Tái hiện không gian chợ quê xưa tại Bạc Liêu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều 3/2, UBND thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, tổ chức khai mạc Hội Xuân với chủ đề “Chợ quê ngày Tết”. Hội Xuân diễn ra đến 28 Tết, kéo dài hơn 1 ngày so với những năm trước.
Bà Đỗ Ái Lam - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Bạc Liêu tặng hoa cho các thành viên Ban giám khảo.

Bà Đỗ Ái Lam - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Bạc Liêu tặng hoa cho các thành viên Ban giám khảo.

Hội Xuân năm nay quy tụ 22 gian hàng của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố, đặc biệt có sự tham gia của Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu.

Trong khuôn khổ Hội Xuân, thành phố Bạc Liêu tổ chức các hoạt động tái hiện nếp sinh hoạt xưa của người dân Nam bộ mỗi khi đón Tết cổ truyền như: gói bánh tét, làm bánh dân gian, trang trí bàn thờ Tổ quốc kết hợp mâm ngũ quả; thi vẽ tranh.

Chương trình còn một số hoạt động vui chơi, giải trí như: Liên hoan Đờn ca tài tử, nhảy dân vũ, Hiphop, múa sạp, trò chơi dân gian, thi đấu cờ tướng…, góp phần tạo thêm sinh khí vui tươi, phấn khởi nhân dịp Tết đến, Xuân về.

Với không gian được trang trí kỳ công, hội tụ đủ nét đẹp Tết Việt vừa cổ truyền, vừa hiện đại; nhiều tiểu cảnh trang trí rực rỡ, kết hợp giữa linh vật Rồng trên Đường hoa với những nét đẹp đồng quê, thành thị hài hòa, Hội Xuân thể hiện nét đẹp mùa xuân trên quê hương của mọi miền Tổ quốc.

Bà Đỗ Ái Lam - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Bạc Liêu tặng hoa và cám ơn các doanh nghiệp, nhà tài trợ.

Bà Đỗ Ái Lam - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Bạc Liêu tặng hoa và cám ơn các doanh nghiệp, nhà tài trợ.

Phát biểu tại lễ khai mạc Hội Xuân, bà Đỗ Ái Lam - Phó Chủ tịch UBND thành phố Bạc Liêu cho biết: "Hội Xuân lần này cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh của thành phố Bạc Liêu đến với khách du lịch, mang đến cho Nhân dân và du khách nhiều trải nghiệm mới. Không gian Hội Xuân vừa mang hơi ấm của quê hương, thân quen, gần gũi, vừa có nét hiện đại của một đô thị trẻ, năng động, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều du khách đến thưởng lãm, chụp ảnh lưu niệm... Chợ quê ngày Tết diễn ra với rất nhiều hoạt động phong phú mang đậm bản sắc dân tộc, tái hiện khung cảnh chợ Tết xưa, vừa mộc mạc, bình dị nhưng lại rất nhộn nhịp, vui tươi".

Đại diện mạnh thường quân trao lãnh đạo địa phương bảng tượng trưng hỗ trợ hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP Bạc Liêu vui Xuân đón Tết.

Đại diện mạnh thường quân trao lãnh đạo địa phương bảng tượng trưng hỗ trợ hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP Bạc Liêu vui Xuân đón Tết.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu và TP Bạc Liêu cắt băng khai mạc Hội Xuân “Chợ quê ngày Tết” 2024.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu và TP Bạc Liêu cắt băng khai mạc Hội Xuân “Chợ quê ngày Tết” 2024.

Dịp này, thành phố Bạc Liêu đã vận động doanh nghiệp trao 150 suất quà cho hộ dân có hoàn cảnh khó khăn. Phần quà tuy không lớn về giá trị vật chất nhưng thể hiện sự quan tâm, tình cảm, tinh thần tương thân, tương ái, cũng như sự sẻ chia của các mạnh thường quân với mong muốn các hộ gia đình được đón một mùa xuân vui tươi, ấm áp.

Hình ảnh lễ khai mạc Hội xuân “Chợ quê ngày Tết” tại Bạc Liêu:

Tiểu cảnh bánh tét, bánh chưng - những loại bánh không thể thiếu trong gia đình người Việt khi Tết đến xuân về.

Tiểu cảnh bánh tét, bánh chưng - những loại bánh không thể thiếu trong gia đình người Việt khi Tết đến xuân về.

Du khách chụp ảnh tại 3 bình hoa biểu tượng sự đoàn kết, sức mạnh - "Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".

Du khách chụp ảnh tại 3 bình hoa biểu tượng sự đoàn kết, sức mạnh - "Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".

Hình ảnh thể hiện mong muốn, năm mới kinh tế thành phố Bạc Liêu phát triển mạnh.

Hình ảnh thể hiện mong muốn, năm mới kinh tế thành phố Bạc Liêu phát triển mạnh.

