Sứ mệnh nhà báo

Ảnh minh họa từ internet
Ảnh minh họa từ internet
(PLO) - Không có một quy định cụ thể nào trong văn bản pháp luật cũng như quy tắc đạo đức nghề nghiệp mà là tổng hòa của chức năng, nhiệm vụ, lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà báo thì cũng như sứ mệnh thầy thuốc là cứu người, thầy giáo là trồng người, sứ mệnh mặc định của nhà báo là đảm bảo, duy trì, đại diện một trong những quyền cơ bản của con người: tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin.

Không ai khác, chính các nhà báo là người tạo nên công luận, biến một sự kiện ít người biết thành nhiều người biết, sự việc đơn lẻ thành đại chúng, tạo nên làn sóng dư luận và sức mạnh công luận. Quá trình để làm nên một sự kiện báo chí từ những sự việc xảy ra trong cuộc sống là sự tìm tòi, phát hiện, điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu và viết bài.

Bài viết là sự tập trung trí tuệ, kinh nghiệm nghề nghiệp, sự hiểu biết, thể hiện nhãn quan cũng như cái tâm, cái tầm của người cầm bút. Sự lay động sâu xa và sức lan tỏa nhân văn mà bài báo tạo nên trong lòng độc giả có thể làm thay đổi các định kiến sai lầm, tư tưởng lạc hậu hoặc suy nghĩ lạc điệu, từ đó mà làm vững bền sợi dây kết nối xã hội, sự đồng thuận và góp phần không nhỏ cho sự tiến bộ xã hội.

Tất cả những điều này có chung một điểm xuất phát là bắt đầu và kết thúc là sự trung thực: Đưa tin chính xác, phê phán đúng chỗ, ca ngợi hay lên án đều không thiên vị, thể hiện chính kiến không nửa vời, mọi tác động không thể bẻ cong ngòi bút, sai lệch bàn phím. Đó là bản lĩnh nghề nghiệp.

Chúng ta thường ví đội ngũ báo chí như các chiến sỹ trên mặt trận. Điều này chính xác khi cùng chung một khẩu hiệu: “Tổ quốc là trên hết!”. Nhà báo phụng sự Tổ quốc thì sứ mệnh của mình mới trở nên cao cả. Tổ quốc bao gồm đất nước, dân tộc, đồng bào,những cộng đồng dân cư lớn nhỏ, từ mảnh đất ta sốngđến chủ quyền đất nước, biển đảo bao la. Hiểu được điều này, việc định hướng ngòi bút không còn khó khăn, ta biết rõ “viết vì ai, cho ai đọc và để làm gì”. Cái tâm nhà báo và bản lĩnh nghề nghiệp cũng hình thành từ đấy.

“Bút sắc, lòng trong, tâm sáng” chẳng phải chỉ là câu chúc cửa miệng đối với nhà báo mà đó là tiêu chí phấn đấu, điều tâm niệm và hội tụ đầy đủ những phẩm chất cơ bản của người làm báo.Có lẽ niềm tự hào chính đáng nhất cho những người làm báo là mình đại diện và thực thi những quyền cơ bản của con người trong lĩnh vực ngôn luận, thông tin để góp phần xây dựng đất nước phát triển, xã hội ngày một tươi đẹp hơn.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.