm thấy pháp luật là một điểm tựa, luôn tin tưởng tự giác chấp hành; cần làm gì để tuân thủ pháp luật trở thành nét văn hóa trong đời sống xã hội… là nội dung được đưa ra phân tích, thảo luận tại Hội thảo “Bàn về thuật ngữ, nội hàm, tiêu chí đánh giá, đo lường văn hóa tuân thủ pháp luật” do Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (PBGDPL&TGPL, Bộ Tư pháp) tổ chức ngày 14/4 tại TP HCM.

Niềm tin vào “cuộc cách mạng” tinh gọn

Quang cảnh khai mạc Phiên họp thứ 44.
(PLVN) -  Những ngày này, cả nước đang hối hả thực hiện “cuộc cách mạng” thực hiện chủ trương tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị. Thời gian đã rất gấp gáp, khối lượng công việc khổng lồ, nên sự tin tưởng tuyệt đối chấp hành các đường lối, chủ trương, sự phối hợp nhịp nhàng, sự nỗ lực quyết tâm là vô cùng quan trọng.

Kinh nghiệm quốc tế: Trung tâm tài chính quốc tế Thượng Hải: Doanh thu năm 2024 đạt 3.650 nghìn tỷ nhân dân tệ

Khung cảnh về đêm của Trung tâm tài chính Thượng Hải. (Ảnh: VCG)
(PLVN) - Thượng Hải - cái nôi của ngành công nghiệp tài chính hiện đại của Trung Quốc, đang khẳng định tên tuổi của mình là một trong những trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) top 10 thế giới. Năm 2024, tổng doanh thu của thị trường tài chính Thượng Hải đạt 3.650 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Chiến dịch số hóa hộ tịch tại Nghệ An – Bài 2: Không chỉ là số hóa, mà là một cuộc chuyển mình

Số hóa hộ tịch giúp các cán bộ tư pháp giảm áp lực công việc, hạn chế các sai sót như khi xử lý trên hồ sơ giấy.
(PLVN) - Không còn là những xếp hàng dài chờ đợi, không còn những lần lặn lội đi – về chỉ vì thiếu một tờ giấy, chiến dịch số hóa hộ tịch ở Nghệ An đang mở ra một chương mới cho nền hành chính công – nơi người dân trở thành trung tâm của sự phục vụ. Dưới bàn tay cần mẫn của những cán bộ tư pháp, từng dữ liệu hộ tịch được “sống dậy” trong không gian số, kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, góp phần định hình một chính quyền số gần dân, hiểu dân và hành động vì dân.

Chiến dịch 30 ngày đêm số hóa hộ tịch tại Nghệ An - Bài 1: Quyết tâm vượt khó hoàn thành nhiệm vụ

Chiến dịch 30 ngày đêm số hóa dữ liệu hộ tịch tại Nghệ An là một bước tiến lớn trong công cuộc hiện đại hóa hành chính công.
(PLVN) -  Sâu trong những trụ sở xã vùng cao, dưới ánh đèn muộn và đường truyền Internet chập chờn, có những con người miệt mài chuyển từng dòng thông tin hộ tịch từ trang giấy cũ sang nền tảng số. Chiến dịch số hóa 30 ngày đêm tại Nghệ An không chỉ là cuộc vận động hành chính quy mô lớn – mà là bước tiến đầy nhân văn của ngành Tư pháp, nơi mỗi cán bộ học cách đi nhanh, làm kỹ và đặt lợi ích người dân làm trung tâm.

Việt Nam sẵn sàng hành động để xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

Đà Nẵng sẽ trở thành một trong hai trung tâm tài chính quốc tế của Việt Nam
(PLVN) - Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 (Mục V.5) được Đại hội XIII của Đảng thông qua đã giao nhiệm vụ: “Thúc đẩy phát triển TP Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT)”. Những ngày đầu tiên của năm 2025, Việt Nam đã tuyên bố với thế giới rằng chúng ta đã hành động, chúng ta hiểu những việc cần làm và với nguồn lực, trí tuệ và bản lĩnh của người Việt Nam trong nước, ngoài nước và Việt Nam sẽ đạt được điều mình muốn.