Tiểu cảnh biểu tượng Nhà hát 3 nón lá (bên trái là khu nhà Công tử Bạc Liêu, bên phải là Nhà hát Cao Văn Lầu, đồng thời thể hiện 3 dân tộc cùng sinh sống tại Bạc Liêu: Kinh - Hoa – Khmer.

Tiểu cảnh biểu tượng Nhà hát 3 nón lá (bên trái là khu nhà Công tử Bạc Liêu, bên phải là Nhà hát Cao Văn Lầu, đồng thời thể hiện 3 dân tộc cùng sinh sống tại Bạc Liêu: Kinh - Hoa – Khmer.

Nhiều tiểu cảnh trang trí rực rỡ kết hợp nét đẹp đồng quê sông nước tại "Chợ quê ngày Tết".

Nhiều tiểu cảnh trang trí rực rỡ kết hợp nét đẹp đồng quê sông nước tại "Chợ quê ngày Tết".

Tiểu cảnh về đất nước và biển đảo quê hương với biểu tượng năm Giáp Thìn 2024.

Tiểu cảnh về đất nước và biển đảo quê hương với biểu tượng năm Giáp Thìn 2024.

Linh vật rồng được làm từ 130 chiếc lồng đèn, phần đầu dài 1,7m và phần thân dài 82m; lồng đèn tròn làm thân rồng có đường kính 1m.

Linh vật rồng được làm từ 130 chiếc lồng đèn, phần đầu dài 1,7m và phần thân dài 82m; lồng đèn tròn làm thân rồng có đường kính 1m.

Tin cùng chuyên mục

Một số món ăn đặc trưng của mùa thu Hà Nội đang dần bị thất truyền. (Nguồn: Travellive)

Phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô: Cần bảo tồn, lưu giữ tinh hoa ẩm thực mùa thu Hà Nội

(PLVN) - Mùa thu Hà Nội không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn nức tiếng với những món ăn truyền thống hấp dẫn. Đây là một trong những thế mạnh để Hà Nội khai thác trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay có một số “đặc sản” mùa thu Hà Nội đang dần bị mai một.

Đọc thêm

Trùng tu di tích - Cần có khung khổ pháp lý chặt chẽ

Hình ảnh Chùa Cầu ở Hội An trước và sau trùng tu. (Ảnh: SGTT)
(PLVN) - Hiện nay, do yếu tố thời gian, nhiều di tích ở các địa phương có hiện tượng xuống cấp cần được trùng tu. Tuy nhiên, việc trùng tu để bảo đảm di tích giữ nguyên giá trị kiến trúc, thẩm mỹ, tăng khả năng di tích chống đỡ lại tác động của thời gian là không hề đơn giản.

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)
(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Làng nghề làm lồng đèn thời số hóa

Nghệ nhân đang tỉ mẩn làm nên chiếc lồng đèn Trung thu. (Ảnh: Q.A)
(PLVN) - Tồn tại qua nhiều thập kỷ, làng nghề lồng đèn lớn nhất khu vực miền Nam Phú Bình đã trải qua một thời kỳ rất hưng thịnh. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của xã hội và thị trường, làng nghề đã không còn những ngày vàng son thuở trước...

Rộn ràng hương sắc truyền thống chuẩn bị đón Trung thu

Nét đẹp văn hóa truyền thống đang được lan tỏa trong mỗi dịp Trung thu. (Ảnh minh họa - Nguồn: ST)
(PLVN) - Mặc dù còn hai tuần nữa mới đến Trung thu, nhưng hiện tại, ở nhiều tỉnh, thành phố đã treo đèn kết hoa chuẩn bị cho dịp lễ truyền thống. Các hoạt động kéo dài từ đầu tháng 9 cho đến hết ngày 17/9 (rằm Trung thu) hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm văn hóa dân gian thú vị, thu hút người dân đến khám phá, tham quan.

Dâng hương, thượng cờ Khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ.
(PLVN) - Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).

Khám phá Lễ hội mừng cơm mới tại Ngọc Chiến

Trải nghiệm làm cốm tại Ngọc Chiến.
(PLVN) - Ngày 29/8, đông đảo người dân và du khách trên khắp mọi miền tấp nập đổ về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tham quan, khám phá, trải nghiệm Lễ hội mừng cơm mới, tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui tươi, sôi động ở "miền quê cổ tích" này.

Nâng tầm giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn du khách mỗi lần đặt chân đến Huế.
(PLVN) - Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Mới đây, UBND TP Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa để không bị “lãng quên”

Tháp Hòa Lai (thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, tuy nhiên, Khu di tích này đang bị xuống cấp.
(PLVN) - Với bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, Việt Nam có hàng nghìn di tích lịch sử nằm ở nhiều tỉnh, địa phương trên cả nước. Hiện nay, có không ít các di tích đang bị đe dọa bởi thiên nhiên và những mặt trái của sự phát triển xã hội. Nếu không được tu bổ, sửa chữa kịp thời những di tích này có khả năng “biến mất”.